MỤC LỤC BÀI VIẾT
Các bé thường sợ hãi và giật mình khi có tiếng động lớn hay sự thay đổi đột ngột. Nguyên nhân là do một trong những phản xạ nguyên thuỷ của bé - giật mình hay phản xạ Moro. Phản xạ này thường xảy ra khi bé cảm thấy bất an.
Dù bị giật mình khi ngủ cũng chỉ là một phản xạ bình thường và tự nhiên, việc giấc ngủ của trẻ thường xuyên bị gián đoạn khiến con không ngủ ngon giấc cũng khiến bố mẹ không khỏi lo lắng. Bài viết dưới đây của Huggies sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về việc trẻ giật mình khi ngủ và đưa ra một số phương pháp giúp bố mẹ cải thiện tình trạng trên.
Nguyên nhân bé ngủ hay giật mình
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay giật mình khi ngủ, trong đó bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẽ giúp bố mẹ xác định được cách cải thiện giấc ngủ cho con hiệu quả.
Nguyên nhân sinh lý
- Phản xạ tự nhiên
- Nỗi sợ, ám ảnh một điều gì đó. Có thể do bẩm sinh, di truyền, hoặc ảnh hưởng từ ba mẹ và gia đình. Những sợ hãi thường gặp ở bé:
- Đang được đặt vào nôi mà ba mẹ lại bỏ đi đâu đột ngột. Đa số bé cần thời gian chuyển tiếp từ lúc rời khỏi tay ba mẹ đến lúc ngủ hẳn. Một số bé không thích ở một mình và luôn muốn có ba mẹ bên cạnh khi ngủ.
- Chó, mèo hay chim. Ngay cả những con gia cầm hiền lành mà di chuyển đột ngột cũng có thể làm bé sợ hãi.
- Nhiều bé có thể sợ hải khi thay đồ hoặc khi không mặc đồ, kéo chiếc áo qua mặt, hay những chuyển động bất thường như bị ẵm đột ngột.
- Tác động bất chợt từ môi trường bên ngoài:
- Tiếng ồn trong nhà như máy xay thực phẩm, máy hút bụi, tiếng dội toilet hoặc tiếng máy rửa chén. Tiếng nổ máy xe, tiếng hụ còi trên đường, tiếng máy bay hay tiếng sấm sét.
- Tiếng đồ chơi, tiếng sập cửa hay bất cứ gì đột ngột.
Nguyên nhân bệnh lý
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Trẻ có các vấn đề về thần kinh, rối loạn thần kinh bẩm sinh
- Thiếu canxi cũng có thể khiến trẻ rướn người và giật mình khi ngủ
- Biểu hiện của một số bệnh như viêm họng, viêm tai giữa..
- Trẻ đang mắc bệnh như bệnh tim, thiếu máu…
Tác hại của việc bé thường xuyên giật mình khi ngủ
Dù đây chỉ là một phản xạ tự nhiên, nếu tình trạng trẻ bị giật mình khi ngủ xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể gây ra một số tác hại đến sức khỏe của trẻ. Một số hệ lụy có thể kể đến như:
- Trẻ chậm phát triển về cân nặng và chiều cao
- Sự phát triển của não bộ bị ảnh hưởng khiến trẻ học hỏi kém
- Trẻ bị ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa
- Nguy cơ ức chế hô hấp, ngưng thở và đột tử cao
Tham khảo: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cải thiện tình trạng ngủ hay giật mình ở bé
Đối với những nguyên nhân sinh lý như nỗi sợ, lo lắng, đa số các bé sẽ dần thoát khỏi chúng mà không cần ba mẹ can thiệp. Một số lưu ý ba mẹ cần nhớ nhằm giúp con vượt qua nỗi sợ:
- Mỗi khi dỗ bé, cần nhẹ nhàng và trấn an bé. Các bé cảm thấy sợ thì sẽ khó ngủ. Bé luôn cần cảm thấy an toàn trước khi bắt đầu ngủ.
- Trấn an bé bằng những câu nói tích cực cho biết bé ổn, bạn luôn ở bên cạnh. Vậy là đủ để bé cảm giác an toàn.
- Sự cảm thông từ ba mẹ là cảm xúc nuôi dưỡng hiệu quả. Các bé cần cảm giác được yêu thương mỗi ngày và được ba mẹ hiểu mình.
- Không nên ép bé đối diện với nỗi sợ hãi của bé. Cách này là dành cho người lớn hoặc trẻ lớn, những người có thể suy nghĩ lý luận logic rồi. Các bé thì không đủ khả năng kết nối với thế giới bên ngoài cho đến lúc 3 tuổi đâu.
- Nên cho bé thêm thời gian và cả không gian. Bạn có thể giúp bé bình tĩnh. Cố gắng đừng để việc bé sợ hãi ảnh hưởng bạn.
Tham khảo: Những gợi ý để bé có giấc ngủ ngon
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chuẩn bị cho con một không gian ngủ yên tĩnh, cách xa những nơi diễn ra nhiều hoạt động như nhà bếp, phòng khách nhằm hạn chế những tiếng ồn bất chợt.
Nhiệt độ phòng cũng là một yếu tố quan trọng, bố mẹ không nên để phòng quá lạnh hoặc quá nóng. Cạnh nơi ngủ của bé bố mẹ có thể đặt gối ôm hoặc thú bông mềm, nhẹ để chặn người trẻ và giúp trẻ có cảm giác an toàn, ấm áp.
Đồng thời, hạn chế di chuyển trẻ khi ngủ, do điều này cũng có thể khiến con bị giật mình.
Nếu tình trạng giật mình khi ngủ kéo dài kèm theo quấy khóc, hoặc trẻ có thêm những dấu hiệu bệnh lý khác, bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nhằm tìm phương pháp điều trị hợp lý cho con
Mẹ cũng có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề giấc ngủ của trẻ, hoặc nhận được sư tư vấn khi gửi các thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé về Góc chuyên gia Huggies nhé!