Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Biểu hiện ngôn ngữ của bé

Biểu hiện ngôn ngữ của trẻ

Làm cha mẹ đôi khi chăm sóc trẻ sẽ cảm thấy rất khó khăn để hiểu những suy nghĩ và mong muốn của trẻ khi trẻ chưa biết nói. Để giúp cha mẹ có thể hiểu trẻ hơn, ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ đã ra đời và mang lại rất nhiều lợi ích.

Trẻ con luôn luôn tìm cách nào đó để truyền tải ý muốn của chúng. Từ trước khi trẻ được sinh ra, trẻ giao tiếp thông qua cử động và phản ứng trước kích thích từ bên ngoài. Khi nghe thấy tiếng nói của cha mẹ hay một đoạn nhạc quen thuộc, thậm chí tiếng chó sủa bé cũng sẽ đá hoặc đạp trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh muốn sự tương tác từ thời điểm trẻ có thể cử động và không bị cách biệt với thế giới bên ngoài.

Vì vậy, sau khi sinh, trẻ tiếp tục sự tương tác bằng cách khóc, cử động chân tay, nhìn chằm chằm và cố gắng tập trung bằng đôi mắt. Nhưng trước khi trẻ có thể tập nói và nói được rõ ràng, trẻ có thể thấy thất vọng trong nỗ lực truyền tải thông tin. Trẻ biết những gì trẻ muốn, nhưng để cha mẹ có thể hiểu được cần có sự thấu hiểu lẫn nhau. Bố mẹ hãy cùng Huggies tìm hiểu về ngôn ngữ ký hiệu của trẻ nhé!

Ngôn ngữ ký hiệu của trẻ là gì?

Những người ủng hộ việc áp dụng ngôn ngữ ký hiệu của trẻ cho rằng kỹ thuật này là phương tiện giúp trẻ chưa biết nói giao tiếp với cha mẹ và người chăm sóc. Với các  kỹ năng đã được xây dựng cho cộng đồng người khiếm thính, cha mẹ có thể dạy cho trẻ sơ sinh truyền đạt những gì trẻ muốn bằng cách sử dụng bàn tay của trẻ. Ngược lại, các bậc cha mẹ sử dụng giọng nói, khuôn mặt và bàn tay của mình để truyền đạt lại. Về cơ bản, ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ được xây dựng nhằm giúp trẻ sơ sinh sử dụng các kỹ năng theo bản năng để giúp cha mẹ hiểu trẻ.

Có thể bắt đầu dạy trẻ học khi trẻ bao nhiêu tuổi?

Không có yêu cầu nhất định về độ tuổi tốt nhất để bắt đầu dạy trẻ học ký hiệu. Phần lớn chương trình khuyên rằng không nên áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì giai đoạn đó, trẻ em không kiểm soát được nhiều các cử động tay. Từ sáu đến chín tháng được xem là thời gian tốt nhất để bắt đầu dạy trẻ. Nếu cha mẹ muốn dạy trẻ sớm hơn cũng không có hại gì, nhưng không nên để trẻ cảm thấy miễn cưỡng.

Thu hút sự chú ý của trẻ và giữ sự chú ý đó trong mười giây là một sự khởi đầu tốt và là một trong những dấu hiệu rằng trẻ đã sẵn sàng.

Nhưng trước đó, cha mẹ có thể có những bước chuẩn bị bằng cách tiếp nhận những dấu hiệu hoặc tín hiệu của trẻ về những gì trẻ muốn. Âm vực và âm thanh của trẻ khi khóc, nét mặt của trẻ, cách trẻ cử động hoặc trả lời cha mẹ là những cách mà trẻ giao tiếp. Cha mẹ cần có thời gian để nắm bắt được các dấu hiệu này và không phải lúc nào cũng nhìn thấy.

Những lợi ích của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của trẻ

Những người ủng hộviệc áp dụng ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ cho rằng điều này rất có lợi. Có một số lợi ích chung như sau:

  • Tăng cường giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ. Thông thường, ban đầu cha mẹ có thể mất thời gian và công sức vào việc học ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ. Nếu cha mẹ thấy rằng việc này có lợi và họ có thể nhớ cách áp dụng thì họ có thể áp dụng với những đứa trẻ sau này.
  • Ngôn ngữ ký hiệu của trẻ tạo ra một công cụ truyền đạt những gì trẻ muốn trước khi trẻ biết nói và trước khi các kỹ năng ngôn ngữ đã phát triển đầy đủ.
  • Điều này có thể giảm sự thất vọng cho trẻ khi trẻ không thể giao tiếp vì còn quá nhỏ.
  • Ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ giúp xây dựng lòng tin và lòng tự trọng. Khi trẻ cảm thấy cha mẹ đang cố gắng để hiểu trẻ, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn.
  • Giúp quá trình chuyển tiếp đến giai đoạn tập nói dễ dàng hơn. Ký hiệu của trẻ tạo ra sự chuyển tiếp tự nhiên và dễ dàng hơn để trẻ tập nói vì vậy với những trẻ đã quen thuộc với ký hiệu sẽ cảm thấy có động lực hơn để học nói.
  • Về lợi ích lâu dài, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng được. Khi một đứa trẻ học nói và có thể sử dụng từ ngữ để truyền đạt những gì trẻ muốn, ngôn ngữ ký hiệu sẽ không còn hiệu quả. Mặc dù những lợi ích của việc tăng cường sự tương tác là suốt đời. Những trẻ có khả năng kết nối cảm xúc mạnh thông qua tương tác với cha mẹ, có xu hướng cảm thấy an toàn hơn khi lớn lên.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;