Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Sữa công thức là gì? Tiêu chí chọn sữa, cách pha và bảo quản

Sữa bột/ sữa công thức

Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong trường hợp người mẹ không thể hoặc không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, sữa công thức sẽ là phương pháp thay thế hoặc bổ sung tối ưu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sữa với những nguồn gốc, thành phần khác nhau. Bài viết của Huggies sẽ cung cấp cho mẹ các tiêu chí chọn sữa cũng như cách pha, cách bảo quản!

1. Sữa công thức là gì?

Dù sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trong một số trường hợp nhất định khi mẹ không thể cho con bú hoặc sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con thì sữa công thức là một giải pháp an toàn.

Sữa công thức là một loại sữa được nghiên cứu kỹ lưỡng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Tất cả sữa công thức đều được mô phỏng cơ cấu tối ưu theo sữa mẹ, bao gồm đầy đủ protein, đường, chất béo và các loại vitamin và chúng được sản xuất trong điều kiện vô trùng.

Nhìn chung, sữa công thức có thể đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh khi trẻ không được bú sữa mẹ.

Tham khảo: Sữa công thức và hàm lượng dinh dưỡng

2. Khi nào nên cho trẻ uống sữa công thức thay vì sữa mẹ?

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề liệu có nên cho trẻ uống sữa công thức không, nhưng chọn lựa cuối cùng là tuỳ vào điều kiện sức khỏe và hoàn cảnh ở mỗi gia đình. Một số lý do phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ quyết định sử dụng sữa công thức cho con có thể kể đến:

  •  Người mẹ mắc phải căn bệnh lây truyền qua đường bú mẹ.
  •  Người mẹ đã phẫu thuật ngực và không thể cho con bú.
  •  Người mẹ đang sử dụng một loại thuốc có chống chỉ định cho con bú.
  •  Em bé bị dị tật bẩm sinh không thể bú mẹ.
  •  Người mẹ không cung cấp đủ sữa cho bé. Có khoảng 2 đến 5% phụ nữ rơi vào tình trạng này.

Một điều quan trọng cần ghi nhớ là: nếu bạn chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức thì cần cho bé uống thêm nhiều nước để giữ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Cho dù lựa chọn loại sữa nào, bạn cũng cần chú ý đến phản ứng của bé trong suốt quá trình bé bú và ngay sau khi bú xong để đánh giá xem loại sữa hiện tại có phù hợp với bé hay chưa. Hãy thử một vài thương hiệu sữa uy tín để chọn ra một loại phù hợp với bé nhất trong khả năng tài chính của bạn.

Tham khảo: Trẻ mấy tháng được ăn sữa chua?

3. Ưu và nhược điểm của sữa công thức

Sữa công thức có những ưu điểm và hạn chế như sau:

3.1. Ưu điểm

  • Thay thế sữa mẹ khi mẹ không có đủ sữa cho bé: Các thành phần trong sữa công thức được nghiên cứu gần giống với sữa mẹ. Vậy nên, mẹ có thể an tâm cho con sử dụng mà không phải lo rằng bé thiếu chất.
  • Tiện lợi, linh hoạt: Khi trẻ đói bụng, muốn bú sữa nhưng lại không có mẹ ở bên cạnh, sữa công thức sẽ là sự thay thế tối ưu. Bên cạnh đó, có những loại sữa công thức pha sẵn, có thể cho trẻ uống ngay mà không cần tốn thời gian chuẩn bị.
  • Mẹ có thể ăn uống thoải mái hơn: Thực đơn hàng ngày của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa của trẻ. Có những loại thực phẩm sẽ khiến sữa mẹ bị nóng, do đó mẹ thường phải ăn uống kiêng cữ để đảm bảo chất lượng sữa cho con. Nhờ vào sữa công thức, mẹ có thể ăn uống thoải mái hơn và không cần phải lo lắng.
  • Rút ngắn thời gian cho trẻ uống sữa: Thông thường, sữa công thức sẽ làm trẻ no lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn sữa mẹ. Vậy nên, khi trẻ uống sữa công thức, các cữ uống sữa của trẻ sẽ ít hơn, chiếm ít thời gian hơn.
  • 3.2. Nhược điểm

  • Tốn thêm chi phí: Khi trẻ uống sữa công thức, mỗi tháng mẹ có thể phải chi đến vài triệu chỉ để mua sữa.
  • Phải pha sữa đúng cách: Đối với sữa bột, mẹ phải cân đo đong đếm và pha chính xác liều lượng. Việc này sẽ làm các mẹ tốn thời gian hơn.
  • Sữa công thức cần được bảo quản đúng cách.
  • Thiếu kháng thể: Tuy rằng sữa bột có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhưng nó lại không có khả năng cung cấp những kháng thể cần thiết cho trẻ để gia tăng đề kháng bảo vệ trẻ trước bệnh tật.
  • Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh nhấn mạnh:

    bac si

    Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu có điều kiện mẹ có thể cho bé bú đến 2-3 tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ bú mẹ có sự phát triển vượt trội hơn mọi mặt so với bú sữa công thức. Tất cả sữa công thức đếu làm từ sữa bò, dê hay đậu nành, các nhà sản xuất cố gắng nghiên cứu sao cho giống với sữa mẹ nhất nhưng đến nay vẫn chưa thành công làm giống y sữa mẹ được! Do đó, sữa người nuôi người là tốt nhất, trong điều kiện bất khả kháng, mới dùng sữa công thức thay thế sữa mẹ!

    bac si

    Tham khảo: Cách cai sữa cho bé hiệu quả

    4. Nhu cầu dùng sữa công thức cho trẻ sơ sinh

    Tổng lượng sữa trẻ uống trong một ngày sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Sau đây là những mốc thời gian ứng với lượng sữa phù hợp mà mẹ có thể tham khảo để cho bé uống đúng cữ:

  • Giai đoạn từ khi sinh đến 1 tháng: 60ml/lần, 8 - 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 480ml/ngày.
  • Giai đoạn từ 1 đến 2 tháng: 90ml/lần, 7 - 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 630ml/ngày.
  • Giai đoạn từ 2 đến 4 tháng: 120ml/lần, 6 - 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 720ml/ngày.
  • Giai đoạn từ 4 đến 6 tháng: 150ml/lần, 6 - 8 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 900ml/ngày.
  • Trên đây chỉ là thông tin để mẹ tham khảo. Mỗi bé sẽ có thể trạng và nhu cầu ăn khác nhau, sẽ có những trẻ biếng ăn và có những trẻ ăn nhiều hơn. Mẹ nên quan sát và sắp xếp thời gian cho trẻ uống sữa hợp lý.
    Tham khảo: Trẻ uống sữa bò có tốt không?

    Nhu cầu sữa công thức trong một ngày

    5. Cách chọn sữa công thức cho trẻ

    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa công thức đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Các bậc phụ huynh cần phân biệt và chọn lựa kỹ càng để tìm được loại sữa phù hợp với trẻ. Sau đây là những tiêu chí bố mẹ nên cân nhắc khi lựa chọn sữa cho bé nhà mình:

  • Việc đầu tiên bố mẹ cần lưu ý đó là kiểm tra bao bì, nhãn hiệu. Dù mua bất cứ thứ gì đi nữa thì cũng phải kiểm tra xem đó có phải hàng chính hãng hay không.
  • Kiểm tra kỹ hàm lượng của các thành phần trên nhãn hiệu của sản phẩm bao gồm: chất đạm, chất béo, vitamin, DHA… Việc làm này sẽ giúp đảm bảo sản phẩm đó cung cấp đủ cho bé nguồn dinh dưỡng chất lượng, để bé có thể phát triển toàn diện.
  • Những sản phẩm được sản xuất dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế sẽ có độ tin cậy cao hơn. Vậy nên, cha mẹ nên lựa chọn các sản phẩm đã được kiểm định bởi các tổ chức dinh dưỡng và được chứng nhận an toàn thực phẩm.
  • Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là yếu tố quyết định trong quá trình lựa chọn sữa công thức. Bố mẹ nên tìm hiểu và nghe tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng để có những thông tin cần thiết và đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Đặc biệt, đối với những trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa, bé sẽ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn. Bố mẹ cần chọn đúng sản phẩm cần thiết để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt hơn.
  • Ngoài ra, nguồn gốc của sữa cũng là một yếu tố bố mẹ nên lưu tâm. Có 2 nguồn gốc phổ biến như sau:

    5.1. Sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò

    Hầu hết các loại sữa công thức trên thị trường hiện nay đều được sản xuất từ sữa bò và được nghiên cứu để càng giống với sữa mẹ càng tốt.
    Có hai loại sữa là sữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Sữa giai đoạn 1 được sản xuất từ nước sữa (whey), gần giống với sữa mẹ. Vậy nên, nó phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa giai đoạn 2 được sản xuất với công thức dựa trên casein (tập hợp của một vài protein có trong sữa của động vật có vú). Loại sữa này phù hợp với những trẻ có nhu cầu ăn nhiều, cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. 
    Ngoài ra, tất cả các loại sữa công thức đều được bổ sung thêm sắt và vitamin D (có thể thiếu trong sữa mẹ) và có chứa lactose.
    Lưu ý: Sữa bò thông thường không phù hợp với trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi), vì nó có chứa các thành phần mà cơ thể trẻ chưa thể chuyển hóa được. Vì vậy, bạn chỉ nên cho con uống sữa tươi thông thường khi trẻ được ít nhất 12 tháng tuổi.

    5.2. Sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành

     Thành phần của loại sữa này bao gồm các loại đường, protein, vitamin, khoáng chất và đậu nành. Loại sữa này thường chỉ dành cho những bé bị dị ứng với sữa công thức được sản xuất từ sữa bò. Hiện nay, số lượng các bé tiêu thụ sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành chiếm khoảng 20%.
    Bố mẹ chỉ nên chọn loại sữa này cho trẻ khi được bác sĩ tư vấn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định những trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò hoặc bất dung nạp lactose sử dụng loại sữa này. 
    Lưu ý: Sữa có nguồn gốc từ đậu nành không phù hợp với trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc có nguy cơ dị ứng thực phẩm.
    Tham khảo: Trẻ bị dị ứng sữa do không dung nạp lactose
     

    5.3. Nên chọn sữa công thức chế biến sẵn, cô đặc hay bột?

    Có 3 dạng sữa công thức phổ biến là dạng cô đặc, dạng bột và dạng chế biến sẵn (dạng nước). Cả 3 loại đều có những ưu và khuyết điểm riêng.
    Dạng chế biến sẵn là loại tiện dụng nhất, tiết kiệm thời gian, tuy nhiên giá thành khá cao. Dạng cô đặc có mức giá phù hợp hơn, tuy nhiên dạng sữa này cần phải pha với nước sôi. Dạng cuối cùng cũng là loại phổ biến nhất vì sữa bột có giá thành khá “mềm” và dễ bảo quản.
    Dạng chế biến sẵn và cô đặc cần được bảo quản trong tủ lạnh, còn đối với sữa bột, bạn chỉ cần bảo quản ở nơi thoáng mát, không ẩm mốc. Từng loại sữa sẽ phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Nếu bạn đang ở nhà và có nhiều thời gian, bạn có thể sử dụng sữa bột. Còn nếu bạn đi xa hoặc không có nhiều thời gian, sữa chế biến sẵn hoặc cô đặc sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
    Tham khảo: Món ngon cho bé: Sữa chua dâu tây

    Cách chọn sữa công thức

    6. Cách pha sữa công thức cho trẻ

      Việc pha sữa công thức cho trẻ sẽ còn tùy thuộc vào loại sữa trẻ dùng, dưới đây là hướng dẫn pha sữa công thức dạng bột cho trẻ sơ sinh – loại sữa phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

    Bước 1: Tiệt trùng dụng cụ pha và đựng sữa cho trẻ như ly, muỗng, bình sữa, núm vú, có thể tiệt trùng bằng máy hoặc ngâm trong nước sôi từ 5 – 10 phút

    Bước 2: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và cân nhắc lượng sữa vừa đủ để trẻ bú trong 1 lần

    Bước 3: Lấy lượng nước vừa đủ theo lượng sữa ở trên

    Bước 4: Dùng muỗng múc bột sữa ra, gạt bột ngang muỗng theo đúng hướng dẫn

    Bước 5: Cho bột sữa công thức vào nước nóng để nguội tầm 37 độ C, tránh dùng nước quá nóng hoặc quá nguội

    Lưu ý: Chỉ nên cho trẻ uống sữa công thức trong vòng 2 giờ kể từ lúc pha, nếu trẻ uống không hết thì nên bỏ đi, tránh để lâu quá 2 giờ và cho trẻ tiếp tục uống vì lúc này sữa có thể đã bị nhiễm khuẩn.

    Tham khảo: Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh

    Cách pha sữa công thức cho bé

    7. Cách bảo quản sữa công thức như thế nào?

    Sữa công thức đã pha bảo quản như thế nào? Sữa công thức có uống lạnh được không? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ thắc mắc. Theo các chuyên gia, sữa đã pha ở nhiệt độ thường chỉ nên để trong vòng 1 giờ sau khi pha. Trẻ vẫn có thể uống sữa lạnh, tuy nhiên bố mẹ nên giảm nhiệt độ dần để não bộ bé có thể thích nghi.
    Nếu bé không uống hết phần sữa đã pha và còn thừa, bố mẹ có thể uống thay trẻ hoặc bỏ đi. Vì phần sữa còn thừa đã có nước bọt của trẻ, rất dễ bị nhiễm khuẩn và không còn sạch cho cữ uống tiếp theo.
    Đối với sữa đã pha sẵn nhưng bé chưa uống, các mẹ nên bảo quản trong tủ lạnh ngay lúc vừa pha xong. Ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn sẽ phát triển chậm hơn nên sữa sẽ được bảo quản lâu hơn. Các mẹ chỉ nên để sữa trong tủ lạnh tối đa 24 giờ, sau 24 giờ mẹ không nên sử dụng sữa này cho bé nữa.
    Đối với sữa đã bảo quản trong tủ lạnh, mẹ nên làm ấm sữa trước khi cho bé uống. Có thể sử dụng máy hâm sữa hoặc ngâm bình sữa vào nước nóng để làm ấm lại. Lưu ý là trước khi cho bé uống, mẹ nên kiểm tra độ nóng của sữa.
    Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

    Cách bảo quản sữa công thức

     

    8. Lưu ý khi cho trẻ dùng sữa công thức

    Nếu trẻ có một số phản ứng không tốt với sữa công thức, mẹ cần cân nhắc dừng cho trẻ dùng loại sữa này. Một vài biểu hiện cho thấy cơ thể con không phù hợp với loại sữa công thức đang sử dụng:

    Tham khảo: Trẻ dị ứng sữa công thức

    Nếu thấy con mình có bất kỳ triệu chứng nào như trên có nghĩa là bạn cần thay đổi sữa công thức cho con. Nếu tình hình vẫn tiếp tục, bạn nên đưa con đến bác sĩ để được khám và tư vấn trực tiếp.

    Một số lưu ý khác:

    • Tránh hâm nóng sữa bằng lò vi sóng, bảo quản sữa công thức đúng theo hướng dẫn sử dụng
    • Trước khi cho trẻ bú cần thử sữa trước nhằm đảm bảo sữa không quá nóng, gây bỏng cho con
    • Luôn xem kỹ hạn sử dụng, không cho trẻ dùng sữa công thức đã hết hạn, nếu thấy sữa đổi màu hoặc có mùi vị lạ cũng cần ngưng dùng ngay
    • Đề phòng sữa công thức giả

    Những lưu ý khi trẻ dùng sữa công thức

    Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

    Sữa công thức là một lựa chọn thay thế cho sữa mẹ an toàn và phù hợp với trẻ sơ sinh. Dù vậy mẹ vẫn cần quan tâm đến việc chọn lựa loại sữa phù hợp cho con, cũng như cách bảo quản sữa đúng cách.

    Hãy ghé thăm mục Góc chuyên gia để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất mẹ nhé!

    Tham khảo thêm chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;