Cáu gắt là một hiện tượng bình thường trong sự phát triển của bé. Bài viết này cung cấp một số mẹo giúp bạn xử trí hiệu quả khi bé cáu gắt, từ đó tạo cho bé những thói quen cư xử tốt.
Những mẹo hay giúp kiểm soát cơn cáu gắt của bé tập đi
Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ
Cáu gắt - hiện tượng bình thường trong sự phát triển của bé
Cáu gắt là một giai đoạn trong sự phát triển của bémà tất cả bé tập đi đều phải trải qua ở một mức độ nào đó. Cơn cáu gắt có thể diễn ra dưới nhiều dạng, từ mặt mũi cáu kỉnh đến những căng thẳng như đang Đại chiến Thế giới III! Một số cơn cáu gắt chỉ kéo dài vài giây, nhưng cũng có những cơn có cảm giác dài như một cuộc chiến trăm năm! Thường thì bé sẽ chỉ có vài phút thất vọng và khó chịu, rồi sẽ dịu lại và tiếp tục chuyển hướng khác. Bé ít khi tiếp tục cáu gắt trong thời gian dài - dù chỉ kéo dài nửa ngày, cơn cáu gắt cũng gây cảm giác vĩnh viễn cho cả cha mẹ và bé. Và là cha mẹ, chúng ta thường có thể ngăn được, hoặc ít nhất là giúp bé kiểm soát hành vi này bằng cách nhận ra những yếu tố tiềm năng có thể châm ngòi cơn cáu gắt, chỉ cho bé các cách thể hiện cảm xúc, và giúp bé dịu lại trong và sau khi cáu gắt.
Hãy để ý kỹ, đã có nhiều cha mẹ và tác giả nói về "tuổi lên hai rắc rối." Là một người mẹ có bốn đứa con khỏe mạnh và thông minh, và từng học tâm lý học phát triển, đến lúc này tôi hoàn toàn không còn ngạc nhiên trước những cơn cáu gắt và hành vi chưa phù hợp ở con. Những ngày cận kề sinh nhậttuổi lên ba của mỗi đứa, tôi luôn lấy làm kiêu hãnh rằng mình đã dễ dàng vượt qua năm thứ hai của con mà không gặp phải thách thức gì nhiều. Và giờ con đã lên ba? Tôi không phải là người duy nhất có nhận xét như vậy, vì vậy đừng coi giai đoạn này như một giai đoạn riêng lẻ. Nó có thể xảy đến bất kỳ lúc nào từ khi bé 18 thángđến khi bé lên 3. Nếu bé vẫn tiếp tục nổi cơn cáu gắt một thời gian dài sau đó (có những trẻ vẫn nổi cơn cáu gắt khi đã 12 tuổi), hãy nhìn lại cách bạn phản ứng với hành vi của bé.
Bạn có "chịu thua" mong muốn của bé không? Nếu bạn để bé có được thứ mà bé đòi, bé sẽ biết rằng làm như vậy, bé sẽ được thứ mình muốn. Điều này sẽ tạo ra thói quen cáu gắt nơi bé.
Bạn có chú ý đến khi bé la hét và gào thét không? Nếu có, bé sẽ biết rằng đây là cách hay để cha mẹchú ý đến mình (dù sự chú ý của bạn là theo hướng tiêu cực, và bạn quát bé).
Chuyện thường gặp về cơn cáu gắt
Đây là một ví dụ thường thấy về tương tác giữa cha mẹ với bé tập đi. Mẹ đang uống cà phê với bạn. Bé nghịch đồ chơi trên sàn, nhưng lại muốn ra vườn chơi. Bé lại gần mẹ, và xin mẹ mở cửa, nhưng mẹ nói "Không" vì không muốn bé lấm bẩn. Bé nài nỉ, nhưng mẹ vẫn tiếp tục cuộc nói chuyện của mình. Bé cố mở cửa nhưng không thành công. Bé mệt mỏi và thất vọng vì không mở được cửa và phản ứng bằng một cơn cáu giận om sòm. Lúc này, mẹ cảm thấy có lỗi vì rõ ràng là bé muốn ra ngoài chơi, và mẹ nhận ra rằng, nếu bé có lấm bẩn một chút cũng không sao, vì vậy mẹ vỗ về cho bé dịu lại, rồi mở cửa cho bé? Thật đáng tiếc, người mẹ này đã dạy cho con mình rằng cách duy nhất để có được thứ mình muốn là cư xử theo lối đó. Chúng ta có thể tranh luận về việc không cho bé ra ngoài ngay từ đầu là hành động đúng hay sai. Nhưng nói "không" với yêu cầu của bé, rồi thay đổi quyết định sau khi bé cáu gắt là đã dạy cho bé: cáu gắt để có được điều mình muốn! Tôi chắc rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể thấy mình trong kịch bản này.
Bạn đã thấy những gì không nên làm khi đối phó với cơn cáu gắt của bé. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu một số mẹo có thể giúp bé vượt qua giai đoạn này nhanh chóng và dễ dàng nhất có thể.
Phân tán sự chú ý
Nếu bạn biết bé mệt và muốn làm việc gì đó nguy hiểm (ví dụ, mở tủ đựng chén đĩa), hãy cố gắng làm chệch hướng chú ý của bé bằng cách hướng cho bé làm việc khác. Nếu làm bé phân tán sự chú ý, bạn có thể tránh được một cơn cáu gắt om sòm. Bạn cũng có thể dập cơn cáu gắt ngay từ đầu bằng một cái ôm, âu yếm, hoặc cùng bé đi dạo, cách này cũng giúp bạn đỡ căng thẳng hơn!
Cho bé đi chỗ khác
Đưa bé tránh xa khỏi tình huống gây căng thẳng. Tìm một nơi yên tĩnh có ít yếu tố gây phân tán để bé dịu lại (bạn có thể ôm bé, hoặc ở gần bé tùy tình huống).
Hạn chế dùng những câu phủ định
Cố gắng không cấm cản bé quá nhiều. Nếu bé suốt ngày nghe thấy bạn nói "Không," bé sẽ dễ thất vọng. Hãy tạo cho bé nhiều cơ hội ra quyết định và phát triển sự độc lập của mình.
Đừng nhượng bộ!
Như ví dụ trên, bạn đừng chịu thua bé, bất kể liệu ngay từ đầu việc bạn nói không là nên hay không nên. Chúng ta chắc chắn sẽ không muốn để bé học được rằng la hét và khóc lóc thành thói quen sẽ giúp bé có được thứ mà bé muốn!
Luôn chuẩn bị kỹ lưỡng!
Nếu bạn ra ngoài, hãy đảm bảo bạn có mang theo một túi nhỏ "những món bất ngờ" để bé chơi và ăn. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo rằng bé ngủ đủ giấc trước khi khởi hành.
Hãy tỏ ra bình thản (hoặc ít nhất hãy vờ như vậy)
Chúng ta phải giữ bình thản khi bé mất kiểm soát. Điều này sẽ cho bé thấy nên hành xử ra sao khi thất vọng. Chúng ta cũng phải thể hiện cho bé thấy rằng, cáu gắt KHÔNG giúp bé có được thứ bé muốn. Nếu bạn không giữ được vẻ ngoài bình thản, hãy quay đi hoặc sang phòng khác cho đến khi bạn bình tĩnh lại.
Hãy nhớ rằng cáu gắt là giai đoạn bình thường ở bé tập đi. Đừng nổi giận với bé vì lối cư xử này - những cơn thịnh nộ sẽ làm bé sợ hãi! Bé sẽ cảm thấy mất kiểm soát và không đủ sức để đối phó với những tình huống dễ gây nản lòng theo cách hữu ích hơn. Hãy cố gắng xoa dịu bé và trấn an bé rằng bạn yêu bé, và rồi bé sẽ ổn. Hãy dạy cho bé sử dụng thêm ngôn ngữ để xác định cảm xúc của mình (ví dụ, nói với bé: Con đang cảm thấy giận dữ vì con không thể mở cửa), như vậy sau này bé có thể nói với bạn bé cảm thấy thế nào, thay vì phải thể hiện cho bạn thấy!
Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc Bé tập đi