Tất cả các chuyên mục
Chuyển dạ
Sinh nở
Chăm sóc sau sinh
Trẻ sinh non
Sinh mổ
Sinh thường
Sinh đa thai
Câu chuyện sinh con

Trẻ sinh non

Trẻ sinh non cần lưu ý gì?

 

Trẻ được xem là sinh non nếu mẹ sinh vào tuần thứ 37 của thai kỳ thay vì từ tuần 38 đến 40 như mong đợi. Trẻ sinh non thường nhẹ cân hơn bình thường và có thể tiềm ẩn một vài vấn đề về sức khoẻ do các cơ quan chưa kịp hoàn thiện trong bụng mẹ.

Em bé của bạn có nguy cơ bị sinh non không?

Thật ra, sinh non không loại trừ bất kỳ ai, cho dù mẹ có chăm sóc bản thân và thai nhi kỹ lưỡng thế nào đi nữa. Có khoảng 50% số ca sinh non không xác đinh được nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn cần củng cố niềm tin rằng, việc bác sĩ thông báo bạn có khả năng sinh non không có nghĩa bạn không thể làm một cú “cú lội ngược dòng vào phút thứ 89”. Thế nên, tốt nhất là chúng ta nên trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản liên quan đến các tác nhân ảnh hưởng, các dấu hiệu và nhu cầu chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé.

Làm cha mẹ của trẻ sinh non

Dĩ nhiên, đối với trường hợp sinh non, bé con không ở trong bụng mẹ đầy đủ 9 tháng 10 ngày. Kế hoạch sinh của bạn trở nên vô nghĩa và bạn đang đối diện với một trong những xáo trộn rất lớn. Tuy nhiên, không chỉ có mình bạn đơn độc chống chọi với những xáo trộn và lo lắng này. Hầu hết những ông bố bà mẹ có con sinh non đều thấu hiểu nỗi lòng của bạn. Vậy nên, trước tiên cần tìm cách trấn tĩnh lại, thư giãn, bớt lo nghĩ để cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Hãy giữ tin thần thoải mái để cùng bé con vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Chắc hẳn bạn đã nghe nói đến kỹ thuật lồng ấp NICU?

Những ông bố, bà mẹ của các bé sơ sinh phải nuôi trong lồng ấp thường cảm thấy bất lực. Tuy nhiên, bố mẹ phải vững vàng hơn trong lúc này. Cần tìm hiểu cặn kẽ về NICU để có thể trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé con.

Chăm sóc trẻ sinh non

Chắc hẳn chúng ta đều có cùng tâm trạng hân hoan khi được bác sĩ cho phép xuất viện cùng với đứa con bé bỏng của mình. Tuy nhiên, những hoang mang, lo lắng về khoảng thời gian sắp tới, khi chính bạn phải tự tay chăm bé mà không có sự trợ giúp của bác sĩ cũng đáng lo lắng lắm thay. 

Đa số bố mẹ nghĩ rằng, bé sinh non được xuất viện đồng nghĩa với việc cơn ác mộng đã lùi xa. Thực tế hoàn toàn ngược lại, khó khăn chỉ vừa mới bắt đầu. Chắc hẳn là bạn cảm thấy kiệt sức sau một khoảng thời gian dài chiến đấu ở bệnh viện. Nhưng thật không may, bạn phải tiếp tục đương đầu với những tình huống tương tự tại nhà, thậm chí còn diễn ra lúc giữa khuya. Lời khuyên dành cho bạn là cần tranh thủ chợp mắt được lúc nào hay lúc đấy. Nếu cảm thấy quá sức, hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ ông bà của bé.

Bên cạnh đó, bạn cần làm quen với các loại vacxin hay các loại virus gây bệnh cho trẻ sơ sinh, ví dụ như virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV), một loại virus cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

Hãy chủ động hơn để bảo vệ con mình nhé.

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;
var delay = function (elem, callback) { var timeout = null; elem.onmouseover = function() { // Set timeout to be a timer which will invoke callback after 1s timeout = setTimeout(callback, 5000); }; elem.onmouseout = function() { // Clear any timers set to timeout clearTimeout(timeout); }; }; delay(document.getElementById("#weekscarousel-thumbs > div > div > li.slick-slide"), function() { dataLayer.push({ "event":"elementHover" }); });