Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Bí quyết chăm sóc trẻ theo thứ tự lớn bé

Bí quyết chăm sóc trẻ theo thứ tự

Với những đứa con khác nhau trong gia đình, bố mẹ sẽ có những cách xử lý khác nhau tuỳ theo thứ tự của bé. Bố mẹ cũng nên có cách cư xử khéo léo với từng bé.

Bạn là con đầu lòng, con giữa hay là con út trong gia đình? Hay bạn là con một? Bạn có bao giờ tự hỏi thứ tự trong gia đình có thể ảnh hưởng bạn không?

Nhiều nhà tâm lý học tin rằng thứ tự của bạn trong gia đình có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cá tính khi bạn lớn lên.

Thứ tự sinh có thể giải thích tại sao con sinh trong cùng gia đình, có liên hệ di truyền chặt chẽ, mà lại có tính cách khác nhau nhiều vậy.

Penni Drysdale sẽ hướng dẫn chúng ta qua thứ tự trong gia đình, cách ảnh hưởng và làm thế nào để giúp cho con cái chúng ta xử lý chuyện này.

Thứ tự sinh trong gia đình ảnh hưởng tính cách bé như thế nào

Có nhiều tranh cãi so sánh sự ảnh hưởng giữa thứ tự sinh trong nhà với di truyền, tính tình, môi trường riêng và cách nuôi dạy con. Một số nhà nghiên cứu cho rằng mối liên kết giữa mỗi cá thể và thứ tự sinh ra chỉ xảy ra trong gia đình và mất đi khi đứa trẻ lớn lên, rời gia đình để tự lập.

Có mối liên kết mạnh mẽ giữa thứ tự sinh và số người trong gia đình với chỉ số IQ. Con trưởng thì sẽ có IQ cao hơn con giữa. Cũng có lý thuyết về “Ảnh hưởng thứ tự sinh trong anh em”, như là đàn ông có vài anh trai sẽ có xu hướng đồng tính, mỗi người anh làm tăng tỉ lệ đồng tính lên khoảng 1/3.

Cấu trúc gia đình khác nhau như gia đình kết hợp hoặc có khoảng cách tuổi giữa các bé khá lớn thì sẽ phức tạp hơn. Thứ tự sinh có vẻ như thay đổi cách ba mẹ đối xử với con và có tác động lên sự phát triển của từng cá thể. Michael Grose có viết một quyển sinh khám phá thứ tự sinh “Tại sao con trưởng lãnh đạo thế giới và con út thì muốn thay đổi thế giới”, trong đó có nhiều lời khuyên thú vị cho ba mẹ trong việc dạy con.

Thứ tự sinh đặt mỗi đứa trẻ vào một vị trí khác nhau trong gia đình và các bé sẽ phát triển khác nhau vì mỗi bé dùng cách khác nhau để thu hút sự chú ý của ba mẹ.

Con đầu lòng

Theo lý thuyết về thứ tự sinh thì con đầu lòng thường bảo thủ hơn, chịu khó làm hài lòng ba mẹ và thường là “đại ca” của các em. Đa số phi hành gia và tổng thống Mỹ đều là con cả và đều trở thành những nhà lãnh đạo.

Con đầu lòng là trung tâm của sự chú ý cho đến khi phải chia sẻ ba mẹ với em. Lý thuyết về trật tự sinh cho rằng bị chiếm vị trí độc nhất của mình với những chấn thương trong lòng sẽ tác động lớn và tạo ra dáng vẻ sau này của họ trong cuộc sống.

Một số con đầu lòng dành hết thời gian để lấy lại sự chú ý của ba mẹ, dẫn đến nhu cầu hoạt động không ngừng để đạt kết quả. Các bé có thế không thích em mình. Một số nghiên cứu cho thấy con đầu lòng tỏ ra không thích em nhiều hơn các bé khác.

Trong khi con đầu lòng thường được định hướng hơn, quyết đoán, hướng ngoại, có tổ chức và có trách nhiệm thì các bé cũng ganh tỵ nhiều hơn và căng thẳng hơn các em của bé.

Lý thuyết về trật tự sinh cho thấy những người mới làm ba mẹ thường tạo ra không khí lo lắng cho con đầu lòng nhiều hơn con giữa.

Ba mẹ thường kì vọng con đầu lòng nhiều hơn và thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn khi con giữa ra đời. Có lẽ đây là lý do tại sao những người tham vọng thường là con đầu lòng.

Lời khuyên cho việc dạy con đầu lòng:

  • Thư giãn, đừng đặt áp lực vào bé nhiều quá.
  • Dạy bé biết phụ giúp sớm, nhưng chỉ tập cho bé biết chịu trách nhiệm thôi chứ không bắt bé gánh hết mọi thứ.
  • Dành cho bé một số đặc quyền để cân những trách nhiệm được giao – như là cho phép bé thức khuya hơn.
  • Khuyến khích bé giúp đỡ em để bé có cơ hội thể hiện vài trò làm anh làm chị với em mình.

Con giữa

Bạn có thể đã từng nghe “Hội chứng con giữa”. Đó không phải là một bệnh hay rối loạn thật sự. Đó chỉ là một từ hay dùng để chỉ việc con giữa hay cảm giác mọi người đối xử không công bằng với mình. Tuy nhiên, lý thuyết về thứ tự sinh lại cho rằng con giữa là người có sự chuẩn bị tốt nhất khi sống tự lập.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng con giữa có thể cảm thấy bị bỏ quên khi ba mẹ quá chú ý con đầu lòng và làm cho con giữa trở nên ganh đua với anh chị mình.

Con giữa đầu tiên sẽ là người trẻ nhất nhà. Nhưng khi có em, bé sẽ mất đi vị trí đó cũng như sự quan tâm trước đây. Một số bé sẽ cảm thấy tệ hơn cả khi con đầu lòng bị mất sự chú ý của ba mẹ. Nhưng ba mẹ thường dễ dãi hơn và ít đòi hỏi ở con giữa hơn. Nghĩa là con giữa cũng ít áp lực hơn con đầu lòng. Sự lo lắng mọi thứ cho con đầu lòng làm cho con giữa ít bị kiểm soát hơn.

Con giữa thường phải dung hoà giữa con đầu lòng và con út nên bé thường trở thành một người thương lượng giỏi trong nhà. Con giữa cũng có vẻ dễ kết bạn hơn vì bé học được cách trung lập, quyết đoán, linh hoạt và đồng cảm để thích nghi với anh chị em của bé. Bé cũng có xu hướng xử lý những thất vọng tốt hơn anh chị em bé.

Mối quan hệ của bé với anh cả chị cả rất quan trọng vì nó quyết định chuyện bé sẽ bắt chước anh chị mình hay làm ngược lại mọi thứ.Mối quan hệ cũng thay đổi khi giới tính các bé khác nhau. Nếu anh chị bé khuyết tật, con giữa thường phải đứng lên và cư xử như con trưởng. Thường thì con giữa sẽ có sở thích và cách cư xử khác với con đầu. Nếu con đầu giỏi thể thao, con giữa sẽ là học giả giỏi giang. Nếu con đầu là người nghiêm túc, định hướng rõ ràng thì con giữa sẽ là người tự do phóng khoáng.

Con giữa thường có xu hướng hướng ngoại, không chịu sự kiểm soát của gia đình như con đầu lòng. Kỹ năng xã hội làm cho bé không bao giờ cô đơn và có những mối quan hệ rất tốt.

Lời khuyên cho việc nuôi dạy con giữa:

  • Đừng bao giờ so sánh con giữa với anh chị em. Hãy giúp bé phát huy ưu điểm riêng.
  • Bảo đảm bé luôn có hình riêng của bé chứ không phải lúc nào cũng chụp chung với anh chị em.
  • Tạo cơ hội để có thời gian chỉ dành riêng cho bé: đi chơi, mua sắm hoặc đọc truyện.
  • Đừng để bé lạc giữa đám đông
  • Khuyến khích những sở thích đặc biệt của con giữa như thể thao hoặc âm nhạc.

Con út

Con út thường nổi loạn, thích thay đổi thế giới. Con út thường có xu hướng phá vỡ mọi quy luật của gia đình, ổn định trễ hơn các thành viên còn lại trong gia đình.

Con út điển hình là người cố chấp, có duyên và vui tính. Là con út “mãi mãi” trong gia đình(chứ không như con giữa) nên con út thường được nhiều cưng chiều. Con út cũng ít bị hạn chế bởi luật và quy định như con đầu. Hậu quả bé có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát bản thân. (Con út thường gặp trong những người nghiện rượu).

Con út cũng là người thu hút sự chú ý. Các bé thường nổi loạn có lẽ do thường bị áp đặt bởi anh chị bé.

Con út thường tránh ra quyết định và không biết chịu trách nhiệm. 

Lời khuyên trong việc nuôi dạy con út:

  • Dạy bé phải đứng lên cho chính mình khi bị anh chị ăn hiếp.
  • Khuyến khích bé phải có tiếng nói cho bản thân chứ không để anh chị bé nói về bé hay giới thiệu bé với người khác.
  • Tạo một ít áp lực cho bé và dạy bé cách chịu trách nhiệm, cho bé biết bạn kì vọng bé.
  • Cư xử với bé như người lớn, đừng mãi xem bé là trẻ con.
  • Bảo đảm tham gia mọi hoạt động với bé mặc dù bạn đã quá quen thuộc với những việc đó cùng các con lớn.
  • Nhớ hỏi bé chuyện hằng ngày ở trường, đừng để bé ngoài tầm quan sát của bạn.

Con một

Hiện nay, trong 5 bé sẽ có 1 bé là con một và con số này ngày càng tăng.

Con một thường rất cứng đầu. Có hai loại con một: một loại rất tự tin và quyết đoán như “người lớn tí hon” và loại khác thường khó khăn với trẻ khác vì không học được cách bảo vệ mình.

Lớn lên cùng với ba mẹ mà không có anh chị em nên con một có thể quá tin tưởng vào mối quan hệ với bạn bè nên cũng dễ bị lừa.

Con một thường phát triển nhanh và rất giống ba mẹ. Không phải cạnh tranh để thu hút sự chú ý của ba mẹ nên bé có thể cảm thấy đầy đủ, nhưng thỉnh thoảng có thể sống khép kín.

Các bé thường rất cầu toàn nên tự đặt kì vọng vào bản thân rất cao. Con một cũng có cuộc sống bằng phẳng vì không phải thương lượng với anh chị em cho đồ chơi, tivi hay nhà tắm, điều này có thể làm bé gặp khó khăn khi ở với người khác.

Lời khuyên cho việc nuôi dạy con một:

  • Khuyến khích bé cứ là con nít.
  • Nên khen trước khi cho bé phản hồi tiêu cực. Sự phê phán thường làm bé khó chịu.
  • Yêu thương bé một cách sáng suốt, đừng quá cưng chiều bé. Phải để bé biết mong chờ đồ chơi hay sự đối xử đặc biệt.
  • Cho bé nhiều cơ hội gặp bạn bè hàng xóm, họ hàng.

Cho bé nuôi chó mèo để biết quan tâm chăm sóc người khác

 

 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;