MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trong hành trình phát triển, sự tự tin và lòng tự trọng chính là những viên gạch xây dựng nền tảng vững chắc cho sự thành công và hạnh phúc của trẻ em. Không chỉ là những phẩm chất cá nhân, chúng còn là nguồn động viên mạnh mẽ, giúp trẻ vượt qua những thách thức và khám phá tiềm năng bản thân. Sự tự tin và lòng tự trọng không phải tự nhiên mà có. Là ba mẹ, bạn cần tạo ra môi trường và hướng dẫn bé cách xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng một cách đúng đắn.
Sự tự tin - Khởi đầu cho thành công
Tự tin không đơn thuần là việc tin tưởng vào khả năng của bản thân, mà còn là khả năng chấp nhận và vượt qua thất bại. Khi trẻ tin tưởng vào khả năng của mình, họ sẽ dám thử nghiệm, học hỏi và phát triển. Điều này giúp họ xây dựng niềm tin vào bản thân và sẵn sàng đối mặt với những tình huống mới mẻ.
Sự tự tin được định nghĩa là “cư xử bình tĩnh vì bạn tin tưởng vào khả năng hoặc kiến thức của mình”. Đó là niềm tin của bản thân về giá trị của mình, về việc tin rằng mình có thể đương đầu mọi việc.
Là ba mẹ ai cũng muốn con chúng ta có một sự tự tin đúng mức, tích cực và có cái nhìn thực tế về khả năng của bản thân. Việc này quan trọng vì sự tự tin có thể ảnh hưởng cách cư xử. Không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả nhưng một sự tự tin đúng mực sẽ làm mọi chuyện dễ dàng hơn.
Nếu xem sự tự tin là một cái cây thì rễ cây nuôi dưỡng sự tự tin đó chính là môi trường sống của trẻ. Sự tự tin sẽ được bồi đắp tốt nếu bé sống trong môi trường được yêu thương và được tự thể hiện. Bên cạnh đó, để phát triển sự tự tin lành mạnh cần cho bé có cơ hội tự lập và tự chịu trách nhiệm phù hợp với tuổi bé, và môi trường gia đình chính là nơi để hình thành nên sự nhận thức về vai trò và ranh giới của mỗi bé.
Lòng tự trọng - Nền tảng cho tôn trọng bản thân và người khác
Lòng tự trọng không chỉ đề cập đến việc trẻ biết quý trọng bản thân mình, mà còn bao gồm việc tôn trọng người khác và cả thế giới xung quanh. Khi trẻ cảm thấy tự trọng, họ học được cách đối xử với nhau một cách tôn trọng và làm việc theo đúng giá trị của mình.
Ba mẹ đóng vai trò gì trong việc xây dựng sự tự tin ở bé?
Khi con bạn còn nhỏ, bạn sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng sự tự tin cho bé. Sau đó, trong cuộc sống hằng ngày,bạn sẽ giúp bé phát huy các kỹ năng, cho bé sự yêu thương lẫn sự ủng hộ. Sau đây là một số cách để các bậc phụ huynh tham khảo làm sao tạo môi trường để phát triển sự tự tin cho bé.
1. Cho bé những thông điệp tích cực và thực tế về bản thân bé:
Cathy là người bận rộn, mệt mỏi và hay stress. Cô luôn làm rất nhiều việc cùng lúc, làm bữa tối cùng với làm việc nhà và gấp đồ mới giặt. Con trai cô được 5 tuổi. Andrew chạy ngang qua bàn ăn làm đổ bình nước vào tô rau cô mới trộn và đổ hết xuống sàn. Cô mất bình tĩnh và hét lên “Tại sao con quậy quá vậy? Mẹ đã bảo con hàng triệu lần là không chạy trong nhà. Con biết con hư lắm không! Tại sai con không nghe lời mẹ? Con đi ra chỗ khác cho mẹ lau nhà.”
Trong tình huống trên, bạn sẽ dễ hiểu vì sao Cathy lại tức giận như vậy. Tuy nhiên phản ứng của cô với Andrew là thông điệp khá mạnh mẽ về bản thân bé. Từ cô dùng cho thấy bé quậy và hư. Chúng ta luôn dùng những từ khá nặng mỗi khi tức giận dù chúng ta không hề có ý đó. Nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, Andrew sẽ tin vào những điều tiêu cực đó và sẽ ảnh hưởng hành vi của bé. “Nếu mẹ nghĩ mình hư và đáng thất vọng vậy thì mình đâu cần cố gắng làm đúng nữa?”. Là ba mẹ chúng ta nên điều chỉnh những thông điệp đem đến cho bé. Chúng ta nên cố gắng giữ sự tích cực và thực tế trong những thông điệp đó. Cathy đã có thể nói “Andrew, con chạy trong nhà làm đổ nước. Mẹ rất là buồn vì mẹ vừa chuẩn bị xong đồ ăn và giờ thì hư hết rồi. Không thể chạy trong nhà như thế. Con lấy khăn và giúp mẹ dọn dẹp nhé. Sau đó, mẹ sẽ làm đồ ăn khác cho con thay vì ngồi xem ti vi với con như mình đã tính”. Bằng những lời nói như thế, Cathy sẽ cho Andrew hiểu hành vi của bé là không đúng chứ không đổ hết mọi lỗi cho bé. Cô cũng yêu cầu bé chịu trách nhiệm dọn dẹp cùng.
2. Dùng sức mạnh của lời khen
Chúng ta ai cũng thích được khen và trẻ con cũng vậy. Lời khen là cách tốt nhất để tạo cách cư xử đúng đắn của trẻ. Chúng ta có thể dùng lời khen một cách khéo léo để nuôi dưỡng sự tự tin cho bé. Lời khen mô tả là một chiến thuật. Bạn khen bé cùng với mô tả những hành động bé làm. Ví dụ như “Con vẽ xong rồi. Mẹ thấy con dùng bút chì đó để vẽ và chấm. Mẹ thích cách con sẽ dùng màu xanh lá ở đây. Con nghĩ sao?”. Bé sẽ thấy rõ ràng bạn có tham gia cùng bé. Lời khen sẽ có ý nghĩa và sức mạnh hơn.
3. Mô hình của sự tự tin
Các bé luôn quan sát chúng ta để học cách đối phó vấn đề. Ví dụ như bé sẽ học cách giận dữ, cách quyết đoán, cách nhận lỗi và sửa đổi, cách nói xin lỗi. Điều này có nghĩa để dạy bé tự tin, chúng ta nên biết cách dẫn dắt bé. Chúng ta cho bé môi trường gia đình tốt với những cư xử tự tin, quyết đoán và ủng hộ. Khi có vấn đề xảy ra, chúng ta cho bé thấy làm sao để sửa lỗi lầm và làm lại.
Giúp bé tự lập và biết chịu trách nhiệm
- Gia đình quy định vai trò của mỗi người.
- Mong đợi ở bản thân phải thực tế.
- Lòng tin trong việc làm cha mẹ và là chính mình sẽ ảnh hưởng việc dạy dỗ bé.
- Giúp bé phát triển sự tự tin.
- Hướng dẫn bé.
- Giúp bé xử lý tình huống khi nhận lời chê bai từ người khác.
- Giúp bé học cách kiểm soát cảm xúc.
- Tạo ra sự hỗ trợ trong gia đình bạn.
Sự tự tin và lòng tự trọng không chỉ là những phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng quan trọng giúp trẻ vươn lên và phát triển. Việc tạo điều kiện và khích lệ trẻ xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng từ khi còn nhỏ sẽ giúp họ trở thành những người tự tin, tôn trọng bản thân và xã hội trong tương lai.
Mời bố mẹ tham khảo thêm thông tin về sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề ở chuyên mục Phát triển cảm xúc và Bé tập đi.