Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Hành vi của bé - Tại sao bé hay cắn?

Hành vi của bé - Tại sao bé hay cắn?

Tại sao bé hay cắn ai đó? Vì điều đó khiến bé sẽ thích thú vì thấy họ la hét và nhìn phản ứng kích động của đối phương. Trong sự phát triển của trẻ, việc khám phá điều gì xảy ra sau mỗi hành động của mình là việc thường khiến bậc cha mẹ lo phiền nhiều nhất. Ví dụ, đập thìa vào nồi sẽ có âm thanh, thả đồ chơi ra ngoài cũi, đồ rơi xuống đất và gặp gì cũng bỏ miệng nhai cắn thích thú.

Nhiều bé hay cắn trong quá trình phát triển hành vi của mình. Có lẽ đây là giai đoạn khó khăn đối với các bậc cha mẹ vì họ bị đau khi con cắn, hay có khi phải xấu hổ trước những người khác nếu bé cắn một ai đó. Và ngay cả sự an toàn cho bé với thói quen bé hay cắn mọi thứ. Tuy nhiên, trước khi cố gắng thay đổi hành vi của các bé, chúng ta cần phải hiểu lý do tại sao bé hay cắn.

Nhiều bé có một thời gian hay cắn. Có lẽ đây là giai đoạn khó khăn đối với các bậc cha mẹ vì họ bị đau khi con cắn, hay có khi phải xấu hổ trước những người khác nếu bé cắn một ai đó. Bố mẹ đôi lúc cảm thấy hoàn toàn bất lực vì không thể ngăn chặn việc làm này của bé. Và cả việc giữ an toàn cho bé khi bé cắn lung tung.

Tuy nhiên, trước khi cố gắng thay đổi hành vi của các bé, chúng ta cần phải hiểu lý do tại sao bé hay cắn. Do bé chưa thể sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt cảm xúc của mình và cũng vì kỹ năng "đọc suy nghĩ của bé" của chúng ta còn hạn chế nên hầu như ta không thể biết chính xác bé đang nghĩ gì. Một số nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ cho rằng hành động cắn có thể là một cách thức để bé khám phá. Nhưng là cha mẹ, chúng ta có thể ước đoán các nguyên do để bày vẽ cho con bé kịp thời, giúp ta xác định được phương pháp tốt nhất để thay đổi hành vi của bé.

Có 5 lý do khiến bé hay cắn

Cần được khám phá

Bé nhỏ cần khám phá thế giới của chúng bằng cách sử dụng cả năm giác quan. Chính vì thế, nhiều bé thường cho các thứ vào miệng chỉ để tìm hiểu xem đó là cái gì.

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM: Khi chăm sóc bé nên giải thích rõ cho con rằng cắn là hành vi không thể chấp nhận được (ví dụ bạn nói “Không được” một cách rõ ràng và kiên quyết). Ngoài ra, có thể đưa cho bé nhiều đồ chơi hoặc bày các trò chơi nhằm kích thích các giác quan của bé trong giai đoạn khám phá để tìm hiểu này.

Cắn vì mọc răng

Bé thường trải qua cảm giác khó chịu nếu đang mọc răng. Trong giai đoạn này, chúng cần phải nhai một thứ gì đó để giảm đau.

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM: đưa cho bé những vật mềm để nhai, chẳng hạn như vòng ngậm, hoặc thẩm chí một mẫu khăn lạnh sạch.

Cắn vì tức giận.

Bé hay cắn khi tức giận vì chẳng biết phải làm gì khác. Chúng chưa biết đến các kỹ năng xã hội cũng như cách thể hiện cảm xúc của mình cho phù hợp.

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM: Dạy cho bé những từ ngữ cần để thể hiện cảm xúc (ví dụ: "Khó quá" hoặc "Bực ghê") hoặc bạn có thể giúp bé biểu lộ cảm xúc của mình (ví dụ: "Bố/mẹ thấy hình như con đang cáu vì không mở được nắp bình ra đúng không nào", v.v). Ngoài ra, nếu bạn nhìn thấy bé sắp sửa "bùng nổ", hãy cố gắng làm gì đó để ngăn chặn trước khi sự việc xảy ra.

Cắn vì bị đe dọa

Một vài bé hay cắn để tự vệ vì chúng cảm thấy mình đang bị đe dọa. Thường thì do sợ hãi nên chúng phản ứng theo cách này để tự bảo vệ mình.

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM: trấn an bé và giúp bé giảm bớt căng thẳng bằng cách tạo cho bé cảm giác được bảo vệ và che chở. Nếu được, bạn hãy can thiệp để bé không cảm thấy bị đe dọa và giúp bé thoát khỏi tình thế này. Cũng nên dạy cho bé những từ ngữ mang tính khẳng định như "Cái này của con" hoặc "Không được".

Cắn để làm người khác chú ý đến mình

Cách mọi người chăm sóc bé và phản ứng với thái độ của bé có thể khiến bé nhầm tưởng rằng người khác đang ủng hộ hành vi cắn của chúng. Ví dụ, một tiếng kêu the thé, hay tiếng cười khúc khích, v.v có thể khuyến khích bé lại cắn vào một lần khác. Nếu bé nhận thấy rằng mọi người chú ý đến chúng mỗi khi cắn, dù là chú ý theo kiểu ủng hộ hay phản đối, thì chúng có thể làm điều đó nhiều lần nữa.

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM: chú ý đến bé khi chúng KHÔNG cắn, và hạn chế (nếu có thể được) mức chú ý của bạn ngay sau khi bé vừa cắn một người nào đó.

“Cuộc sống, tình yêu thương và tiếng cười là những tặng phẩm vô giá dành cho con”.

*Phyllis Dryden*

Có một vài lý do khác khiến bé có hành vi cắn người khác (ví dụ để thử tìm hiểu nguyên nhân và kết quả, để bắt chước, để giải quyết cơn giận hoặc là do quá mệt, v.v.).Cần nhớ rằng khi chăm sóc bé dù trong bất kỳ trường hợp nào người lớn cũng không được cắn lại các bé. Chúng ta không muốn bé thấy rằng cắn là cách thể hiện cảm xúc tiêu cực. Cắn lại là trả thù, và dĩ nhiên đó KHÔNG PHẢI là cách xử sự mà chúng ta muốn bé học theo!

Cách tốt nhất là chúng ta nên cư xử kiên quyết với bé và sử dụng các từ ngữ có tính ngăn cản như “KHÔNG ĐƯỢC”, sau đó giải thích ngắn gọn rằng cắn sẽ làm người khác đau, do đó không được phép cắn người khác.. Cần phải hành động ngay lập tức khi hành vi này xảy ra và nên tách các bé khỏi hoàn cảnh đó. Bạn sẽ cần phải an ủi đứa bé bị cắn, nhưng bạn cũng nên an ủi cả đứa bé vừa cắn. Các bé có thể cảm thấy sợ hãi hay lo sợ sau khi vụ việc xảy ra, hoặc có bé thì muốn nhìn thấy vết thương ở đứa bé kia. Bạn có thể cho bé xem vết thương nếu cả hai đều đồng ý.

Hãy nhớ, hiện tượng cắn ở bé nhỏ là phổ biến (khoảng 10% bé em) trong sự phát triển của trẻ, nhưng đây là hành vi không thể chấp nhận được, và chúng ta cần phải bày cho các bé cách xử sự phù hợp hơn. Hãy chỉ cho bé cách cư xử đúng, dạy cho chúng các từ ngữ mà chúng cần để giao tiếp, đưa ra các hoạt động thay thế hoặc những tình huống ít căng thẳng hơn đối với bé. Hãy thể hiện bằng giọng điệu của bạn (nhưng KHÔNG phải bằng cách la hét) để các bé thấy rằng hành động cắn sẽ không bao giờ được chấp nhận.

Để biết thêm thông tin, hãy xem phần Phát triển Xã hội.

Bài viết này của tác giả Sally-Anne McCormack M.A.P.S.

Dip T (Psych Maj); Postgrad Dip Psych (Ed); B Ed: M Psych (Ed &Dev)

Sally-Anne là nhà tâm lý học ở Melbourne, cựu giáo viên và là mẹ của 4 con. Cô có 2 trang mạng là: www.psychonline.com.au và www.parentsonline.com.au

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;