MỤC LỤC BÀI VIẾT
Điều quan trọng trong cách dạy con là dạy cho trẻ từ thuở ấu thơ hiểu rằng là một thành viên trong gia đình trẻ phải có trách nhiệm giữ gìn những món đồ thuộc về mình.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em ngày nay có rất nhiều “đồ đạc”. Đồ chơi và sách vở là những thứ cần thiết cho việc chơi và học của trẻ, những đồ đạc này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhưng nếu chúng quá bừa bộn thì sẽ làm trẻ bị phân tâm, gây khó khăn cho việc tập trung cũng như chơi mà học một cách có hệ thống. Vậy làm thế nào để quản lí đồ đạc của trẻ.
Điều quan trọng trong việc nuôi dạy con tốt là dạy cho trẻ từ thuở ấu thơ rằng là một thành viên trong gia đình trẻ phải có trách nhiệm giữ gìn những món đồ thuộc về mình. Thử hình dung một em bé vừa mới biết ngồi đang chơi trò xây dựng mô hình từ những khối gỗ với bố. Ông bố xây dựng một cái tháp sau đó em bé phá nó và họ cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần. Khi họ chơi xong, ông bố gợi ý em bé phụ bỏ những khối gỗ vào trong giỏ và em bỏ một khối vào. Từ khi còn rất nhỏ trẻ đã học cách cất giữ đồ đạc. Phương pháp dạy bằng cách gợi ý trẻ cùng cất đồ và dọn dẹp sạch sẽ sau khi chơi xong các bậc phụ huynh đang giúp trẻ hình thành một thói quen tốt cho sự phát triển của trẻ về nhận thức không chỉ cho bây giờ mà cho cả cuộc đời còn phải học hỏi nhiều sau này. Chúng sẽ học được giá trị của các đồ vật thuộc về chúng, học cách phân loại và sắp xếp, học cách làm thế nào để trở thành một thành viên trong gia đình bao gồm cả việc chia sẻ những trách nhiệm để chuyện chung sống cùng nhau trở nên dễ chịu hơn.
Vậy làm thế nào để khuyến khích trẻ làm theo ý mình? Cách dạy trẻ đúng đắn phải như thế nào? Điều đầu tiên là sắp đặt mọi thứ trong nhà ngăn nắp để việc cất đồ của trẻ trở nên dễ dàng. Điều thứ hai là làm cho việc cất đồ trở thành một niềm vui.
Xếp đặt mọi thứ gọn gàng
Cách dạy con đúng là giúp trẻ chịu trách nhiệm với những đồ vật thuộc về mình bằng cách xếp đặt chúng theo một trật tự đơn giản và gọn gàng qua đó duy trì thói quen này suốt từ thuở ấu thơ. Đồ chơi được xếp gọn gàng và trật tự sẽ không gây cho trẻ quá nhiều lựa chọn khi chơi, hướng trẻ đến việc chỉ chơi với những gì đang có, giúp trẻ có thêm không gian để xếp đặt và tưởng tượng đồng thời tránh những xao nhãng khi chơi.
Thay vì dùng một cái hộp to để chứa lộn xộn tất cả đồ chơi hãy thử những cái nhỏ hơn chứa từng thứ theo chủ đề như; xe hơi, mô hình, thú vật, nhạc cụ… Cần có phương pháp dạy giúp trẻ dễ hiểu và dễ nhớ như mỗi một hộp nên có nhãn hoặc hình dán bên ngoài để giúp trẻ xác định thứ đồ chơi mà chúng cần bên trong hộp. Sau khi trẻ chơi xong, bằng cách đưa cho trẻ hộp chứa và yêu cầu chúng chọn đúng đồ vật trên nhãn để cho vào thì là bạn đã làm cho việc quản lí đồ đạc của chúng trở nên dễ dàng hơn.
Cân nhắc việc xoay tua đồ chơi và sách. Quá nhiều đồ chơi hiện diện cùng một lúc sẽ chỉ khiến trẻ xao nhãng hơn là dành thời gian tập trung vào một món đồ chơi tại một thời điểm. Trong một chừng mực nào đó bạn nên cất (hoặc tiêu hủy) những đồ chơi phát sinh hoặc những thứ đã không còn hứng thú với trẻ. Phân loại đồ chơi thành từng chủ đề để có thể xoay tua chúng thường xuyên; những thứ không nằm trong vòng xoay tua nên được cất và mang trở ra trong vài tuần kế tiếp. Làm như vậy bạn vừa hạn chế được sự bừa bộn vừa giữ cho đồ chơi luôn mới và hấp dẫn trẻ.
Làm cho việc cất đồ trở thành niềm vui
Điều quan trọng chính là áp dụng phương pháp dạy gợi ý trẻ cùng bạn cất đồ chơi nhưng cũng đừng quá mong đợi chúng làm chuyện này một cách thành thạo. Bạn nên chú ý đến những biến số như độ tuổi của trẻ, thời điểm trong ngày (đó là lúc trẻ đang mệt hay đói?) hoặc bất cứ những gì đang diễn ra tại thời điểm đó trong tham vọng nuôi dạy con tốt của mình. Tỏ ra cương quyết trong chuyện muốn trẻ phụ cất đồ nhưng cũng hết sức thực tế về khả năng trẻ có thể đạt được. Sau đây là những cách mà bạn có thể áp dụng để khiến việc cất đồ trở thành niềm vui.
Trẻ dường như hào hứng với chuyện cất đồ nếu có bạn cùng làm. Hãy áp dụng phương pháp dạy phân chia công việc giữa bạn và trẻ như là bạn sẽ cất những con thú còn trẻ chịu trách nhiệm về những khối mô hình.
Khi chơi cùng trẻ, quan sát thời điểm trẻ chuyển từ món đồ chơi này sang món khác và dùng nó như là cơ hội để dạy trẻ, “Chúng ta sẽ chuyển sang chơi trò mô hình nhưng chúng ta phải cất quyển sách này trước đã”.
Làm không khí trở nên vui vẻ bằng cách ca một bài hoặc mở nhạc trong lúc bạn và trẻ dọn dẹp.
Lập một thời gian biểu cho số lần dọn dẹp đồ chơi trong ngày, chẳng hạn như dành 5 phút trước mỗi bữa trưa và bữa tối để sắp xếp mọi thứ trở lại ngăn nắp.
Với trẻ đã tương đối lớn thì sự phát triển của trẻ về việc được chiến thắng là khá rõ ràng nên hãy dùng đồng hồ bấm giờ để xem ai là người cất được nhiều đồ nhất trong khoảng thời gian 3 phút. Điều này làm cho việc dọn dẹp đồ chơi trở thành một trò chơi hơn là một nhiệm vụ. Cũng được xem là một cách dạy con đầy thông minh.
Những việc nhà mà trẻ có thể làm
Cùng với việc dọn dẹp đồ chơi bé của bạn cũng tỏ ra thích thú với chuyện phụ giúp việc nhà và đây là một thói quen tốt cần được khuyến khích. Một lần nữa bạn đừng nên quá mong đợi bé sẽ làm tốt công việc được giao. Có thể bé sẽ không làm được như bạn nhưng điều quan trọng là bé đã tự mình làm việc đó. Vậy những công việc nhà nào mà một đứa trẻ có thể đảm nhận? Điều này phụ thuộc vào tuổi và độ phát triển của trẻ nhưng những việc đơn giản nhất có thể được làm từ khi trẻ 18 tháng tuổi, chúng bao gồm:
- Quét nhà với chổi và đồ hốt.
- Cho đồ dơ vào giỏ đựng đồ dơ mỗi khi tắm.
- Đưa cho bạn đồ và móc áo khi bạn và bé phơi đồ.
- Xếp và cất đồ sau khi giặt phơi.
- Hướng dẫn và trông chừng trẻ lấy đồ ra từ máy rửa chén.
- Phụ dọn bàn ăn.
- Phụ lau bàn sau khi ăn.
- Giũ khăn ẩm.
Phân chia công việc giữa bạn và trẻ như là bạn sẽ cất những con thú còn trẻ chịu trách nhiệm về những khối mô hình.