Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Dạy bé tập nói

Trẻ biết nói là một dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Để trẻ có thể phát âm chuẩn cũng như sử dụng từ chính xác, bố mẹ cần để tâm đến việc dạy trẻ tập nói. Bài viết của Huggies sẽ đưa ra những cách dạy trẻ tập nói hiệu quả, dễ thực hiện!

Tham khảo thêm các loại bỉm phù hợp cho bé:

Sự phát triển ngôn ngữ của bé qua các giai đoạn

Khi mới sinh ra, trẻ chưa thể nói chuyện và chỉ có thể thể hiện cảm xúc hay tâm trạng thông qua những cử chỉ như khóc, nhăn mặt. Bố mẹ chỉ có thể lắng nghe và thấu hiểu trẻ thông qua những ngôn ngữ hình thể. Đến từng giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có sự phát triển ngôn ngữ khác nhau như sau:

  • Giai đoạn 3 tháng tuổi: Khi được 3 tháng tuổi, bé đã biết lắng nghe giọng nói cũng như quan sát khuôn mặt khi bạn trò chuyện cùng bé. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất thích thú khi lắng nghe những âm thanh và giọng nói trong môi trường xung quanh.
  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Khi được 6 tháng tuổi, bé đã bắt đầu bập bẹ nói được những âm thanh khác nhau. Thông thường bé sẽ phát âm được “ba-ba” hoặc “da-da”. Đến đầu tháng thứ 7, một số bé đã có thể lắng nghe và trả lời khi được gọi tên. Ở giai đoạn này, bé thường chỉ có thể phát âm ngẫu nhiên và không có nghĩa.
  • Giai đoạn 9 tháng tuổi: Khi được 9 tháng tuổi, bé bắt đầu có thể hiểu những từ có bản như “tạm biệt” và “không”. Trẻ cũng đã biết sử dụng phụ âm và điều chỉnh âm điệu của giọng nói.
  • Giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi: Đa số các bé có thể nói được những từ đơn giản như “mama” và “baba” khi được 1 tuổi. Trẻ cũng có thể hiểu được những câu nói ngắn gọn của bố mẹ, ví dụ như “Con hãy ngồi xuống”.
  • Giai đoạn 18 tháng tuổi trở lên: Khi trẻ được 18 tháng tuổi trở lên, bé đã có thể nói được những từ đơn giản như các bộ phận trên cơ thể, tên người. Trẻ có thể lặp lại theo những từ đơn giản khi bạn nói chuyện với trẻ.
  • Giai đoạn 2 tuổi: Khi được 2 tuổi, bé đã có khả năng nói được những câu ngắn gọn từ 2 - 4 từ, ví dụ như “Con, sữa” hoặc “Mẹ ơi, tè”. Trẻ ở độ tuổi này cũng học thêm những từ ngữ chỉ sự vật như “ghế”, “bàn”.
  • Giai đoạn 3 tuổi: Khi được 3 tuổi, vốn từ vựng của trẻ sẽ nhanh chóng mở rộng. Bé sẽ biết thêm những ngôn ngữ trừu tượng như “lúc này”, “bây giờ”, những từ ngữ chỉ cảm giác như “vui”, “buồn”.

Xem thêm các thông tin liên quan đến việc mang bỉm cho trẻ sơ sinh đến khi trẻ 3 tuổi:

https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/cac-su-kien-quan-trong-cua-be/su-phat-trien-cua-be/be-10-thang-tuoi-biet-lam-gi

Giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ đã biết quan sát khuôn mặt bạn khi bạn trò chuyện cùng trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

9 cách dạy bé tập nói hiệu quả

Dưới đây những cách dạy bé tập nói mà bố mẹ có thể tham khảo và đồng hành cùng con trong quá trình trẻ tập nói:

Thường xuyên nói chuyện cùng bé

Thường xuyên nói chuyện cùng trẻ cũng là một cách giúp bé tập nói hiệu quả. Bố mẹ có thể nói chuyện với bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ hay khi bé vừa sinh ra, việc này sẽ giúp trẻ làm quen dần và có hứng thú với lời nói.

Khi chơi cùng trẻ hay khi chăm sóc trẻ, bố mẹ có thể nói chuyện với bé bằng giọng điệu vui vẻ, đồng thời giao tiếp bằng mắt để tương tác với con tốt hơn. Theo các chuyên gia y khoa, khi bố mẹ trò chuyện cùng trẻ nhiều, trẻ sẽ có xu hướng biết nói sớm hơn so với những trẻ có bố mẹ ít trò chuyện.

Mẹ có thể tham khảo thêm sự phát triển về trí nhớ của bé

Đặt câu hỏi cho bé

Khi trẻ phát triển, trẻ sẽ dần quan tâm đến môi trường xung quanh nhiều hơn. Vậy nên, bố mẹ nên bắt đầu đặt câu hỏi cho con nhiều hơn khi trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.

Bố mẹ có thể bắt đầu với những câu hỏi đơn giản ví dụ như: “Con có muốn uống sữa không?”, “Con có muốn đi chơi không?”,... Khi trẻ lớn dần lên, bạn có thể trò chuyện với trẻ về sự vật hay con người xung quanh trẻ nhiều hơn, chẳng hạn như: “Ông nội ở kia”, “Con nhìn xem, đằng kia có một chiếc xe ô tô.”,...

Tham khảo thêm cách sử dụng bỉm đúng chuẩn cho con mẹ nhé: 

Giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ đã biết quan sát khuôn mặt bạn khi bạn trò chuyện cùng trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Bố mẹ trò chuyện với trẻ về những sự vật xung quanh cũng là cách giúp trẻ tập nói (Nguồn: Sưu tầm)

Sao chép âm thanh của bé

Khi trẻ đến giai đoạn 3 - 4 tháng tuổi, trẻ sẽ dần bập bẹ những âm thanh như dada, baba,... nhiều hơn. Bố mẹ hãy thử lặp lại những âm thanh mà trẻ phát âm. Việc này sẽ khuyến khích trẻ nói nhiều hơn, đồng thời cũng là bước khởi đầu cho quá trình dạy trẻ tập nói.

Hành động hào hứng và vui vẻ nếu trẻ nói

Khi trẻ đến giai đoạn nói bập bẹ, trẻ sẽ biết bộc lộ cảm xúc qua giọng nói của mình. Đến 6 tháng tuổi, bé sẽ nhận biết được sự tức giận hay kích động trong giọng nói của bố mẹ, nhờ đó trẻ sẽ biết cách để thu hút sự chú ý của bạn khi bé khó chịu hoặc đói.

Khi trẻ bắt đầu nói chuyện với những âm điệu khác nhau, bố mẹ nên ủng hộ, tạo cảm giác hào hứng và vui vẻ cho trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy được khuyến khích và làm điều đó nhiều hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên hướng dẫn và rèn luyện trẻ nói những từ ngữ mới để xây dựng vốn từ cho bé.

Hát cho bé nghe

Những bài hát thiếu nhi cũng là một phương thức giúp trẻ luyện nói. Sự kết hợp giữa ngôn từ với giai điệu sẽ giúp trẻ tập trung lắng nghe, cũng như giúp ích cho quá trình học cách phát âm của trẻ.

Bé sẽ không để tâm tới việc bạn hát hay hay hát dở, bé chỉ thích nghe giọng hát của bố mẹ mà thôi. Bạn có thể hát bất kỳ bài hát nào, nhạc thiếu nhi hay nhạc dân gian, miễn là nó phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Tham khảo thêm cách chọn nhạc cho bé phù hợp để bé phát triển toàn diện

Hành động hào hứng của bố mẹ giúp trẻ tập nói

Bố mẹ nên tạo cảm giác hào hứng cho trẻ khi trẻ nói (Nguồn: Sưu tầm)

Dùng từ ngữ ngắn gọn và đơn giản

Ban đầu hãy dạy trẻ phát âm những từ đơn giản. Sử dụng những câu ngắn gồm 1 hoặc 2 từ để bé dễ nhớ và bắt chước. 

Làm mẫu cho bé

Bố mẹ luôn là hình mẫu tạo cơ hội cho bé phát triển ngôn ngữ thông qua việc nghe và bắt chước theo. Khi trò chuyện với bé, hãy nói những câu ngắn hoặc dài hơn chút để bé có thể hiểu và nói theo.

Mở rộng vốn từ vựng

Bạn có thể bổ sung vốn từ cho bé bằng cách thêm một vài từ mới trong những câu bé nói, Bé sẽ biết nhận diện thêm từ mới và biết cách liên kết các từ với nhau. Có thể sẽ mất nhiều thời gian để bé nói được một câu dài, vì vậy cần có sự kiên nhẫn để giúp bé luyện tập. 

Khuyến khích bé lựa chọn

Khi đặt câu hỏi, hãy đưa ra nhiều đáp án và khuyến khích bé lựa chọn đáp án mà bé thích. Việc làm này rất quan trọng vì giúp nắm bắt nhanh các câu nói và tạo cơ sở cho sự thành công của bé sau này. 

Tham khảo thêm loại tã phổ biến cho con: Tã dán là gì? Thông tin mẹ cần biết và kinh nghiệm mua tã dán an toàn cho bé

Bố mẹ cần làm gì khi con bị chậm nói

Khi trẻ bị chậm nói, bố mẹ cần quan sát và có biện pháp khắc phục sớm để tránh việc trẻ bị tự ti với các bạn đồng trang lứa. Dưới đây là một số cách và mẹo trị trẻ chậm nói:

  • Kiểm tra thính giác: Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị mất thính lực đạt đến 3/1000, đây cũng là một yếu tố khiến trẻ bị chậm nói. Đa số các bệnh viện đều khám sàng lọc thính giác cho trẻ ngay sau khi sinh. Bố mẹ nên cho bé đi kiểm tra thính giác trong giai đoạn 3 tháng tuổi nếu bé không đạt sàng lọc thính giác ban đầu.
  • Thăm khám bệnh học ngôn ngữ: Các nhà bệnh học về ngôn ngữ (Speech-language pathologist - SLP) có thể chẩn đoán và đưa ra cách điều trị các bệnh lý liên quan đến rối loạn ngôn ngữ, giọng nói làm bé bị chậm nói. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên, trò chơi hữu ích để khắc phục vấn đề về kỹ năng ngôn ngữ và giọng nói của trẻ.
  • Sàng lọc bệnh lý: Trẻ sẽ được sàng lọc về các khuyết tật trên cơ thể hay các hành vi rối loạn phổ tự kỷ hay nhận thức. Những rối loạn hay bệnh lý này có thể gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ.
  • Tập trò chuyện với trẻ: Thường xuyên trò chuyện với bé trong giai đoạn đầu trẻ tập nói thông qua việc dỗ dành, hát hay tập nói. Quá trình này sẽ giúp trẻ quen với việc giao tiếp và giúp trẻ nhanh nói hơn.
  • Tham khảo thêm tã cho bé: Tã giấy: Hướng dẫn mẹ lựa chọn tã giấy tốt, an toàn cho trẻ sơ sinh

    Những điều bố mẹ cần làm khi trẻ chậm nói

    Trò chuyện với bé thường xuyên sẽ giúp bé nhanh nói hơn (Nguồn: Sưu tầm)

    Trên đây là những phương pháp bố mẹ có thể áp dụng để tập nói cho trẻ, cũng như những điều cần lưu ý khi trẻ chậm nói. Nếu còn phân vân bất cứ điều trong quá trình phát triển của trẻ, hãy truy cập Góc Chuyên gia của Huggies để được tư vấn!

    EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;