MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trẻ mấy tháng biết đi? Làm sao xác định trẻ chậm biết đi? Bé 13, 14 tháng chưa biết đi có sao không? Mặc dù quá trình phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, tuy nhiên bố mẹ vẫn có thể theo dõi sự lớn lên của con qua những biểu hiện nhất định. Do vậy, những cột mốc đáng chú ý dưới đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp mẹ thành công trong việc nuôi dạy con. Cùng Huggies tìm hiểu trong bài viết sau mẹ nhé!
>> Xem thêm loại tã phù hợp cho giai đoạn tập đi của bé:
- Tã bỉm quần là gì? Các loại tã quần tốt 2024 và cách chọn bỉm quần phù hợp cho trẻ
- Hướng dẫn mẹ cách chọn tã bỉm quần nào tốt cho bé, chất lượng và an toàn nhất
- Tã bỉm cho bé 20kg vừa vặn, siêu thấm cho bé thỏa thích vận động
Các mốc phát triển
Các cột mốc phát triển là chỉ số quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của bé. Những mốc phát triển này được phân thành nhiều loại gồm nhận thức, thể chất, xã hội và cảm xúc. Đa số những mốc phát triển quan trọng thường diễn ra trong năm đầu tiên.
- Cười
- Lăn
- Cầm, nắm
- Ôm
- Ú òa
- Ngồi
- Bò
- Đứng
- Đi
Trong đó, trẻ biết đi là một trong những cột mốc được nhiều các mẹ quan tâm nhất. Vậy trẻ mấy tháng biết đi?
Trẻ mấy tháng biết đi
Tốc độ phát triển của mỗi trẻ thường sẽ khác nhau, sẽ có trẻ biết đi sớm hay muộn hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể dựa vào các cột mốc phát triển trung bình dưới đây để tham khảo trẻ mấy tháng biết đi nhé!
Từ 12 – 18 tháng tuổi
Hầu hết các bé sẽ cất những bước đi đầu đời khi khoảng độ 1 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé chậm biết đi hơn các bạn cùng trang lứa, nhưng ba mẹ không cần quá lo lắng, bởi nếu con học lật, học bò chậm hơn những bé khác thì con sẽ cần thêm vài tuần hay vài tháng để tập đi.
Sau khi chập chững những bước đi đầu tiên, bé sẽ học cách ngồi xổm xuống và đứng lên trở lại. Nếu đã đi vững, bé có thể sẽ thích những đồ chơi chuyển động đẩy hoặc kéo. Ở giai đoạn này, bố mẹ hãy chuẩn bị các đồ chơi, xe vịn tập đi để bé tự tin đi vững và giúp giữ cân bằng. Ngoài ra, bố mẹ hãy đảm bảo rằng môi trường xung quanh bé an toàn, không góc nhọn nguy hiểm, và đừng bao giờ để bé rời tầm mắt của mình nhé.
>> Xem thêm các loại tã giấy có thể sử dụng trong giai đoạn bé tập đi:
- Trẻ mấy tháng mặc được bỉm quần? Cách chọn tã quần theo tháng tuổi và cân nặng
- Tã dán là gì? Thông tin mẹ cần biết và kinh nghiệm mua tã dán an toàn cho bé
Từ 19 – 24 tháng tuổi
Khi tay chân đã cứng cáp, bé sẽ thích vừa đi vừa giữ một đồ vật gì đó trong tay, ví dụ như quả bóng, thú nhồi bông... Do đó, mẹ nên chuẩn bị một vài món đồ chơi dạng tương tự như thế để khuyến khích việc tập đi của trẻ.
Từ 25 – 36 tháng tuổi
Vào năm 2 tuổi, bé đã đi bộ dễ dàng và còn có thể tham gia vào một số trò chơi như đuổi bắt, tập hát,... Những bước đi lúc này của bé sẽ cân bằng hơn, trẻ dần sử dụng gót chân để đi chứ không đi nhón gót nữa.
Ở giai đoạn này, bé cũng rất thích leo trèo, chạy nhảy vì thế ba mẹ sẽ chú ý và giữ an toàn tốt cho bé để tránh té ngã nhé!
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ rằng:
Theo tổ chức Y tế Thế giới, có 6 mốc vận động để đánh giá sự phát triển vận động bình thường của trẻ bao gồm:
- Từ 4-9 tháng: Ngồi không cần đỡ
- Từ 5-11.5 tháng: Đứng vịn
- Từ 5-13.5 tháng: Bò phối hợp tay chân
- Từ 6-14 tháng: Vịn đi
- Từ 7-17 tháng: Đứng vững
- Từ 8-18 tháng: Đi vững
Nếu sau mốc thời gian kể trên bé vẫn chưa vận động đạt chuẩn thì gọi là chậm vận động theo tuổi, mẹ cần đưa bé đi khám nhé!
>> Hướng dẫn mẹ cách sử dụng bỉm:
- [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN
- Nên dùng tã dán hay tã quần? Loại nào tốt? Cách chọn tã phù hợp cho bé
Khi nào nên dạy trẻ tập đi?
Để có được những bước đi đầu tiên, trẻ nhỏ thường phải trải qua nhiều giai đoạn:
Bé 13 tháng chưa biết đi? Trẻ 14 tháng chưa biết đi? Các mốc tuổi này chỉ là tương đối và không bé nào giống bé nào. Có vài bé bỏ giai đoạn bò mà tiến thẳng từ ngồi sang đứng dậy và đi. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể sử dụng một số phương pháp để hỗ trợ dạy trẻ tập đi khi lên 1 tuổi.
Ba mẹ nên làm gì khi dạy trẻ tập đi
Điều tuyệt vời nhất khi dạy trẻ tập đi là hãy bắt đầu với việc không mang giày, bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Chỉ khi bé đã đi vững hơn một chút, mẹ mới nên cho con đi lại bằng giày. Giai đoạn dưới 3 tuổi, bàn chân bé được cấu tạo bởi 70% là sụn. Độ tuổi này cũng là giai đoạn quyết định tới sự phát triển xương bàn chân của bé. Nếu dạy bé tập đi không đúng cách, hay mang phải những đôi giày không thoải mái sẽ dẫn tới sự phát triển sai lệch của xương bàn chân và dễ dẫn tới các hội chứng như bàn chân bẹt, chân vòng kiềng, ngón chân búa, móng mọc ngược vào trong. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần 1 số lưu ý sau khi dạy trẻ:
- Dìu, nâng đỡ bé đi từng bước một.
- Khi bạn thay quần áo cho bé, hãy để bé đứng. Bé đứng nhiều sẽ chắc khỏe cơ, xương chân, là tiền đề rất tốt để bé tập đi.
- Nên lót sàn nhà bằng những miếng xốp, đệm để bước chân bé được vững hơn, không bị trơn trượt, đồng thời bảo vệ bé khi ngã.
- Khi bé đã biết đứng vịn tay vào đồ vật, mẹ có thể huấn luyện bé vịn tay vào ghế, thành giường và bước từng bước, di chuyển từ ghế này sang ghế khác.
- Hạn chế bế bé, chỉ nên bế lúc cần thiết. Bởi những bé quen được bế bồng sẽ không thích tập đi nữa.
- Đề phòng những vật cao: Không bao giờ được để bé một mình trên giường, bàn hay những đồ nội thất cao khác trong nhà. Nên sử dụng dây đeo an toàn khi bé ngồi trên xe đẩy hoặc ghế dành cho bé. Tránh cho bé chơi một mình ngoài ban công.
>> Xem thêm:Tã Bỉm Em Bé các loại, đủ kích thước từ sơ sinh đến trên 15kg bán chạy 2024
Cách dạy trẻ chậm biết đi
Cần xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm biết đi và tìm cách khắc phục nguyên nhân đó. Dưới đây là một số cách dạy bé chậm biết đi do thiếu sự vận động:
- Nắn tay, chân cho trẻ: Một trong những cách dạy trẻ chậm biết đi bằng phương pháp nắn tay chân, đó là thực hiện động tác kích thích đôi chân của bé đó là co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”. Khi nắn thì chân tay duỗi thẳng ra, ba mẹ hoặc người thân vừa nắn và vừa trò chuyện với bé, làm cho em bé vừa cảm thấy thoải mái, vừa có thể học ngôn ngữ và vừa có ích cho sự vận động của bé. Việc nắn tay chân sẽ giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ và làm tăng khả năng phản xạ của gân xương. Hiệu quả của việc nắn tay chân là làm tăng khối cơ chân và sức co của đôi chân trẻ.
- Kích thích trẻ vận động: Cách dạy trẻ chậm biết đi bằng cách để đồ chơi ở ngoài tầm với của trẻ, sẽ kích thích sự vận động của trẻ. Hãy chọn món đồ chơi mà bé yêu thích, đó cũng có thể là những vật dụng đơn giản, ví dụ như cốc và thìa, là những món đồ chơi mà các bé rất thích. Bé có thể cầm thìa để mút và gặm cốc, hoặc dùng thìa gõ vào cốc để phát ra tiếng động. Nếu có thể, ba mẹ nên lựa chọn những đồ chơi, vật dụng được làm bằng chất liệu gỗ để đảm bảo an toàn đối với trẻ, vì chúng không vỡ và không gây chấn thương.
- Tạo không gian để bé tập đi: Một không gian đủ rộng và an toàn phù hợp cho bé có thể tập đi. Muốn trẻ tập đi được, phải có không gian để trẻ tập bò và vận động. Với cách dạy trẻ chậm biết đi này, ba mẹ có thể bố trí thêm các thanh nắm, xe đẩy, có tác dụng kích thích bé tập đi. Khi đó, bé sẽ tự tin hơn trong việc tập đi, nhất là với những bé hơi nhút nhát.
- Nâng đỡ bé: Ba mẹ cần phải kích thích và nâng đỡ bé để giúp bé tập đi. Nâng đỡ tức là khi bé cố gắng tập một động tác nào đó thì ba mẹ có thể hỗ trợ để giúp bé thực hiện thành công và khiến bé thấy việc tập vận động là rất thú vị. Nâng đỡ trong cách dạy trẻ chậm biết đi còn giúp bé không hoảng sợ khi tập bò, tập đứng hay tập đi.
- Khích lệ trẻ: Ba mẹ cũng cần động viên bé bằng cách khen ngợi và ôm ấp bé vào lòng.
- Để trẻ ở gần những trẻ cùng trang lứa khác: Cho trẻ tham gia vào các cuộc vui chơi với các bạn cùng trang lứa, cũng đang độ tuổi học đi. Đây cũng là một trong những cách dạy trẻ chậm biết đi vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, cần tránh để trẻ vào nhóm chênh lệch sự vận động vì có thể không có tác dụng kích thích trẻ. Khuyết điểm của biện pháp này có thể khiến trẻ bị lây nhiễm từ trẻ khác nếu trẻ đó bị bệnh.
>> Xem thêm: Có nên dùng bỉm vải cho bé không? Cách chọn tã vải khô thoáng, an toàn
Với những thông tin trên, chắc hẳn các mẹ cũng đã biết trẻ mấy thấy biết đi rồi phải không nè! Mỗi bé có một sự phát triển khác nhau. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng khi con chậm biết đi hơn những bạn đồng lứa.
Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. Tham khảo thêm về giá các loại tã quần giá rẻ Huggies mẹ nhé!