Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh

Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Bé một tháng tuổi được gọi là trẻ sơ sinh. Trong suốt thời gian một tháng đó, có vẻ như bé không thay đổi nhiều. Điều này không có gì bất thường và bạn không phải là cặp làm cha mẹ đầu tiên thất vọng vì chẳng có gì đặc biệt xảy ra trừ việc ngủ và bú sữa. Đừng lo lắng vì mặc dù “cục cưng” của bạn không cười đùa cùng bạn hoặc không thèm nhìn bạn âu yếm, nhưng một khi bạn hiểu ra quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, bạn sẽ nhận ra nhiều điều quan trọng đang diễn ra trong cơ thể bé tí ấy.

Trong phần này, bạn sẽ biết được những giai đoạn trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và tìm hiểu những việc cần làm để giúp bé nhận biết môi trường xung quanh trong lúc tạo dựng mối liên kết với bạn.

Tham khảo: Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần

Giác quan giúp cho sự phát triển của trẻ sơ sinh

Một trong những thứ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh là giác quan. Bé được sinh ra với đủ 5 giác quan (dù một số bé không may mắn bị mất thính giác hay thị giác).

Một số giác quan của trẻ sơ sinh thậm chí làm việc từ lúc bé chưa được sinh ra. Bạn sẽ để ý thấy âm thanh lớn như tiếng sập cửa hay kèn xe có thể làm bé đang nằm trong tử cung tỏ ra sợ hãi, việc này cho thấy tai của bé đã hoạt động rồi và thính giác vẫn còn tiếp tục phát triển vài tháng sau sinh.

Khứu giác và vị giác của bé cũng hoạt động từ lúc sinh ra. Thật sự, em bé còn có nhiều gai vị giác hơn người lớn nữa. Bé sẽ nhận ra và thích vị ngọt hơn các vị chua, đắng hoặc mặn. Thị giác cũng phát triển nhanh nhưng là giác quan yếu nhất của trẻ sơ sinh. Trong khi xúc giác lại đặc biệt tốt, nhất là vùng quanh miệng.

Bạn có thể đọc các bài về Giác quan trẻ sơ sinh để tìm hiểu thiên thần bé nhỏ của bạn có thể thấy gì, nghe gì và cảm nhận gì và có cái nhìn thú vị về sự phát triển và nhận thức giác quan của bé.

Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ

Cùng chơi với bé

Mặc dù bé dành hầu hết thời gian cho việc ngủ và ăn, bé vẫn sẽ tìm kiếm sự tương tác với bạn. Trẻ sơ sinh nhanh chóng học được cách giao tiếp, ở tuổi này, bé thích ba mẹ và những ai chăm sóc bé hơn là thích đồ chơi hay đồ vật khác.

Trong lúc chăm sóc trẻ sơ sinh, có rất nhiều dịp để bạn chơi với bé và giúp thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ.

Tham khảo: Chơi cùng bé

Nhìn, nghe và học với bé

Giai đoạn phát triển sơ sinh rất đặc biệt đối với cha mẹ lẫn với bé. Bạn đang được tìm hiểu một giai đoạn quý giá trong cuộc sống của bạn cũng như đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai của bé, kể cả kỹ năng giao tiếp. Không có bé nào giống bé nào, cũng như không người nào giống người nào, nên hãy quan sát, lắng nghe và chơi với bé.

Khi chơi với bé, dù bé chưa nói được nhưng những hoạt động hay phản ứng của bé giúp bạn biết được bé đang muốn gì.

Nét mặt bé sơ sinh. Ví dụ, khuôn mặt nhỏ nhắn của bé sẽ sáng lên khi bạn ôm hay nói chuyện dịu dàng với bé. Bé sẽ nhấp nháy môi khi đói bụng, nhìn ra xa khi mệt mỏi, hoặc khóc cáu kỉnh khi khó chịu và nhiêu đó cũng là quá nhiều việc cho bé để giải quyết.

Ngay cả khi chỉ mới vài ngày tuổi, bé cũng có thể bắt chước bạn le lưỡi hoặc chu môi. Cứ để bé thử! Ít ra bạn cũng được thưởng bằng nụ cười đầu tiên của bé.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

“Phải lòng” bé yêu

Việc quan trọng nhất mà ba mẹ có thể làm sự phát triển của trẻ sơ sinh giai đoạn này là làm cho bé cảm thấy an toàn và ở trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Qua giọng nói của bạn, sự âm yếm và chú tâm đến nhu cầu của bé, bé biết bạn yêu thương bé, điều này giúp gắn kết mối quan hệ giữa bạn và bé suốt đời.

Trong mục Gắn kết với trẻ sơ sinh, HUGGIES® chỉ cho bạn một số mẹo để liên kết với con của bạn. Với một số bạn mới làm cha mẹ lần đầu, những mẹo này có vẻ hiển nhiên nhưng bạn có thể sẽ hiểu lầm là bé không cần nhiều sự yêu thương khi thấy bé chưa phản ứng với những cái ôm hay nụ hôn. Đừng thất vọng bởi vẻ lơ ngơ của trẻ sơ sinh: thật ra bé nhận thức được bạn, giọng nói và mùi thơm của bạn. Dần dần mối quan hệ giữa 2 bên suôn sẻ hơn, bạn sẽ được thưởng bởi những nụ cười và ánh mắt thân thương. Học cách diễn đạt tình cảm với bạn là một phần trong sự phát triển sơ sinh.

Ngược lại bạn cũng không cần quá lo lắng nếu không thấy gắn kết với bé. Một số phụ huynh gắn kết với con rất sớm, một số khác chậm hơn. Mối liên kết giữa cha mẹ và con cái là quá trình phức tạp và không có công thức nào cả. Mối liên kết thực sự được xây dựng bởi sự yêu thương chăm sóc hằng ngày. Điều này đã được chứng minh bởi các cặp phụ huynh phải nhận con nuôi hoặc những em bé phải cách ly với cha mẹ do vấn đề sức khoẻ.

Tuy nhiên, nếu sau một vài tuần bạn vẫn không thấy có sự gắn kết nào với bé, bạn nên cần gặp bác sĩ để tư vấn thêm. Bạn để càng lâu sẽ càng khó tìm ra chuyện gì đang xảy ra và điều này có thể ảnh hưởng sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;