Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chiều cao và cân nặng của trẻ

Chiều cao và cân nặng của trẻ

>> Tham khảo:

  • Chiều cao và cân nặng trẻ 1 tuổi tiêu chuẩn
  • Chiều cao và cân nặng trẻ 2 tuổi tiêu chuẩn
  • Chiều cao và cân nặng trẻ 3 tuổi tiêu chuẩn
  • Chiều cao và cân nặng trẻ 4 tuổi tiêu chuẩn
  • Chiều cao và cân nặng trẻ 5 tuổi tiêu chuẩn
  • Những cột mốc phát triển của bé: chiều cao và cân nặng của trẻ

    Sự phát triển của bé

    Một trong những dấu hiệu chứng tỏ bé khỏe mạnh là sự tăng trưởng đều đặn. Chiều cao và cân nặng của bé là những chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe. Vì thế, việc bị ốm vặt liên miên, hoặc ăn uống không được có thể là những dấu hiệu của việc phát triển không tốt.

    Chúng ta cần biết rằng theo thời gian, sự tăng trưởng của bé có xu hướng chậm dần, do đó tăng cân liên tục là điều không nhất thiết tuần nào cũng phải diễn ra. Tuy nhiên, chiều cao và cân nặng của bé vẫn được cập nhật mỗi lần khám sức khỏe hàng tháng tại trung tâm y tế địa phương.

    Trung bình, em bé đủ ngày đủ tháng khi sinh ra thường nặng khoảng 3kg rưỡi. Trong đó, có khoảng 95% bé nằm ở mức dao động từ  khoảng 2kg rưỡi đến đến 4kg. Những em bé khác xê xích cân nặng theo hướng nhẹ hay nặng cân hơn mức trung bình này một chút cũng là dấu hiệu bình thường.

    Trẻ em thường sụt kí trong những ngày đầu sau khi sinh. Nếu bé sụt khoảng 10% so với số cân ban đầu, bạn đừng lo lắng, vì đây là hiện thượng bình thường ở trẻ sơ sinh. Việc sụt cân này không phải do bé ốm hay yếu, mà là do bé loại bỏ những chất thải, nước tiểu trong ruột của bé ra ngoài.Thông thường, trong khoảng 10 ngày sau khi sinh, bé sẽ tăng cân trở lại, nhưng cũng sẽ có rất nhiều bé khác cần một khoảng thời gian dài hơn để lấy lại số cân nặng cũ.

    Một điều khác bạn nên lưu ý là trẻ em thường tăng cân nặng không ổn định. Nhất là đối với những bé bú sữa mẹ. bé có thể tăng 150-200g những tuần đầu. Sau khi đạt đến ba tháng tuổi, bé tăng cân chậm đi, và sẽ tiếp tục chậm hơn khi bé được 6 tháng. Tuy nhiên cũng có nhưng khoảng thời gian con bạn sẽ tăng cân nhanh rất nhiều so với bình thường.

    Những vấn đề về cân nặng trẻ sơ sinh

    Những tuần và tháng đầu chúng ta thường xuyên để ý tới cân nặng của trẻ. Điều đó rất dễ hiểu. Chậm tăng cân là dấu hiệu của việc bé ăn uống hoặc hấp thu không tốt. Nếu bạn nghĩ rằng con bạn phát triển không tốt thì nên:

    • Kiểm tra lại cách bạn cho bé ăn uống. Cho trẻ bú cần đúng vị trí, bảo đảm trẻ bú được hiệu quả. Có nghĩa là nếu bạn có nhiều sữa hơn thì bé sẽ bú được nhiều hơn. Trẻ bú bình có thể phát triển tốt hơn nếu chúng được bú ít hơn mỗi lần nhưng nhiều lần hơn mỗi ngày.
    • Hỏi bác sĩ về những biểu hiện có liên quan đến sự phát triển của con trẻ và có những điều chỉnh phù hợp. Một đứa trẻ ngủ nhiều và không thích ăn thì cần được đánh thức và dỗ cho ăn.
    • Nhờ đến sự chuẩn đoán của bác sĩ nếu bé không tăng cân ổn định. Xem bé có triệu chứng gì cần lưu ý hay cần một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt không.

    Nên biết chính xác cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng cột mốc thời gian. Tốt nhất hãy cân bé bằng cân điện tử và thường xuyên kiểm tra. Nếu có thể, hãy sắm một chiếc cân điện tử riêng để dùng cho bé.

    Sự tăng trưởng của bé

    Sau khi bé tròn ba tháng, tỉ lệ tăng trưởng sẽ giảm dần. Tương tự, khi bé tròn sáu tháng tuổi và bắt đầu ăn thức ăn đặc, bé sẽ tăng trưởng chậm hơn trước đây.

    Thức ăn đầu tiên khi trẻ ăn dặm có thể sẽ ít calories hơn sữa mẹ hoặc sữa bột. Cả rốt hay rau củ hầm nhừ tán nhuyễn sẽ hợp với bé. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những loại thức ăn dặm và bé sẽ không thể ăn được nhiều bằng bú sữa mẹ hay bú bình.

    Vì thế nếu bạn lo cho cân nặng của bé, bạn có thể giảm bớt những thức ăn đặc và tăng lượng sữa bằng cách cho bé bú mẹ hoặc bú bình nhiều hơn.

    Hãy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe để được tư vấn rằng bạn nên làm gì thích hợp cho việc ăn uống của bé.

    Sự tăng trưởng của bé từ 1-3 tuổi

    Trẻ trong khoảng 1-3 tuổi có thể ăn uống nhiều loại thức ăn đa dạng hơn. Thường bé sẽ tăng trưởng chậm dần ở năm thứ hai và đôi khi có thể bé sẽ hơi gầy hoặc sụt kí. Vậy để làm sao bạn biết khi nào cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ? Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn biết được điều đó.

    bé đã lớn khôn

    Đưa bé đến bác sĩ hay trung tâm y tế hàng tháng để kiểm tra chiều cao và cân nặng chính xác của bé, so sánh với thông số của những tháng trước để biết sự tăng trưởng của bé có đều hay thất thường không. Bạn nên ghi lại cân nặng của bé qua các tháng trong một cuốn sổ sức khỏe để tiện theo dõi.

    Nếu bác sĩ cho rằng có vấn đề đáng quan tâm, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu như:

    • Về vấn đề dinh dưỡng của bé. Bé ăn có tốt không, thức ăn có đầy đủ và phong phú không?
    • Bé có bị bệnh gần đây không? Sự phát triển của bé sẽ bị giảm trước, trong và sau thời gian bé bị ốm.
    • Yếu tố di truyền, thường tạng người trong gia đình bạn thế nào thì bé sẽ có xu hướng phát triển giống như vậy.

    Nếu có vấn đề gì, bác sĩ sẽ kiểm tra lại một lần nữa và có thể chuyển sang cho bác sĩ nhi khoa để bé có thể được kiểm tra xét nghiệm chi tiết hơn.

    Những câu hỏi thường gặp

    Hỏi: Tôi được nghe nói rằng con tôi nên uống ít sữa hơn để phát triển tốt hơn. Thông thường bé uống 3 bình sữa mỗi ngày.

    Trả lời: Sữa là thức ăn bổ dưỡng và cần thiết cho trẻ tuy nhiên nếu uống quá nhiều trẻ sẽ không thể ăn các thức ăn khác. Nên giảm bớt lượng sữa uống mỗi ngày và tăng thêm các thức ăn dặm khác đặc biệt là những món có nhiều calorie như cháo, mì, cơm và khoai tây thì sẽ tốt hơn. Uống quá nhiều sữa cũng có thể khiến con bạn thiếu nhiều chất khác, như sắt hay các khoáng chất khác.

    Để biết thêm thông tin xin xem những thức ăn thích hợp cho con bạn mục Cho bé ăn trong trang của chúng tôi.

    Để biết thêm thông tin ở Sự phát triển của bé và mục chăm sóc bé.

    EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;