Từ 6 tháng tuổi, bé bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và hoàn thiện quá trình này vào khoảng 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bé chậm mọc răng hơn các “nhóc tỳ” cùng tuổi. Vì sao lại vậy? Mẹ tham khảo ngay những nguyên nhân trẻ chậm mọc răng sau đây nhé!
Tham khảo: Các giai đoạn phát triển của trẻ
Bé chậm mọc răng do thiếu can-xi
Can-xi là thành phần chủ yếu xây dựng nên hệ xương và răng của cơ thể. Việc thiếu hụt can-xi là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
Quá trình mọc răng thường bắt đầu khi trẻ 6 tháng và hoàn tất khi trẻ 2-2,5 tuổi
Chỉ trừ trường hợp người mẹ ăn uống quá kiêng khem, hoặc không bổ sung đủ chất dinh dưỡng khi cho con bú, phần lớn các bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên thường rất hiếm khi bị thiếu hụt can-xi. Khi bé lớn hơn, bắt đầu ăn dặm, tình trạng thiếu can-xi thường dễ xảy ra hơn.
Nếu bé chậm mọc răng do thiếu can-xi, mẹ có thể tăng thêm các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, phô mai, tôm cua, súp lơ, cải bó xôi… vào thực đơn hàng ngày của bé. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để tìm cách bổ sung thêm can-xi cho bé.
Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bé chậm mọc răng do thiếu vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi hơn. Vì vậy, thiếu hụt vitamin D cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc răng của trẻ.
Thông thường, 80% nguồn vitamin D cơ thể nhận được từ ánh nắng mặt trời. Phần nhỏ còn lại từ các nguồn thực phẩm. Vì vậy, nếu bé không có điều kiện tắm nắng thường xuyên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh theo đường uống. Mẹ cũng nên lưu ý, vitamin D là vitamin hòa tan trong dầu. Vì vậy, nếu không đủ chất béo trong thực đơn hàng ngày, cơ thể bé cưng cũng không hấp thụ đủ lượng vitamin D cần thiết.
Tham khảo: Chăm sóc trẻ sơ sinh
Bé chậm mọc răng thường do thiếu vitamin D và can-xi
Chậm mọc răng do suy dinh dưỡng
Nguồn thức ăn hàng ngày không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, bé không thể phát triển một cách toàn diện. Điều này cũng ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ. Bé chậm mọc răng và có chỉ số cân nặng, chiều cao thấp hơn bình thường có thể là dấu hiệu của việc suy dinh dưỡng.
Với trường hợp này, ngoài cân bằng các nhóm bột, đường, đạm, béo trong thực đơn hàng ngày của bé, mẹ cũng nên tăng cường thêm các vi chất quan trọng như kém, phốt pho, magie. Thiếu những dưỡng chất này, cơ thể cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thu can-xi, dẫn đến tình trạng thấp còi, chậm mọc răng.
Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh
Do yếu tố bên ngoài
Ngoài những lý do trên, bé chậm mọc răng cũng có thể do một số bệnh lý về răng miệng, viêm nhiễm. Nếu nướu của bé bị tổn thương, quá trình mọc răng cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Với nguyên nhân này, mẹ nên giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ. Vệ sinh lưỡi và khoang miệng hàng ngày để làm giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như các bệnh lý về răng miệng. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của nha sĩ để biết cách chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách.
Không phải tất cả trường hợp bé chậm mọc răng đều đáng lo. Tuy nhiên, nếu sau 13 tháng tuổi, bé vẫn chưa mọc răng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra xem bé con đang gặp phải vấn đề gì. Tùy nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Mẹ cũng có thể tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng cũng như các cách chăm sóc bé trong chuyên mục Chăm sóc bé tại website Huggies.com.vn
Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ