Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cách dạy trẻ tập nói

Khả năng ngôn ngữ của bé

Không cần đợi đến lúc trẻ tập đi hoặc khi thấy trẻ chậm nói hơn các bé khác thì mới giúp trẻ tập nói. Bố mẹ có thể dạy trẻ tập nói ngay từ ngày đầu tiên con sinh ra. Một cách tự nhiên nhất, hãy "nói chuyện" với con như với một người trưởng thành bất kỳ nào khác. Đôi khi việc dạy trẻ tập nói chỉ cần làm đúng như bản năng mách bảo bạn. Tác dụng của nó là nâng cao khả năng ngôn ngữ của bé, nhưng trên hết là để bạn và con có những giây phút tuyệt vời bên cạnh nhau. 

Bạn có nhớ nói chuyện với bé yêu của mình khi con vẫn còn đang ở trong bụng? Thậm chí trước khi sinh, chúng ta vẫn nên duy trì giao tiếp với con. Mặc dù cho tới 2-3 tuổi, bé cũng chỉ làm cho ta vui thích với những câu ngắn, nhưng việc giúp trẻ tập nói cần phải được bắt đầu từ ngày đầu tiên con sinh ra.

Một số cha mẹ không nghĩ nhiều về việc tạo điều kiện để con phát triển ngôn ngữ cho đến khi tập đi hoặc là trông có vẻ chậm nói hơn những đứa trẻ khác. Nhưng điều này là hết sức cần thiết ngay từ khi con được sinh ra. Cũng như  việc giúp con đạt các mục tiêu phát triển về ngôn ngữ và giọng nói, bạn sẽ giúp con trở nên thông minh hơn trong việc xử lý mối quan hệ của các từ vựng, ở đây trí thông minh của chúng đóng vai trò một tài liệu.

Tin tốt là bạn có thể giúp con học nói bằng cách chỉ cần làm theo bản năng khi bạn giao tiếp với con. Và với một vài điều chỉnh bạn có thể đảm bảo mình đã làm đủ tất cả những gì cần làm để giúp con có cơ hội tuyệt đối để thốt lên "Con yêu mẹ". Cùng Huggies tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.

Xem thêm: Mẹo chữa trẻ chậm nói theo dân gian và khoa học hiệu quả

Khi nào bắt đầu

Hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay. Mặc dù trẻ nhỏ có vẻ không hiểu những gì bạn nói, chúng vẫn sẽ tiếp nhận không chỉ đơn giản là những từ ngữ mà bạn sử dụng, mà còn thông qua các biểu hiện trên nét mặt, cách mở miệng để tạo ra các âm thanh khác nhau và âm điệu giọng nói của bạn nữa. Mặc dù trẻ nhỏ sẽ không có giọng nói giống hệt của bố hoặc mẹ.

Cần phải làm những gì

  • Nói hoặc hát cho trẻ nghe bất cứ khi nào có thể.
  • Nói chuyện với những nội dung đơn giản về những gì bạn làm trong ngày, một vài thứ hấp dẫn mà bạn nhìn thấy hoặc là bất cứ thứ gì diễn ra hằng ngày, như là lúc tắm, lúc thay tã hoặc bỉm.
  • Hát những bài hát có  nhịp điệu vui tươi, đặc biệt là kết hợp với hành động. Nếu bạn quên những bài hát dành cho trẻ em, hãy sử dụng một đĩa CD nhạc cho trẻ em và bạn sẽ sớm trở nên thông thạo với các điệu nhạc đó. Rất nhiều nơi bán hoặc cung cấp miễn phí các phiên bản "nhịp điệu thời gian" cho trẻ em, đây có thể trở thành niềm vui cho cả bạn và con. Và sẽ không vấn đề gì nếu bạn không thuộc chính xác từng từ của bài hát. "Cách mẹ lái xe" có thể dễ dàng trở thành "Cách mình rửa tay" hoặc là một dị bản bất kỳ nào khác. Con thích nghe bạn hát, bởi vì đó là bạn, ngay cả khi bạn nghĩ giọng hát của mình không hấp dẫn.
  • Hãy tự nhiên nhắc lại chính mình. Bé thích sự lặp lại vì điều này có thể giúp bé học hỏi. Đừng lo lắng nếu bạn sử dụng lại một đoạn đối thoại bạn đã nói hôm qua về một cái bồn tắm ấm áp dễ thương hay con chó puppy ồn ào. Bạn không thể quá lạm dụng các vần điệu yêu thích của mình, ít nhất là không tới mức mà con bạn có thể bị nó ảnh hưởng quá nhiều (và hãy hi vọng là hàng xóm nghĩ chúng dễ thương). 
  • Xem xét sử dụng các dấu hiệu ngôn ngữ  của trẻ, trong khi không có gì thay thế được việc nói chuyện với con, dạy con bằ ngký hiệu sẽ giúp đẩy xa tiến độ giao tiếp với nhau của bạn và con.

Các lưu ý khi dạy trẻ tập nói

Các lưu ý cần thiết khi dạy trẻ tập nói

  • Tìm một vị trí thuận lợi để "mặt đối mặt" với bé. Ngồi trên giường hoặc sa-lông, nâng đầu gối lên cao, đặt con vào trong lòng, để bédựa lên đùi bạn là tư thế tốt để bạn và bé nhìn được mặt nhau.
  • Làm phong phú nội dung cuộc nói chuyện. Bé thích giọng cao, giọng hát và tình yêu bạn thể hiện qua nét mặt và những từ nhấn mạnh.
  • Trò chuyện kiểu "đối thoại" giống như bạn làm với những đứa trẻ lớn hơn. Hỏi và chờ phản hồi của trẻ trước khi tự trả lời "Con thích mặc quần áo liên hay quần áo bộ?", "Tối nay con có thích ăn  rau không?".
  • Khi bạn đang "nói chuyện" với trẻ, hãy để cho bé nhiều cơ hội để phản hồi. Chúng có thể "nói" một điều gì đó, bạn có thể nghe và trả lời "Ồ, thật à?", "Nói cho mẹ nghe đi". Điều này giúp bé học được cách nói chuyện một cách lịch sự.
  • Bắt chước các âm thanh bé phát ra và khuyến khích con lặp lại chúng.
  • Chắc chắn một khung cảnh ồn ào có thể gây khó khăn cho con bạn khi nghe và tập trung. Ví dụ khi ở siêu thị ồn ào, hãy chắc chắn rằng con bạn chú ý, ghé sát vào con để thảo luận về những quả xoài rực rỡ mà bạn sẽ mua. 

Sử dụng TV và đài tiếng nói

Một số chuyên gia khuyến cáo rằng, trẻ em dưới hai tuổi không nên tiếp cận với TV vì nó khiến bé mất đi sự tương tác với người chăm sóc. Với tất cả các nghĩa, hãy nghỉ ngơi cùng với các chương trình truyền hình hoặc phát thanh mà bạn yêu thích trong thời gian này, nhưng  sau khi tắt đi, bạn có thể nói với con bạn mọi điều mà bạn xem được hoặc nghe thấy.

Nếu bạn đầu tư thời gian vào sự tương tác có chất lượng với con, bạn sẽ giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ cần thiết để thành công trong phương diện xã hội và học thuật trong suốt cuộc đời. Nhưng trên tất cả, chỉ cần hưởng thụ thời gian ở ngoài với con. Ngốc ngếch cũng được, hãy phần khích và vui vẻ với con, thế là đủ.

Bài báo của Louise Wedgwood

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;