Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

3 dấu hiệu trẻ tự kỷ: Ba mẹ có thể làm gì để giúp bé?

dấu hiệu trẻ tự kỷ

Tự kỷ là chứng bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em. Ba mẹ có thể phát hiện các dấu hiệu trẻ tự kỷ từ độ tuổi nào? Đâu là các biểu hiện trẻ tự kỷ dễ nhận thấy nhất?Ba mẹ có thể làm gì để giúp trẻ? Cùng Huggies giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau nhé!

Tham khảo: Dấu hiệu trẻ 3 tuổi tự kỷ và cách điều trị

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là hội chứng rối loạn phát triển tâm lý, có các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Thông thường tự kỷ sẽ gặp nhiều ở trẻ em, xuất hiện trong 3 năm đầu đời và kéo dài đến giai đoạn trưởng thành nếu không kịp thời chữa trị. Theo lý thuyết, tự kỷ xuất hiện vì có sự rối loạn trong việc phát triển nhận thức của trẻ. Trẻ tự kỷ sẽ tự cô lập bản thân với cuộc sống xung quanh, hành vi tương tác xã hội kém và thường lặp lại các hành động giống nhau.

Những bé mắc hội chứng tự kỷ đều có điểm chung là không nhận thức tốt. Một số bé sẽ gặp khó khăn về giao tiếp, trong khi bé khác có thể gặp vấn đề trong học tập. Do đó, ba mẹ nên phát hiệu sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ để kịp thời hỗ trợ bé về mặt tinh thần. Các mẹ có biết rằng, tình trạng tự kỷ ở trẻ đang có xu hướng tăng với tần suất 1/100. Bé trai sẽ có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 4 đến 6 lần bé gái. Mặc dù chưa có nguyên nhân nào có thể giải thích được vì sao trẻ lại bị tự kỷ, nhưng việc phát hiện sớm sẽ giúp trẻ điều chỉnh nhận thức, hành vi và dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh.

Tham khảo: Nuôi dạy con theo phương pháp EASY

Giai đoạn trẻ bộc lộ tự kỷ

Dấu hiệu trẻ bị tử kỷ khác nhau ở lứa tuổi khác nhau, điều ba mẹ cần làm là luôn quan tâm, chăm sóc để phát hiện những điều bất thường trong tâm lý của trẻ.

Dưới đây là một số biểu hiện của trẻ tự kỷ ở giai đoạn:

Từ mới sinh - 6 tháng tuổi

• Dễ nổi giận, trầm cảm.

• Không với lấy đồ vật khi đưa trước mặt trẻ.

• Không có những âm thanh bi bô.

• Thiếu nụ cười giao tiếp.

• Thiếu giao tiếp bằng mắt.

• Không có phản ứng khi được kích thích.

• Phát triển vận động có thể bình thường.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi

Từ 6 – 24 tháng

• Không thân thiện với ba mẹ.

• Gọi tên hầu như không phản ứng đáp lại.

• Không chơi các trò chơi xã hội đơn giản (“Ú à”, “Bye-bye”).

• Chưa có dấu hiệu ngôn ngữ.

• Dường như không quan tâm đến loại các đồ chơi.

• Thích nhìn ngắm các bàn tay của mình.

• Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng.

• Thích đi kiễng chân – đi bằng 5 đầu ngón chân

• Thường phát ra các âm thanh vô nghĩa.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sau 2 tuổi đa dạng và phức tạp hơn. Nếu không kịp thời phát hiện, việc chữa trị cho bé sẽ rất khó khăn. Dấu hiệu nhận biết tự kỷở lứa tuổi này nằm ở khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ của bé bị hạn chế.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dễ nhận biết

Trẻ gặp vấn đề về ngôn ngữ nói

Thông thường trẻ sẽ bắt đầu tập nói những từ đơn giản như “ba”, “mẹ” trong khoảng 12 đến 18 tháng tuổi. Ba mẹ cần lưu ý rằng nếu thấy bé chậm nói, phát âm những từ vô nghĩa hay gặp khó khăn trong việc dạy bé tập nói thì rất có thể bé đang trong tình trạng tự kỷ. Một trong các biểu hiện tự kỷ rõ nhất là rối loạn ngôn ngữ, không đặt câu hỏi khi gặp vấn đề. Trẻ tự kỷ còn gặp khó khăn khi lặp lại hành động hoặc lời nói của ba mẹ. Ngoài ra, giọng nói của trẻ không có sự diễn cảm hoặc nói khá to,...Vì vậy, nếu thấy những dấu hiệu tự kỷ này thì ba mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra cách chữa trị.

Nếu thấy bé thường xuyên lặp lại từ, cụm từ và không muốn giao tiếp với ai, hay chỉ là lặp lại câu hỏi của người khác thì ba mẹ không nên xem nhẹ tình trạng này. Bên cạnh đó, khi trẻ có nhu cầu thực hiện một điều gì đó nhưng lại không thể diễn tả, và biểu hiện này thường lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì bé đang có dấu hiệu của trẻ tự kỷ.

Tham khảo: Cách dạy bé tập nói hiệu quả

Giao tiếp với môi trường kém

Thiếu kỹ năng tương tác xã hội là một trong các dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà ba mẹ không nên bỏ qua. Biểu hiện tự kỷ thể hiện khi một đứa trẻ không có sự quan tâm nào đến những người xung quanh, thậm chí không có nhu cầu kết bạn với ai khác. Bé chỉ thích làm theo sở thích của mình, không để ý đến thái độ của mọi người hay sự thay đổi của môi trường. Trẻ có dấu hiệu tự kỷ thường thích chơi với đồ vật của mình thay vì tương tác với thành viên trong gia đình, bạn bè.

Tham khảo: Dạy bé học bảng chữ cái

Hành vi, thói quen bất thường

Ba mẹ nên dành thời gian quan sát xem trẻ có những hành động nào bất thường như chỉ ngồi ở vị trí cố định hay luôn làm việc theo trình tự rập khuôn,...Đó có thể là dấu hiệu dự báo sớm tình trạng tự kỷ của bé.Một trong những biểu hiện cho thấy trẻ có nguy cơ tự kỷ đó là sợ hãi khi nghe thấy tiếng động lớn, thích ở trong bóng tối hơn khu vực sáng, không thích người khác đến gần hay thể hiện sự chán ăn. Khi bé nói về vấn đề nào đó thì biểu cảm trên gương mặt dường như không có. Trẻ tự kỷ sẽ ít thực hiện hành động phi ngôn ngữ, khả năng linh hoạt kém và thường làm các cử chỉ theo thói quen. Ngoài ra, khi có sự thay đổi dù là nhỏ, ví dụ mẹ hứa sẽ dẫn bé đi chơi nhưng lại không thể thực hiện và lịch trình bị thay đổi, lúc này bé sẽ trở nên cáu gắt vì không có sự thích nghi tốt.

Ba mẹ nên làm gì để giúp trẻ?

Sau khi phát hiện các dấu hiệu trẻ tự kỷ, ngoài việc tìm đến bác sĩ thì ba mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé vượt qua hội chứng này. Cụ thể ba mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc cho bé vì trẻ tự kỷ rất cần sự quan tâm từ gia đình. Không nên bỏ rơi trẻ mà hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để bé cảm thấy mình được quan tâm.

Cách trị liệu tâm lý tốt cho trẻ tự kỷ đó là giúp bé cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Khi dạy bé tập nói, nên lựa chọn từ ngữ đơn giản và khuyến khích bé lặp lại câu nói của ba mẹ. Ví dụ có thể dạy cho bé gọi “ba”, “mẹ” hay gọi tên của món đồ chơi quen thuộc với bé. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ tự kỷ khá hạn chế, do đó không nên sử dụng những từ phức tạp vì sẽ khiến bé cảm thấy khó khăn trong việc tiếp nhận. Vì thế, mẹ nên dạy bé cách giao tiếp với từ ngữ đơn giản, dễ hiểu.

Tham khảo: Dạy con theo phương pháp Montessori

chăm sóc trẻ tự kỷ

Ngoài ra, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trị liệu tâm lý mà ba mẹ nên biết. Ví dụ, dạy cho trẻ cách gật đầu, lắc đầu để thể hiện sự đồng ý hoặc phản đối,… Đây là cách để giúp bé tương tác với thế giới bên ngoài vì cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong các yếu tố hình thành nên kỹ năng giao tiếp.

Tham khảo: 

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ

Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giúp cho ba mẹ nhận biết được dấu hiệu trẻ tự kỷ và cách để chữa trị cho bé. Ba mẹ cũng nên nắm rõ các phương pháp trị liệu để bé có thể phát triển bình thường. Các mẹ hãy lưu ý là không nên tự chữa trị cho trẻ mà hãy đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn và tìm ra cách điều trị phù hợp cho bé. Để tìm kiếm thêm thông tin khác, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia nhé.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.

 

 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;