MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt
- Nguyên nhân bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường
- Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường có nguy hiểm không?
- Trẻ sốt 38 độ nhưng vẫn chơi đùa, có nên uống thuốc hạ sốt không?
- Bé bị sốt 39 độ nhưng vẫn chơi đùa, khi nào nên uống thuốc hạ sốt?
- Bố mẹ nên làm gì khi chăm sóc trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường tại nhà?
- Câu hỏi thường gặp về bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường
Sốt là một trong những căn bệnh, triệu chứng thường gặp ở trẻ khi trẻ mọc răng, sau khi tiêm phòng, bị cảm khi đi nắng,... Tùy trường hợp mà cha mẹ cần có cách nhận biết và xử lý khác nhau. Tuy nhiên nếu bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường thì có nguy hiểm không? Có cần đưa bé đến bác sĩ hay không? Hãy cùng Huggies tìm hiểu về điều này nhé!
>> Mẹ tham khảo thêm:
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt
Trước khi tìm hiểu về cách xử lý hiện tượng bé sốt nhưng vẫn chơi bình thường, bố mẹ cần nhận biết dấu hiệu trẻ bị sốt để có phương pháp xử lý kịp thời. Thông thường, cách đơn giản nhất để nhận biết bé có bị sốt hay không sẽ nhờ vào việc đo nhiệt độ cơ thể. Bố mẹ có thể dùng nhiệt kế (bằng thủy ngân), nhiệt kế điện tử để tiến hành đo. Nhiệt độ thường được đo chính xác nhất là ở vị trí dưới nách. Nếu nhiệt độ cơ thể của bé ở vị trí này cao hơn 37,5ºC thì bé sẽ được xếp vào tình trạng sốt. Các mức độ sốt được phân biệt như sau:
- Sốt nhẹ: Nhiệt độ sẽ giao động từ 37,5ºC đến 38ºC.
- Sốt trung bình: Nhiệt độ khoảng từ 38,1ºC đến 39ºC.
- Sốt cao: Nhiệt độ từ 39,1ºC đến 41ºC.
- Sốt quá cao: Nhiệt độ vượt quá 41,1ºC.
Theo đó, việc trẻ sốt 38 độ đến 39 độ thì có thể nói là đang ở ngưỡng chuẩn bị sốt cao. Bố mẹ cần lưu ý theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên và tìm cách hạ sốt, tránh trường hợp bé bị sốt quá cao và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, có nhiều dạng sốt ở trẻ như sốt cấp tính do virus gây bệnh, sốt nhẹ với nhiệt độ từ 37.5 đến 38 độ C do nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc các cơ quan khác, sốt kéo dài trong nhiều ngày mà không thuyên giảm và sốt phát ban kèm theo biểu hiện mụn đỏ nổi lên ở mặt và cơ thể của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sốt kéo dài hoặc sốt phát ban, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ tại các cơ sở y tế gần nhất để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt mẹ cần lưu ý để theo dõi tình trạng của bé
>> Mẹ đọc thêm: Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?
Nguyên nhân bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ bao gồm:
- Nhiễm virus: Nhiễm virus thủy đậu, bệnh tay chân miệng, virus sởi và sốt xuất huyết ở trẻ em. Mỗi bệnh lý có những biểu hiện khác nhau như đau đầu, nổi bọng nước ở tay chân miệng, ho nhiều và chảy nước mũi, trẻ đau mắt đỏ và xuất huyết dưới da. Cha mẹ cần quan sát kỹ để xác định nguyên nhân thực sự của tình trạng sốt ở trẻ.
- Nhiễm trùng: Trẻ có thể bị viêm họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sốt phát ban và nhiễm trùng màng não-gan. Các bệnh lý này có thể gây ra các biểu hiện khác nhau như đau họng, khàn tiếng, tiểu rắt, tiểu buốt và nốt đỏ li ti dưới da.
- Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Ngoài ra, sốt cũng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng. Đây là hiện tượng bình thường và phụ huynh nên theo dõi thân nhiệt của trẻ để có cách xử lý phù hợp.
- Trẻ sốt mọc răng: Nhiều khả năng bé bị sốt không rõ nguyên nhân thường là do quá trình mọc răng sữa ở bé. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của các bé đang mọc răng sẽ khoảng 37.8 độ C và sẽ tự hạ sốt trong 1-2 ngày. Do đó nếu bé đang mọc răng thì hiện tượng sốt là hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng.
Nguyên nhân gây nên tình trạng sốt 38, 39 độ ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo thêm:
Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường có nguy hiểm không?
Khi trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường thì bố mẹ có thể tiếp tục theo dõi thêm về tình trạng của con vì đây là hiện tượng không quá nguy hiểm. Thay vào đó, cha mẹ hãy để bé tiếp tục chơi đùa. Về cơ bản, việc bé vận động trong lúc sốt sẽ giúp cơ thể bé toát mồ hôi, thải độc từ đó giúp trẻ hạ sốt rất hiệu quả mà không cần uống thuốc.
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà nên chú ý theo dõi các biểu hiện tiếp theo khi bé bị sốt không rõ nguyên nhân. Mục đích của việc này là để cha mẹ có thể tiếp tục có biện pháp chăm sóc phù hợp với tình trạng của bé. Cụ thể, bạn tiếp tục quan sát xem nhiệt độ của bé có ổn định không, có lên xuống thất thường không, bé có nôn hay ho không, có đau đầu, đau bụng, phân của bé có dấu hiệu màu sắc khác thường không, bé đang bị sốt vào buổi chiều và đêm hay ban ngày,…
>> Mẹ xem thêm: Sốt siêu vi ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc bé nhanh khỏi
Trẻ sốt 38 độ nhưng vẫn chơi đùa, có nên uống thuốc hạ sốt không?
Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Theo khuyến cáo y tế, nếu trẻ có thân nhiệt trên 38 độ C thì cần được theo dõi và thực hiện liệu trình chữa trị theo chỉ định của bác sĩ nhi. Trong trường hợp thân nhiệt dưới 38 độ C và không có các triệu chứng đáng lo ngại khác, trẻ không cần phải uống thuốc hạ sốt. Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể và thuốc hạ sốt chỉ giúp giảm sự khó chịu cho trẻ. Nếu trẻ sốt nhưng vẫn chơi bình thường và không có biểu hiện bất thường, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc như chườm ấm, cho trẻ uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát và liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Đồng thời, cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
Bé bị sốt 39 độ nhưng vẫn chơi đùa, khi nào nên uống thuốc hạ sốt?
Thân nhiệt của trẻ em thường cao hơn người trưởng thành khoảng 0.5-1 độ C. Khi thân nhiệt của trẻ tăng lên trên 37.5 độ C thì được coi là sốt. Cha mẹ nên đưa bé đến trạm y tế, cơ sở y tế gần nhất khi bé có nhiệt độ 39 độ C trở lên. Tuy nhiên, trước khi đi bệnh viện, cha mẹ cần giữ bình tĩnh và tiến hành hạ sốt cho trẻ trước bằng những phương pháp đơn giản như dùng miếng dán hạ sốt, lau ấm cho bé,...
Các cách hạ sốt nhanh đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng như cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước và các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất. Nên vệ sinh cho trẻ bằng khăn và nước ấm thay vì tắm. Không tự cho trẻ uống aspirin hoặc bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt nếu không được chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể cân nhắc cho bé sử dụng các loại thuốc siro hoặc các liều thuốc dân gian lành tính để giúp trẻ hạ sốt.
Đo nhiệt độ cơ thể bé tốt nhất là ở vị trí dưới nách nếu trên 37,5 độ C là trẻ đang sốt
>> Xem thêm:
- Chảy Máu Cam Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Cách xử lý chảy máu mũi
- Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ bé nhanh khỏi
Bố mẹ nên làm gì khi chăm sóc trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường tại nhà?
Khi bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường, ba mẹ cần có những giải pháp xử lý phù hợp để hạn chế tình trạng chuyển biến xấu. Ba mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Nếu như bé chỉ bị sốt nhẹ và không có các triệu chứng khác đáng lo ngại thì ba mẹ không cần phải cho bé uống thuốc hạ sốt ngay lập tức. Lúc này cần phải xem xét thân nhiệt cũng như các triệu chứng khác của bé trước khi quyết định dùng thuốc.
- Ba mẹ cần liên tục quan sát thân nhiệt, sắc mặt, tinh thần, hơi thở và các dấu hiệu khác để có thể kịp thời phát hiện ra các triệu chứng bất thường.
- Đảm bảo rằng bé được mang đồ thoải mái, rộng rãi, có chất liệu nhẹ và có khả năng thoáng khí. Đồng thời không sử dụng quạt thổi trực tiếp vào bé.
- Cung cấp chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, tránh cho bé tiêu thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ và khó tiêu hóa.
- Cho bé uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất đi do sốt.
- Ba mẹ có thể mở cửa sổ để thông khí phòng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu đang mùa lạnh và khô, ba mẹ có thể sử dụng máy phun sương xa chỗ nằm của bé để giúp làm ẩm không khí.
- Một số trường hợp trẻ sốt cao nhưng vẫn chơi bình thường có đi kèm với một số triệu chứng như trẻ sốt cao liên tục hơn 38,5 độ C, có tiền sử sốt co giật, cơ thể yếu... thì lúc này ba mẹ có thể cho bé uống thuốc theo lời khuyên của dược sĩ. Tuy nhiên, với những bé có tiền sử bệnh thì ba mẹ nên có lời khuyên từ bác sĩ nhi về cách xử lý những loại bệnh thường gặp phù hợp với thể trạng con. Nếu trẻ có triệu chứng nặng hơn như khó thở, nôn ói hoặc lờ đờ thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được can thiệp kịp thời.
Ba mẹ cần làm gì khi bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường?
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ thêm:
Những điều không nên làm khi trẻ bị sốt:
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt cho bé, vì sẽ dẫn đến hội chứng Reye
- Không tắm và lau người trẻ bằng nước lạnh và cồn, vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ.
- Không nên ủ ấm bé bằng chăn bông và quần áo dày khi bé đi ngủ.
- Không sử dụng thuốc trị cảm cúm và cảm lạnh với trẻ dưới 4 tuổi.
- Không tự ý sử dụng thuốc ở những lần bệnh trước nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Mẹ có biết:
Khi bé sốt ba mẹ nên chọn loại tã mềm, thoáng khí tốt để con không cảm thấy khó chịu, mẹ có thể cân nhắc chọn tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ tã Newborn NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade bảo vệ làn da bé
Câu hỏi thường gặp về bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường
Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường có nên uống thuốc hạ sốt không?
Trong trường hợp thân nhiệt dưới 38 độ C và không có các triệu chứng đáng lo ngại khác, trẻ không cần phải uống thuốc hạ sốt. Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể và thuốc hạ sốt chỉ giúp giảm sự khó chịu cho trẻ.
Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày có sao không?
Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần trong ngày có nhiều nguyên nhân đến từ các bệnh như viêm khớp cấp, lupus ban đỏ hệ thống, sốt siêu vi,… Vì thế, việc trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần không phải là hiện tượng bình thường, ba mẹ phải hết sức lưu ý và theo dõi tình trạng bệnh của trẻ một cách cẩn thận để được phát hiện kịp thời các chuyển biến xấu.
Trên đây là các thông tin liên quan đến hiện tượng bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường. Để được các bác sĩ hỗ trợ đáp các triệu chứng khác về bé mẹ có thể ghé đến Góc chuyên gia Huggies và theo dõi chuyên mục Chăm sóc bé để đọc nhiều thông tin hữu ích hơn.
>> Xem thêm:
- Sốt Phát Ban ở Trẻ Em: Triệu Chứng, Mẹo Chữa, Điều Cần Biết
- Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản mẹ có thể thực hiện tại nhà
- Miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh: Có nên dùng và cách sử dụng
Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/parenting/baby/fever-in-babies