Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Bé ngậm pin có sao không? Nuốt pin ở trẻ em và cách xử trí kịp thời

bé ngậm pin có sao không thumb

Hiện nay đồ chơi điện tử, đồ chơi cho bé sử dụng pin đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Tuy nhiên, sự tò mò và hiếu động của trẻ đã biến những viên pin nhỏ bé trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn. Trẻ nuốt phải pin có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, hô hấp và thần kinh, thậm chí là tử vong. Vậy bé ngậm pin có sao không? Làm thế nào khi trẻ nuốt pin? Hãy cùng Huggies tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

Xem thêm:

Hiểm họa tiềm tàng từ pin đồ chơi trẻ em

Các loại pin sử dụng trong đồ chơi của trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm khi lọt vào cơ thể của bé. Tại các bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp các bé gặp tai nạn với pin đồ chơi như ngậm, nuốt, nhét vào mũi, tai,... Điều này cực kì nguy hiểm bởi thành phần chì trong pin khi nhiễm vào cơ thể sẽ dần thay thế canxi trong xương, khiến cơ thể bị mềm nhũn và nhiễm các bệnh ngoài da. Ngoài ra, một số bé hiếu động còn có thể nuốt pin vào dạ dày, khi pin gặp môi trường ẩm ướt sẽ phóng thích axit gây hoại tử niêm mạc, thủng dạ dày, thủng thực quản, thậm chí nguy hiểm hơn có thể tử vong do mất máu và nhiễm trùng.

Xem thêm: Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Mẹ cần làm gì?

Hiểm họa tiềm tàng từ pin đồ chơi

Không nên cho trẻ ngậm pin vì có thể nhiễm độc chì (Nguồn: Sưu tầm)

Bé ngậm pin có sao không?

Cấu trúc bên ngoài của quả pin thường được bọc bằng kẽm, khi trẻ ngậm mút sẽ khiến quả pin bị sứt và lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm độc chì. Điều này sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến đường tiêu hóa, hô hấp và thần kinh của trẻ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách cất giữ các loại pin, tránh để chúng trong tầm với của trẻ.

Xem thêm:

Tình trạng nuốt pin ở trẻ - Dấu hiệu nhận biết trẻ nuốt pin

Theo thống kê, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hàng trăm trường hợp trẻ em nuốt pin trong các loại đồ chơi hay thiết bị điện tử. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi, khi bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh bằng cách cho mọi vật vào miệng.

Khi nghi ngờ trẻ nuốt pin, bố mẹ có thể nhận biết sớm thông qua các dấu hiệu sau để có phương pháp xử trí kịp thời, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bé:

Dấu hiệu ban đầu:

  • Trẻ hay quấy khóc nhiều hơn bình thường kèm theo khó thở.
  • Ăn uống kém, đau ở vùng bụng trên hoặc ngực.
  • Ho dai dẳng kèm theo khàn giọng, nghẹn khi ăn uống.
  • Đưa tay vào miệng nhiều hơn bình thường, chảy nước dãi liên tục.
  • Buồn nôn và nôn ói, có thể nôn ra máu.

Xem thêm: Trẻ bị nôn trớ: Nguyên nhân và mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dấu hiệu sau vài giờ:

  • Mệt mỏi, sốt cao, trẻ có thể trở nên bối rối và mất phương hướng.
  • Bụng căng cứng, đau khi ấn vào, tiêu chảy phân màu đen hoặc lẫn máu.

Xem thêm: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm thế nào?

Dấu hiệu trẻ nuốt pin

Dấu hiệu của trẻ nuốt pin là quấy khóc, nghẹn khi ăn uống (Nguồn: Sưu tầm)

Những nguy hại khi trẻ nuốt phải pin

Hiện nay, tình trạng trẻ em nuốt pin ngày càng gia tăng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Khi nuốt pin, đặc biệt là pin cúc áo, trẻ có thể gặp những tổn thương tức thời do dòng điện từ chạy qua cơ thể. Chẳng hạn như bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày, thậm chí thủng dẫn đến chảy máu và nhiễm trùng.

Hậu quả của việc nuốt pin không chỉ dừng lại ở các tổn thương tức thời mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Những chất độc hại trong pin như thủy ngân, chì, cadimi có thể ngấm vào máu, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh và tim mạch. Ngoài ra, tổn thương do pin cũng có thể dẫn đến hẹp thực quản, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và tiêu hóa của trẻ sau này.

Xem thêm: Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì?

Những cách phòng ngừa trẻ nuốt pin

Sau khi đã giải đáp thắc mắc bé ngậm pin có sao không, hãy tìm hiểu những cách phòng ngừa trẻ nuốt pin.

Lựa chọn đồ chơi chạy pin an toàn cho trẻ nhỏ

Các phụ huynh nên lựa chọn các loại đồ chơi chính hãng, có thương hiệu uy tín, đặc biệt là sử dụng những loại pin sinh thái không sử dụng thủy ngân, chì và cadimi. Loại pin này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn có thời gian sử dụng lâu hơn so với pin thông thường, được chứng nhận là chống rò rỉ, giúp bảo vệ thiết bị và an toàn cho bé.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chọn đồ chơi đúng độ tuổi của trẻ, thường xuyên kiểm tra đồ chơi có pin tránh trường hợp pin để lâu ngày chảy nước. Đồng thời cũng cần để đồ chơi có pin tránh xa các nguồn nhiệt cao, tránh va đập mạnh để phòng ngừa nguy cơ phát nổ.

Không nên cho trẻ chơi những đồ vật nhỏ dễ đưa vào miệng

Trẻ gặm, mút đồ chơi là hành vi hoàn toàn bình thường trong quá trình trẻ phát triển, điều này giúp trẻ học hỏi và thỏa mãn trí tò mò tự nhiên. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ chơi những đồ vật nhỏ để tránh nguy cơ hóc nghẹn, gây thủng dạ dày, tắc ruột. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên mua cho trẻ các loại đồ chơi phù hợp với độ tuổi, sử dụng chất liệu an toàn, đồng thời dạy cho bé những đồ vật không thể cho vào miệng.

Xem thêm: 15 Cách làm đồ chơi mầm non từ chai nhựa đẹp tại nhà

Không nên cho trẻ chơi những đồ vật quá nhỏ

Không nên cho trẻ chơi đồ vật có các chi tiết nhỏ để tránh nguy cơ hóc nghẹn (Nguồn: Sưu tầm)

Cách xử trí an toàn và nhanh chóng khi phát hiện trẻ nuốt pin

Nuốt pin ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, do đó bố mẹ cần biết cách xử trí nhanh chóng và an toàn để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con.

Tuyệt đối không kích thích trẻ nôn dị vật

Trường hợp trẻ nuốt pin đang nghẹn, hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu Heimlich (phương pháp giúp loại bỏ dị vật gây tắc nghẽn đường hô hấp) ngay lập tức. Bố mẹ tuyệt đối không được kích thích gây nôn như móc họng, cho uống các thuốc gây nôn… để tránh làm pin di chuyển sâu hơn vào đường tiêu hóa và gây tổn thương thêm.

Cho trẻ sử dụng mật ong

Khi trẻ nuốt pin, bố mẹ có thể cho con uống mật ong ngay lập tức để giúp làm chậm sự phát triển của tổn thương cơ thể do pin gây ra. Cho trẻ uống 100ml (2 thìa cà phê) mật ong, khoảng 10 phút/lần và tối đa 6 liều.

Lưu ý: Mật ong KHÔNG sử dụng thay thế việc lấy cục pin bị mắc trong thực quản. Chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi trở lên vì mật ong không an toàn đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Lập tức đưa trẻ đến bệnh viện

Bố mẹ cần phải luôn giữ bình tĩnh, việc hoảng loạn có thể khiến bạn xử lý sai cách và làm tình trạng thêm tệ. Hãy hành động thật nhanh chóng, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời vì mỗi giây trôi qua khi pin còn trong cơ thể trẻ sẽ tiềm ẩn nguy cơ càng cao. Thông báo ngay cho nhân viên y tế loại pin, kích thước và thời gian trẻ nuốt pin (nếu biết).

Trên đây là những thông tin liên quan giúp các bậc phụ huynh giải đáp câu hỏi “Bé ngậm pin có sao không?”. Có thể thấy, trẻ ngậm, nuốt pin sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của bé. Do vậy, bố mẹ cần nắm những dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ nuốt pin, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý và phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ con.

Xem thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;