MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bé trốn lẫy có sao không? Lẫy là một mốc đánh dấu sự phát triển của bé. Thế nhưng, thực tế vẫn có nhiều bé bỏ qua giai đoạn lẫy, sau đó chuyển đến giai đoạn ngồi, bò,... Điều này khiến một số bố mẹ cảm thấy lo lắng. Để biết bé trốn lẫy có gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe hay khả năng vận động hay không, bạn hãy theo dõi bài viết sau của Huggies.
Xem thêm:
- Bé mấy tháng tập ngồi? Hướng dẫn cách tập ngồi cho bé đúng chuẩn, hiệu quả
- Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Mẹ cần làm gì?
Trẻ trốn lẫy là gì?
Trẻ trốn lẫy là hiện tượng trẻ bỏ qua giai đoạn lẫy và tiến đến giai đoạn tiếp theo là ngồi, bò,... Mỗi trẻ có một sự phát triển và kỹ năng vận động khác nhau, có trẻ lẫy sớm, trẻ lẫy muộn nhưng cũng có những trẻ sẽ trốn lẫy. Thông thường, 2 - 3 tháng tuổi, trẻ có thể lẫy. Theo các chuyên gia, trẻ lẫy sớm sẽ giúp hệ xương chắc khỏe, cứng cáp hơn, tránh tình trạng bé nằm nhiều gây bẹp đầu, tăng cường kỹ năng quan sát.
Trong quá trình phát triển, có không ít trẻ trốn lẫy. Vậy, bé trốn lẫy có sao không? Bố mẹ nên biết rằng, nếu trẻ bỏ qua nhiều giai đoạn phát triển sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như sự phát triển của não bộ. Thế nên, nếu trải qua những cột mốc quan trọng mà trẻ không thực hiện được những kỹ năng vận động bình thường thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến các sơ sở y tế để được thăm khám để có biện pháp can thiệp nếu cần.
Xem thêm:
- Cách dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc nhất
- 9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện
Nhiều trẻ bị giới hạn khả năng vận động nên trốn lẫy (Nguồn: Sưu tầm)
Dấu hiệu bé trốn lẫy
Giai đoạn lẫy đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé. Để nhận biết bé trốn lẫy, bố mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Sau 4 tháng, bé không ngóc đầu, không nâng được thân trên lên khi được đặt nằm sấp.
- Khi nằm ngửa, bé ít vận động tay chân.
- Bé không tự nằm nghiêng được mà cần bố mẹ hỗ trợ.
- Bé không biết dịch chuyển người về phía có đồ vật yêu thích hoặc những vị trí thu hút bé.
- Bé ít có nhu cầu vận động.
- Bé ít hứng thú với mọi thứ xung quanh.
Khi phát hiện bé có dấu hiệu trốn lẫy, bố mẹ cần giúp bé thực hiện các động tác tập luyện giúp cứng cổ để bé nhanh biết lẫy. Một vài trường hợp đặc biệt, bé trốn lẫy là dấu hiệu của sự phát triển chậm, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án xử lý.
Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết bò & Dấu hiệu bé sắp biết bò rõ nhất
Bé trốn lẫy ít hứng thú với đồ vật xung quanh (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân trẻ trốn lẫy
Theo một số phụ huynh, trẻ trốn lẫy là điều bình thường. Thế nhưng, một đứa trẻ khi trải qua các giai đoạn như lẫy, trườn, bò, đứng, đi sẽ kích thích hệ cơ xương và hệ thần kinh phát triển. Việc trẻ trốn lẫy có thể gây khó khăn cho quá trình vận động sau này nên tốt nhất bố mẹ nên hỗ trợ trẻ tập lẫy. Trước tiên, bố mẹ cần xác định nguyên nhân khiến bé trốn lẫy là gì để có cách can thiệp:
Cân nặng vượt chuẩn
Cân nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của trẻ. Đa phần, những trẻ có cần nặng vượt tiêu chuẩn đều chậm biết lẫy, trốn lẫy. Do đó, bố mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để con phát triển bình thường, khỏe mạnh và đạt được những cột mốc phát triển quan trọng.
Trẻ bị thiếu hụt canxi
Thiếu hụt canxi khiến khung xương của trẻ yếu hơn bình thường, chậm lớn, trốn lẫy. Để bổ sung canxi cho trẻ, mẹ cho con bú nên uống thêm canxi, tích cực tắm nắng cho trẻ kết hợp bổ sung Vitamin D3 theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ ít có nhu cầu vận động
Người lớn bế ẵm quá nhiều, trẻ được chơi đồ chơi nhiều khi nằm, ít có nhu cầu vận động cũng là những nguyên nhân khiến trẻ trốn lẫy. Vì thế, bố mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoạt của con, hạn chế bế ẵm, để con được tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn.
Trẻ không có không gian để vận động
Không gian vận động hạn chế cũng cản trở quá trình tập lẫy của trẻ. Để khắc phục, bố mẹ có thể cho con nằm chơi và tập lẫy ở những không gian rộng hơn, đảm bảo an toàn.
Trẻ chưa phân biệt được ngày đêm
Từ 2 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt được ngày đêm và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Nếu trẻ ăn, ngủ, chơi trong cùng một không gian và thời gian sẽ khó phân biệt được ngày đêm, dẫn đến việc trốn lẫy. Tốt nhất, bố mẹ nên tách biệt môi trường ăn uống, ngủ và chơi của bé để tăng cường nhận thức, giúp con tập lẫy tốt hơn.
Do mặc quần áo không thoải mái
Mặc quần áo quá chật, không thoải mái cũng ảnh hưởng đến quá trình vận động của trẻ, khiến trẻ chậm lẫy hoặc trốn lẫy. Để bé vận động dễ dàng, biết lẫy sớm, bố mẹ nên cho bé mặc những loại quần áo được làm từ chất liệu cotton mềm mại, thấm hút tốt.
Xem thêm:
- Bé mấy tháng biết lật? Làm sao để giúp bé tập lật an toàn?
- Các phương pháp dạy con thông minh dễ áp dụng
Trẻ lẫy muộn hay trốn lẫy do nhiều nguyên nhân tác động (Nguồn: Sưu tầm)
Bé trốn lẫy có sao không?
Từ những lý giải trên, bạn có thể trả lời được câu hỏi bé trốn lẫy có sao không. Dưới đây là những bất lợi khi bé trốn lẫy mà bố mẹ nào cũng nên biết:
Ảnh hưởng đến kỹ năng vận động
Lẫy là tiền đề để trẻ phát triển lên các hoạt động cao hơn như ngồi, bò, đứng, đi. Khi trẻ trốn lẫy, những hoạt động khác cũng sẽ chậm theo, trẻ ít linh hoạt trong hoạt động thường ngày, khó tự chủ thay đổi tư thế. Ngoài ra, lẫy còn là vận động tinh giúp kéo giãn dây chằng ở khuỷu tay và cổ tay trẻ nên việc trốn lẫy cũng ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm của trẻ sau này.
Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ
Bé trốn lẫy có sao không? Trốn lẫy có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ. Hành động lẫy là sự kết hợp vận động linh hoạt của các cơ và tứ chi. Trong đó, tay và chân là những bộ phận liên hệ trực tiếp với não bộ. Cụ thể, ngón tay cái liên quan đến thùy trước trán còn ngón trỏ liên quan đến thùy trán. Do đó, khi trẻ phối hợp tứ chi để lẫy sẽ kích thích bán cầu não phát triển tốt nhất.Ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhận thức và giác quan
Với trẻ sơ sinh, lẫy được xem như là một bài thể dục. Trẻ lẫy mỗi ngày sẽ giúp thể chất khỏe mạnh, đồng thời phát triển nhận thức và các giác quan. Không chỉ vậy, hoạt động này còn giúp tăng cường oxy lên não, phát triển các tế bào não.
Khi lẫy, hệ hô hấp của trẻ cũng được tăng cường, hệ xương cổ phát triển cứng cáp, giúp cơ vai xoay chuyển linh hoạt. Ở tư thế này, trẻ có thể ngóc đầu dậy và di chuyển qua lại giúp mở rộng góc nhìn, tăng khả năng quan sát, phát triển nhận thức về thế giới xung quanh.
Xem thêm: Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
Trẻ trốn lẫy ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp, não bộ (Nguồn: Sưu tầm)
Phương pháp tập lẫy cho trẻ
Lẫy là một trong những hành động bản năng của trẻ. Tuy nhiên, nếu được bố mẹ hỗ trợ, bé sẽ tập lẫy tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp tập lẫy cho trẻ mà bố mẹ nên biết:
- Tạo môi trường an toàn: Bố mẹ nên cho trẻ lẫy dưới nhà có trải chăn, thảm hoặc đệm bông để giảm thiểu va chạm khi bé ngã.
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên: Trẻ nên tập lẫy mỗi ngày, ít nhất là 10 phút để giúp bé dịch chuyển cơ thể linh hoạt và sớm biết lẫy.
- Hỗ trợ trẻ bằng các phương pháp nhẹ nhàng: Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ những bài tập vận động tay chân giúp bé được thư giãn, khỏe cơ, nhanh lẫy.
- Tăng cường thời gian tập lẫy theo khả năng của trẻ: Khi mới tập lẫy, bố mẹ nên cho trẻ lẫy vài phút mỗi lần. Khi trẻ đã quen với hoạt động này, có thể tăng thời gian theo khả năng mỗi trẻ.
- Ghi nhận sự tiến bộ của trẻ: Khi trẻ hoàn thành một động tác lẫy, bố mẹ hãy vỗ tay, khen trẻ để tạo sự thích thú, khuyến khích trẻ tập lẫy thường xuyên.
Xem thêm: 10 Mẹo Chữa Trẻ Chậm Nói Theo Dân Gian & Khoa Học Hiệu Quả, Đơn Giản
Khi nhận thấy dấu hiệu bé trốn lẫy, bố mẹ nên hỗ trợ bé tập vận động thường xuyên (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý trong quá trình tập lẫy cho trẻ
Bé trốn lẫy có sao không? Có thế thấy, trẻ trốn lẫy ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển. Tuy vậy, bố mẹ cũng không nên lo lắng mà hãy hỗ trợ trẻ tập lẫy. Sau đây là những lưu ý trong quá trình tập lẫy cho trẻ:
- Khi trẻ có thể ngóc đầu, hãy dạy trẻ tập lẫy.
- Đặt đồ chơi an toàn ở gần bé, không đặt xa quá tầm với.
- Hỗ trợ bé lẫy nhẹ nhàng, từ từ, đảm bảo an toàn.
- Tập lẫy cho bé mỗi ngày giúp bé quen với hoạt động này, có thể thực hiện 5 - 10 lần/ngày, tùy thể trạng mỗi bé.
- Không tập lẫy cho bé khi mới ăn no để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nôn trớ.
- Khi bé đã biết lẫy, bố mẹ không để bé nằm một mình trên cao.
- Thường xuyên massage nhẹ nhàng cho bé để cơ và xương linh hoạt hơn.
- Khích lệ bé khi bé lẫy thành công để giúp bé hứng thú và tự tin hơn khi lẫy.
Bài viết trên chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bé trốn lẫy có sao không. Mặc dù lẫy là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhưng bố mẹ cũng không nên quá nóng vội, ép bé tập lẫy sớm. Thay vào đó, bố mẹ nên kiên nhẫn, đồng hành, hỗ trợ trẻ tập lẫy mỗi ngày. Hãy tiếp tục theo dõi Huggies để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy bé nhé.
Xem thêm: