Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu nhận biết

trẻ bị tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên một số bậc phụ huynh vẫn chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả của bệnh này. Bài viết dưới, Huggies sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất về bệnh tay chân miệng để giúp bố mẹ có hướng xử lý kịp thời cũng như chăm sóc trẻ đúng cách khi mắc bệnh. 

Tham khảo thêm: 

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm từ người sang người, có tính chất lây lan diện rộng và có thể tạo thành ổ dịch. Bệnh có thể xuất hiện ở cả thanh thiếu niên và người lớn nhưng tỷ lệ thường gặp ở trẻ 5 tuổi trở xuống.

Người nhiễm bệnh sẽ có các tổn thương da với các nốt mụn nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đùi, mông... Bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi tuy nhiên nếu gặp các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong vì vậy người bệnh cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận. 

Xem thêm:

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với tổn thương ở miệng, lòng bàn tay chân, mông

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm với tổn thương ở miệng, lòng bàn tay chân, mông (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách thì bệnh tay chân miệng hoàn toàn không nguy hiểm. Để làm được điều này, cha mẹ cần chú ý và quan sát các dấu hiệu của bệnh để từ đó việc chữa trị trở nên nhẹ nhàng hơn. Bệnh trải qua 4 giai đoạn đặc trưng, gồm:

Giai đoạn ủ bệnh

Trong giai đoạn ủ bệnh hầu như không triệu chứng gì cả, bé vẫn sinh hoạt bình thường. Thời gian này diễn ra từ 3 đến 7 ngày. 

Xem thêm: Trẻ bị nôn liên tục phải làm sao? 5 điều cha mẹ cần quan tâm

Giai đoạn khởi phát (kéo dài 1 – 2 ngày)

Các biểu hiện của giai đoạn này gồm đau họng, biếng ăn, tiêu chảy, sốt nhẹ, đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hàm dưới… vì vậy trẻ sẽ khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc.

Giai đoạn toàn phát (từ 3 – 10 ngày)

Giai đoạn toàn phát của bệnh chân tay miệng ở trẻ em với các biểu hiện điển hình như:

  • Viêm loét miệng: Xuất hiện mụn nước nhỏ ở niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi. 
  • Sốt: Trẻ sẽ sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao đến 39 - 40 độ C trong vòng 2 ngày trở lên rất có thể là dấu hiệu biến chứng viêm màng não ở trẻ. Cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị ngay. 
  • Phát ban trên da: Xuất hiện các bọng nước lớn hình bầu dục lồi ở lòng bàn tay, bàn chân, khủy tay, đầu gối và mông. Khoảng dưới 7 ngày các ban sẽ giảm dần, không để lại sẹo và ít khi bị loét hay nhiễm trùng tuy nhiên có thể để lại thâm. 

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú có đáng lo không?  

Giai đoạn lui bệnh

Tính từ ngày khởi phát bệnh sau 7 - 10 ngày, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng. Trong thời gian bệnh, cha mẹ cần theo dõi nếu có tình trạng sốt cao kéo dài, ói nhiều, mê sản, run tay chân, thở khó… đây là biến chứng nguy hiểm cần nhập viện ngay. 

Xem thêm: Trẻ bị nôn không sốt: nguyên nhân và 5 điều bố mẹ cần làm ngay

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Sốt, phát ban, mụn nước ở miệng, tay, chân… là dấu hiệu đặc trưng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng do virut ở đường ruột gây ra với 2 tác nhân chính là virus enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie A16. Trong đó EV71 ít gặp hơn nhưng lại gây biến chứng nặng nề hơn. Mặc dù bệnh chân tay miệng ở trẻ em ở Việt Nam xuất hiện quanh năm nhưng thời điểm bùng phát cao là từ tháng 3 - tháng 5 và tháng 9 - tháng 12.

Bệnh lây từ người này sang người khác từ nước bọt, mụn nước, phân của người bệnh. Trẻ chỉ cần tiếp xúc với bề mặt có virus như bàn ghế, đồ chơi chung, đồ dùng ăn chung…  thì sẽ mắc bệnh. Do đó những khu vực tập trung như nhà trẻ, mẫu giáo… là nơi có yếu tố lây lan bệnh.

Xem thêm: 

Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Trẻ chơi chung đồ chơi, tiếp xúc với bề mặt sàn nhà, bàn ghế… có virus gây bệnh tay chân miệng (Nguồn: Sưu tầm)

Bệnh tay chân miệng lây truyền qua các con đường nào?

Vì là bệnh truyền nhiễm lây qua dịch tiết mũi họng, chất lỏng từ mụn nước hoặc vảy bong và phân nên bạn hoàn toàn có thể nhiễm bệnh chân tay miệng nếu:

  • Hít thở không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không đeo khẩu trang.
  • Tiếp xúc gần với người bệnh như: chạm, hôn, ôm hoặc sử dụng chung dụng cụ ăn uống.
  • Chạm vào phân của trẻ bị bệnh như thay tã mà sau đó không rửa tay sạch rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.
  • Chạm vào các bề mặt có virus như nắm cửa, đồ chơi, bàn ghế… sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn. 

Xem thêm: Trẻ bị đau mắt đỏ: nguyên nhân và cách chữa

Bệnh tay chân miệng lây qua con đường nào?

Bạn sẽ mắc bệnh tay chân miệng nếu hít thở không khí mang mầm bệnh cũng như tiếp xúc các bề mặt đồ vật có virus (Nguồn: Sưu tầm)

Một số biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh dễ mắc phải và để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như:

  • Biến chứng về não bộ: Có thể dẫn đến những bệnh như viêm não, viêm màng não, viêm não tủy. Đây là những căn bệnh nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp nên bạn cũng không quá lo lắng. 
  • Biến chứng về hệ hô hấp, tim mạch: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em còn có thể gây ra bệnh viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch, tăng huyết áp. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong mặc dù tỷ lệ xảy ra là rất thấp. 
  • Đối với thai phụ, ngoài những biến chứng trên, bệnh còn có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai như sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với đang bị tay chân miệng.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: dấu hiệu và cách điều trị

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Viêm cơ tim, viêm màng não,... là những biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng (Nguồn: Sưu tầm)

Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Nếu chẳng may trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tránh việc tự ý dùng thuốc kháng sinh. Vì nguyên nhân chính gây bệnh là virus, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn. Một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em như:

  • Thực hiện cách ly cho trẻ để tránh lây lan. Cha mẹ chăm sóc trẻ cũng cần đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên. 
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng như cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Do niêm mạc bị nổi mụn nước, loét miệng nên trẻ sẽ biếng ăn nên bạn cần chú trọng đến thành phần dinh dưỡng để cung cấp dưỡng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng bé. 
  • Trẻ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ như tắm rửa hàng ngày, quần áo, tã lót cần được thay mới thường xuyên và ngâm với dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. 
  • Vật dụng như bình sữa, dụng cụ ăn uống, đồ chơi cũng cần được vệ sinh khử khuẩn.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ bằng bằng nước muối loãng. Nếu có loét miệng họng, bạn có thể dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn.
  • Hạn chế cho trẻ gãi bằng cách bôi kem chống ngứa như calamine. Các mụn nước có thể vỡ và gây nhiễm trùng, bạn có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. 
  • Không sát trùng bằng chanh hay muối vì da trẻ mỏng nên sẽ gây đau và xót, dễ để lại sẹo. 
  • Sử dụng thuốc như Paracetamol như Hapacol vừa có thể giảm đau vừa hạ sốt, với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ. Mẹ không dùng Aspirin để giảm đau vì nó có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Đặc biệt phải theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể trẻ nếu sốt cao trên 39 độ kéo dài hơn 2 ngày cần nhập viện ngay.

Xem thêm: Trẻ ho về đêm: 8 nguyên nhân và cách trị nhanh tại nhà hiệu quả

Cách điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi mắc bệnh tay chân miệng (Nguồn: Sưu tầm)

Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em hiệu quả

Tuy bệnh tay chân miệng không quá nguy hiểm nếu được theo dõi và điều trị đúng cách nhưng tốt nhất bạn vẫn nên có các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Tạm thời cách ly cho trẻ ở nhà nếu ở lớp, nhà trẻ có bạn bị bệnh.
  • Trong ngày cho trẻ rửa tay nhiều lần bằng xà phòng và nước sạch. 
  • Không để trẻ ngậm hay đưa đồ chơi lên miệng.
  • Không dùng chung đồ dùng ăn uống, cho trẻ ăn chín uống chín.
  • Lau chùi, vệ sinh đồ chơi, sàn nhà, giường… bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc xà phòng.
  • Khi thấy trẻ sốt và có nốt mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc miệng cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. 
  • Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường và dụng cụ chăm sóc bằng Cloramin B 2% hoặc vôi bột.
  • Người nhà cần đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn sau khi thay quần áo, tã hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt… của trẻ bị bệnh. 

Tham khảo thêm: 

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

bac si

Bé bị tay chân miệng là do virus lây qua đường phân miệng. Do đó, khi chăm sóc bé bị tay chân miệng bạn cần chú ý các vấn đề sau: 1. Chăm sóc bé: đưa bé đi khám tại bệnh viện nhi, uống thuốc và tái khám theo hẹn, không nên tự ý điều trị. Cho bé ăn theo nhu cầu, trong giai đoạn bệnh không nên ép bé ăn, bé đau loét miệng nên cho ăn thức ăn lạnh 1 tý sẽ bớt đau hơn. 2. Nắm rõ các dấu hiệu nặng để đưa bé tái khám ngay như: giật mình hốt hoảng, sốt cao trên 39 độ khó hạ, run tay chân, ói nhiều, yếu liệt, đi loạng choạng... Cách ly bé 1 tuần, không cho tiếp xúc với các bé nhỏ trong nhà. Rửa tay cho bé thường xuyên, khoảng 6 lần/ ngày.

bac si

Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ em hiệu quả

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng bằng cách thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng (Nguồn: Sưu tầm)

Các mụn nước ở tay, chân, miệng, đùi, mông gây đau làm trẻ quấy khóc để giúp bé cảm thấy thoải mái mẹ nên sử dụng loại tã cho bé mềm mại, tránh gây vỡ các nốt mụn. Bỉm cao cấp Huggies Platinum Naturemade với bề mặt Naturesoft làm từ sợi bông thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, chứa vitamin E sẽ chăm sóc tốt nhất cho làn da mỏng manh của trẻ. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có khả năng thấm hút cực nhanh, tạo bề mặt khô thoáng sạch sẽ là điều rất cần thiết khi trẻ bị bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, thương hiệu tã dán Huggies còn có dòng sản phẩm tã dán Huggies Tràm Trà Tự Nhiên ứng dụng công nghệ đột phá chứa tinh chất Tràm trà giúp làm dịu da bé, hạn chế tối đa vấn đề hăm tã, thiết kế thấm hút tức thì, chống thấm ngược đến 99,9%. 

Tham khảo thêm: 

Tã dán Huggies Platinum Naturemade mềm mại, dịu nhẹ cho làn da trẻ

Tã dán Huggies Platinum Naturemade mềm mại, dịu nhẹ cho làn da trẻ (Nguồn: Huggies)

Tham khảo thêm: [Mới] Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ 0-18 tuổi theo WHO, Việt Nam 

Trên đây là những chia sẻ của Huggies về bệnh tay chân miệng, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ trong việc phòng ngừa, chăm sóc trẻ tốt hơn. Bệnh chân tay miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm nhưng bạn phải cần theo dõi sát sao để kịp thời xử lý các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để cập nhật thêm nhiều mẹo chăm bé hữu ích bạn cũng đừng quên truy cập vào Góc chuyên gia của Huggies hoặc chuyên mục Chăm sóc bé của Huggies nhé. 

Avatar expert

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi, Khám chữa bệnh trẻ em, Tham vấn dinh dưỡng và chích ngừa sẽ cùng đội ngũ Chuyên gia HUGGIES® giải đáp thắc mắc của Mẹ.

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;