MỤC LỤC BÀI VIẾT
Hiện nay có nhiều loại thuốc DHA cho bà bầu với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích dễ thất của DHA, không phải mẹ nào cũng biết nên uống DHA khi nào hay cách uống DHA bầu ra sao để tốt cho cả mẹ và bé. Cùng Huggies và chuyên gia Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu chi tiết cách bổ sung DHA cho bà bầu trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
>> Tham khảo:
- 15 sản phẩm sắt cho bà bầu nên được bổ sung trong suốt thai kỳ
- 5 loại thuốc canxi cho bà bầu cần phải bổ sung suốt thai kỳ
- Lưu ý khi bổ sung vitamin và sắt cho bà bầu
Bổ sung DHA cho bà bầu có tác dụng gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bà bầu nên bổ sung DHA trong suốt thai kỳ để mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. DHA giúp giảm nguy cơ sinh non, tiền sản giật, đồng thời cải thiện tâm trạng của mẹ và ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, DHA còn góp phần giảm các nguy cơ bệnh lý mãn tính sau này như bệnh tim mạch và loãng xương. Việc bổ sung đủ DHA giúp mẹ sản xuất nhiều hồng cầu, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và cung cấp oxy cho thai nhi, hỗ trợ sự phát triển về trí tuệ và thể chất. Do đó, các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung DHA để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đối với thai nhi, DHA đóng vai trò vô cùng quan trọng. Là thành phần chính trong cấu trúc nào não và võng mạc mắt, DHA giúp thai nhi phát triển não bộ, hệ thần kinh và mắt ngay từ khi còn trong bụng mẹ. DHA không chỉ giúp hình thành các bộ phận trong não mà còn thúc đẩy sự kết nối giữa các tế bào thần kinh.
Nếu thiếu DHA, sự phát triển trí tuệ, khả năng học hỏi và hệ miễn dịch của trẻ có thể bị ảnh hưởng, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, việc bổ sung DHA trước, trong và sau khi mang thai là rất cần thiết, giúp thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo trẻ nhận đủ DHA qua nhau thai.
>> Tham khảo:
- Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi
- Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
DHA cho bà bầu giúp hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác cho thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)
Nên bà bầu bổ sung DHA từ tháng mấy?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong suốt thời gian phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 100 – 250mg DHA mỗi ngày. Nhu cầu DHA có thể thay đổi trong từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể:
- Tam cá nguyệt thứ nhất: Trong ba tháng đầu, đây là giai đoạn quan trọng để mẹ bầu bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như DHA, axit folic, sắt, vitamin và khoáng chất. Thời gian này, mẹ bầu cần bổ sung khoảng 100mg - 120 mg DHA mỗi ngày từ các thực phẩm như thịt, rau xanh, bánh mì, sữa, ngũ cốc,...
- Tam cá nguyệt thứ hai: Trong ba tháng giữa, đây là giai đoạn não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, với hơn 250.000 tế bào thần kinh được hình thành mỗi phút. Vì vậy, nhu cầu DHA rất cao, mẹ bầu cần bổ sung đủ 200mg DHA mỗi ngày để hỗ trợ trao đổi dinh dưỡng và thông tin giữa các tế bào thần kinh, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của bé.
- Tam cá nguyệt thứ ba: Trong ba tháng cuối thai kỳ, khi thai nhi tiếp tục tăng trọng lượng và kích thước não bộ phát triển nhanh chóng, nhu cầu bổ sung DHA của mẹ bầu tăng cao, khoảng 300mg DHA mỗi ngày, và có thể điều chỉnh thêm theo chỉ định của bác sĩ. Việc bổ sung DHA trong giai đoạn này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thai nhi mà còn giúp giảm nguy cơ sinh non và các biến chứng khi sinh.
>> Tham khảo:
- Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
- Mang thai bao lâu thì nghén? Cách giảm ốm nghén hiệu quả
Mẹ bầu nên bổ sung DHA trong suốt thai kỳ để mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé (Nguồn: Huggies)
DHA cho bà bầu uống bao nhiêu là đủ?
Mỗi giai đoạn của thai kỳ cần một lượng DHA bổ sung khác nhau. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ, mẹ bầu nên lựa chọn các viên bổ sung DHA có hàm lượng từ 200 - 300mg mỗi ngày. Thông thường, mẹ bầu chỉ cần uống 1 viên DHA/ngày, nhưng liều lượng có thể tăng lên theo chỉ định của bác sĩ.
>> Tham khảo:
- Bà bầu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân, cách khắc phục
- Ra máu khi mang thai tháng đầu mẹ bầu cần chú ý gì?
Bà bầu uống DHA khi nào thì tốt?
Thời điểm lý tưởng để mẹ bầu bổ sung DHA bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối, khi bữa tối cung cấp nhiều dinh dưỡng và là thời gian thích hợp để cơ thể hấp thụ DHA tốt nhất. Ngoài ra, việc bổ sung DHA vào buổi tối còn giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon và thư giãn, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau.
>> Tham khảo: Sữa dành cho bà bầu tốt nhất
Cách bổ sung DHA cho bà bầu hiệu quả, an toàn
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ bầu có thể bổ sung DHA qua những cách sau:
- Thực phẩm giàu DHA: Mẹ bầu có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu DHA như cá hồi, cá ngừ, cá thu, hải sản (tôm, sò điệp), rau xanh, lòng đỏ trứng và các loại hạt (hạt hướng dương, hạt lanh, hạt óc chó, đậu phộng).
- Viên uống DHA: Viên DHA là lựa chọn phổ biến đối với mẹ bầu hiện nay. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp, đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Sữa DHA bổ sung: Một số loại sữa bầu đã bổ sung DHA, mẹ bầu có thể chọn sữa bầu để bổ sung DHA một cách dễ dàng và tiện lợi.
- Dầu cá DHA: Dầu cá DHA là một lựa chọn khác có thể thêm vào các món ăn hoặc uống trực tiếp.
- Thực phẩm chức năng và thảo dược: Một số thực phẩm chức năng và thảo dược cũng chứa DHA. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
>> Tham khảo: Thực đơn cho bà bầu cả tuần đủ dinh dưỡng, định lượng chi tiết
Mẹ bầu tăng cường bổ sung thực phẩm giàu DHA như cá hồi, các loại hạt (Nguồn: Huggies)
Lưu ý khi bổ sung DHA cho bà bầu
Khi bổ sung DHA cho bà bầu, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Trước khi bắt đầu bổ sung DHA, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định liều lượng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Mẹ bầu nên chọn các sản phẩm DHA từ những thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe, tránh mua sản phẩm không rõ nguồn gốc.
- Việc bổ sung DHA cần được thực hiện theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định, không tự ý điều chỉnh liều mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia.
- Sau khi bắt đầu bổ sung DHA, nếu mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, khó tiêu hay dị ứng, cần dừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Việc bổ sung DHA không thể thay thế cho chế độ ăn uống. Mẹ bầu cần duy trì một chế độ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm các nguồn DHA tự nhiên từ cá, hải sản và các loại hạt…
- Đối với mẹ bầu bị trào ngược dạ dày nên phân chia liều DHA thành nhiều lần trong ngày và tránh sử dụng liều lượng lớn vào buổi tối, vì dầu cá có thể gây khó tiêu khi dạ dày đầy.
>> Tham khảo: 9 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ
Câu hỏi thường gặp về DHA cho bà bầu
Sắt và DHA cho bà bầu uống cách nhau bao lâu?
Theo các nghiên cứu y khoa, việc sử dụng thuốc sắt và DHA trong cùng giai đoạn thai kỳ là an toàn. Tuy nhiên, để tối ưu hóa khả năng hấp thụ và tránh các phản ứng phụ không mong muốn, mẹ bầu nên uống sắt và DHA cách nhau từ 1 đến 2 giờ đồng hồ.
>> Tham khảo: Các thực phẩm chứa nhiều sắt bổ sung cho bà bầu
Bà bầu nên uống canxi vào tháng thứ mấy?
Mẹ bầu thường được khuyến nghị bắt đầu bổ sung canxi từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Đây là thời điểm quan trọng khi thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ xương và răng. Canxi không chỉ giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ bầu duy trì mật độ xương và ngăn ngừa các vấn đề như loãng xương. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng canxi phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cá nhân.
Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp mẹ hiểu được tầm quan trọng của DHA cho bà bầu, Cũng như cách sử dụng, liều lượng phù hợp ở từng giai đoạn để đảm bảo sự phát triển của con. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
>> Chủ đề liên quan có thể tham khảo:
- Kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé
- Danh sách đồ sơ sinh đầy đủ cho bé trai, bé gái mùa hè
- Danh sách đồ sơ sinh cho bé đầy đủ và tiết kiệm nhất - 9 món
>> Nguồn tham khảo