Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn và lưu ý quan trọng

bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn thumb

Kẽm là vi chất rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ, nhưng theo thống kê của Bộ Y tế năm 2020 cho thấy có đến 58% trẻ dưới 5 tuổi có dấu hiệu thiếu kẽm. Tình trạng thiếu kẽm có thể khiến trẻ biếng ăn, giảm khẩu vị dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, còi cọc và chậm tăng trưởng. Tuy nhiên, bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào cho khoa học và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, Huggies sẽ mách bố mẹ những cách bổ sung kẽm cho bé biếng ăn để giúp con ăn ngon miệng hơn và phát triển toàn diện.

Xem thêm:

Vì sao trẻ biếng ăn cần bổ sung kẽm?

Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của toàn bộ cơ thể con người. Trong chu trình chuyển hóa sinh học, kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein và các dưỡng chất thiết yếu khác.

Ngoài ra, vi chất này còn giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể của trẻ trước các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, kẽm có vai trò bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác, mang lại cảm giác ngon miệng khi ăn, thúc đẩy khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể.

Chính vì thế, nếu không kịp thời bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn một cách khoa học thì có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể, từ những bộ phận chức năng bên trong đến các cấu trúc bên ngoài. Điều này gây rối loạn vị giác, mất khứu giác dẫn đến biếng ăn, trẻ chậm lớn và giảm khả năng miễn dịch. Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ như dễ nổi cáu, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc,...

Tại sao cần bổ sung kẽm cho trẻ

Bổ sung kẽm đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm mà mẹ cần biết để bổ sung kịp thời cho con:

  • Không tập trung, mệt mỏi, chậm chạp, nhận thức bị rối loạn.
  • Ăn không ngon, biếng ăn, vị giác bất thường, trẻ thường rối loạn tiêu hóa.
  • Chậm phát triển chiều cao, chậm tăng cân, trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng.
  • Khó ngủ, trằn trọc về đêm, ngủ không sâu giấc hoặc giấc ngủ không đều.
  • Dễ mắc và thường tái diễn các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa.
  • Xuất hiện các biểu hiện tổn thương vùng da như viêm da, khô da, da dày sừng, sạm da.
  • Móng tay có đốm trắng, yếu và rất dễ gãy, chậm mọc lại.
  • Sợi tóc mỏng, xơ cứng và dễ gãy, thậm chí là rụng tóc nhiều.
  • Ngứa mắt, giảm tiết nước mắt, khô giác mạc.
  • Viêm niêm mạc miệng, môi khô, lở mép.
  • Các vết thương trên da lâu lành hơn bình thường.

biểu hiện của trẻ bị thiếu kẽm

Biếng ăn, chậm tăng cân là biểu hiện của trẻ bị thiếu kẽm (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn gợi ý từ chuyên gia

Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn theo từng độ tuổi sẽ có sự khác nhau. Trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, nguồn bổ sung kẽm cho trẻ tốt nhất và dễ hấp thụ nhất chính là sữa mẹ. Không chỉ là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, sữa mẹ mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất và kháng thể cho bé.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn dặm hàng ngày hoặc sử dụng thực phẩm chức năng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn vô cùng khó khăn vì chúng thường không chịu ăn theo ý của mình. Để bé ăn ngon miệng và bổ sung được kẽm, ngoài việc xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý, mẹ cũng nên chế biến và tạo hình các món ăn bắt mắt để kích thích vị giác cho trẻ. Một số loại thực phẩm giàu kẽm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ như thịt bò, thịt nạc heo, thịt gà, hải sản, socola đen, ngũ cốc, sữa chua,… và các loại đậu.

Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đến cách chế biến thực phẩm để có thể giữ được hàm lượng kẽm trong thực phẩm. Ngoài ra, để tối ưu hóa lượng kẽm hấp thu vào cơ thể của trẻ, khẩu phần ăn cũng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, đồng thời giảm thực phẩm giàu chất xơ, sắt và đồng.

 thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm giàu kẽm (Nguồn: Sưu tầm)

Thuốc bổ sung kẽm kích thích ăn ngon cho trẻ biếng ăn

Trong một số trường hợp, dù bố mẹ đã cố gắng hết sức nhưng trẻ vẫn không nhận được lượng kẽm cần thiết từ chế độ ăn thì có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ về phương pháp dùng thuốc bổ sung kẽm cho trẻ. Bố mẹ cần chú ý không tùy tiện bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn khi chưa có chỉ định của bác sĩ và phải dùng đúng liều khuyến cáo từ 0,5 - 1,5mg kẽm nguyên tố/kg cân nặng/ngày đối với trẻ em hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

Khi nào nên đưa trẻ biếng ăn đi khám dinh dưỡng?

Vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi liên tục theo từng giai đoạn và độ tuổi, do đó bố mẹ nên cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động tương ứng, cũng như kịp thời phát hiện các vấn đề làm cản trở sự phát triển của con.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ được 24 tháng tuổi trở đi, các bậc phụ huynh nên tái khám dinh dưỡng cho bé định kỳ mỗi năm 1-2 lần. Ngoài ra, khi trẻ có một trong những biểu hiện khác lạ dưới đây bố mẹ cũng nên khám dinh dưỡng cho con càng sớm càng tốt:

  • Trẻ biếng ăn, da xanh xao và khô ráp, kém hấp thu, chậm lên cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn hoặc thừa cân, béo phì,...
  • Khi trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa kéo dài không rõ nguyên nhân như chướng bụng, đầy bụng và nôn, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, nôn trớ,...
  • Trẻ có sức đề kháng kém, hay ốm vặt và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, người lừ đừ, không chịu vận động,..
  • Trẻ có những biểu hiện thiếu vi chất như chậm lẫy/bò/ngồi/đi, hay trẻ khóc về đêm, ngủ hay giật mình, chậm mọc răng, chậm phát triển chiều cao, móng tay giòn rất dễ gãy, tóc rụng nhiều, ra nhiều mồ hôi trộm ở đầu và lưng,...

Khám dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ 24 tháng tuổi trở đi nên tái khám dinh dưỡng định kỳ mỗi năm 1-2 lần (Nguồn: Sưu tầm)

Các câu hỏi thường gặp về “Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn”

Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn trong bao lâu?

Khi bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn, bố mẹ nên cho con uống sau khi ăn 30 phút để tránh kích ứng dạ dày. Thời gian bổ sung kẽm liên tục trong vòng 2 - 3 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó dừng lại và theo dõi biểu hiện của trẻ, không bổ sung quá nhiều gây ra tình trạng thừa kẽm trong cơ thể, dẫn đến rối loạn chuyển hóa.

Trẻ biếng ăn nên bổ sung vitamin gì?

Để cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, ngoài việc bổ sung kẽm thì bố mẹ cũng nên bổ sung thêm các vi khoáng chất thiết yếu khác như như vitamin B1, vitamin D3, vitamin A, vitamin C, selen, lysine, taurine, crom,...

Các loại kẽm hữu cơ tốt nhất hiện nay

Kẽm hữu cơ là một dạng chế phẩm kẽm có thành phần đặc biệt khi có sự kết hợp từ gốc muối và các acid hữu cơ. Đặc tính nổi bật của kẽm hữu cơ chính là khả năng hòa tan cao, dễ hấp thu vào cơ thể hơn kẽm vô cơ, giúp trẻ được cung cấp đủ khoáng chất cần thiết. Ngoài khả năng hấp thu tốt, kẽm hữu cơ còn có mùi vị dễ chịu, ít gây kích ứng đường tiêu hoá và độ an toàn cao, phù hợp với thể trạng của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, kẽm hữu cơ có rất nhiều loại như kẽm orotate, kẽm picolinate, kẽm gluconate, kẽm axetat và kẽm bisglycinate. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho bé sử dụng.

Xem thêm:

Hy vọng thông qua bài viết này, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng tìm ra giải pháp bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn. Khi trẻ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch, từ đó có thể lớn lên khỏe mạnh, an toàn và phát triển toàn diện.

Trong hành trình nuôi con nhỏ, không chỉ dinh dưỡng mà có rất nhiều điều cần quan tâm để đảm bảo con có thể phát triển toàn diện nhất về thể chất và tinh thần. Để hỗ trợ bố mẹ khoẻ hơn trong việc chăm sóc cá nhân và bảo vệ làn da bé yêu cả ngày, Huggies đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều dòng tã bỉm em bé chất lượng như Huggies Skin Perfect, Huggies Tràm Trà Tự Nhiên, Huggies Thin & Soft, Huggies Platinum Nature Made,... Với chất liệu an toàn, mềm mại, khả năng thấm hút tối ưu, chống tràn, ngừa hăm hiệu quả, tã bỉm Huggies chính là giải pháp tuyệt vời giúp mẹ chăm sóc, nâng niu và bảo vệ làn da bé.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;