MỤC LỤC BÀI VIẾT
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là việc làm cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe trẻ em. Đâu là các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà mẹ không được bỏ quên? Cùng Huggies và bác sĩ chuyên khoa 2 - Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0-24 tháng tuổi trong bài viết sau mẹ nhé!
>>Tham khảo:
- Top 5 loại thuốc canxi cho bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh
- 8 cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả và an toàn
Vắc xin là gì?
Để các mẹ có thể hiểu hơn về tiêm chủng và những lợi ích của vắc xin mang lại, chúng ta sẽ làm rõ một số khái niệm nhé!
Khi cơ thể bị vi khuẩn hoặc virus tấn công, chúng sẽ gây ra bệnh cho trẻ. Có những căn bệnh rất hiểm nghèo, một khi mắc phải có thể lấy đi sinh mạng của trẻ hoặc để lại di chứng không hồi phục sau này. Chính vì tính chất nguy hiểm của bệnh, nhờ khoa học, con người đã chế tạo ra vắc xin để bảo vệ chúng ta trước những mầm bệnh đáng sợ này.
Quá trình gây bệnh của các mầm bệnh diễn ra như sau: khi chúng tấn công cơ thể gây tổn thương các cơ quan của con người, cơ thể sẽ có các đội ngũ bảo vệ gọi là hệ miễn dịch, hệ thống này sẽ huy động hàng rào bảo vệ gồm các bạch cầu, đại thực bào, kháng thể...tấn công lại các mầm bệnh. Hàng rào bảo vệ này sẽ rà soát hủy diệt các tế bào mầm bệnh, trong khi các mầm bệnh không ngừng nhân lên và lan rộng trong cơ thể, đồng thời luôn lẩn trốn sự sàng lọc của hệ miễn dịch. Nếu bên vi sinh vật gây bệnh thắng thì cơ thể sẽ mắc bệnh nặng, và ngược lại nếu hệ miễn dịch thắng thì chúng ta sẽ khỏi bệnh. Sau trận chiến, cơ thể sẽ ghi nhận các mầm bệnh này vào trí nhớ miễn dịch. Mục đích của trí nhớ miễn dịch là giúp ghi nhận lại mầm bệnh này có hình thù ra sao, tấn công chỗ nào, cùng phương pháp tiêu diệt nhanh và hiệu quả. Việc này sẽ giúp cơ thể đối phó chính xác, mạnh mẽ, đẩy lùi mầm bệnh ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất trong trường hợp mầm bệnh này lại tấn công cơ thể.
Những khái niệm trên chính là cơ sở nền tảng của tiêm chủng. Con người phát minh ra vắc xin, chính là thuốc chứa xác vi khuẩn, chỉ 1 thành phần nhỏ hay cả nguyên cơ thể vi khuẩn, có thể vi khuẩn đã chết hoặc sống nhưng đã bị bất hoạt hoặc giảm độc lực... Tiêm chủng là đưa vắc xin vào cơ thể, để cơ thể nhận biết gây hiện tượng nhiễm trùng giả, loại nhiễm trùng này không những không gây bệnh mà còn giúp hệ thống miễn dịch cho ra đáp ứng miễn dịch hay là tạo 1 trí nhớ miễn dịch. Bé đã được tiêm chủng, khi nhiễm phải tác nhân gây bệnh thực sự, vì cơ thể đã có chuẩn bị trước, nên việc đánh bại đối thủ sẽ dễ dàng hơn. Đó chính là lợi ích của tiêm chủng. Mỗi loại bệnh có đặc điểm khác nhau, và vắc xin cũng như vậy. Có loại vắc xin tiêm 1 lần hoặc có loại tiêm nhiều lần mới đạt được hiệu quả bảo vệ. Sau khi đã đạt được hiệu quả miễn dịch, một số vắc xin còn cần tiêm nhắc lại giúp củng cố trí nhớ miễn dịch. Đó là vì sao chúng ta thấy lịch tiêm vắc xin có quy định cụ thể bao nhiêu liều, cách nhau bao lâu, và sau bao nhiêu năm phải chích nhắc lại. Vắc xin chứa thành phần vi khuẩn nhưng không có khả năng gây bệnh do vi khuẩn đã chết hoặc đã được giảm độc lực. Mỗi loại vắc xin đều trải qua rất nhiều thử nghiệm trên cả động vật và người để đảm bảo sự an toàn, trước khi được sử dụng nên tỷ lệ tai biến thực sự do vắc xin rất thấp. Do đó, là một bà mẹ thông thái, việc thực hiện đầy đủ các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất quan trọng giúp bảo vệ con trước các căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai.
>>Tham khảo:
Tiêm chủng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ ( Nguồn: Sưu tầm)
Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng
Ở từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ được tiêm những loại vắc-xin khác nhau, phù hợp với độ tuổi. Sau đây là các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng từ 0-24 tháng tuổi.
Giai đoạn sơ sinh
- Trong 24h đầu sau sinh: Tiêm vắc-xin Engerix B/ Euvax B phòng bệnh Viêm gan B. Nếu trẻ bị hoãn chưa thể tiêm trong vòng 24h sau sinh, cần tiến hành tiêm càng sớm càng tốt.
- Trong vòng 30 ngày sau sinh: Tiêm vắc-xin BCG phòng bệnh Lao.
Mẹ có biết:
Thời gian chờ tác dụng phụ của vắc xin sau tiêm khá lâu, do đó mẹ cần chú ý cho con mặc loại tã mỏng nhẹ, thấm hút tốt để con được thoải mái. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Nature Made đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Giai đoạn 6 tuần đến 2 tháng tuổi
- Trẻ 6 tuần tuổi trở lên: Tiêm vắc-xin Synflorix, Prevenar 13 phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não (mũi 1) do phế cầu.
- Trẻ 2 tháng tuổi: Tiêm vắc-xin 6 trong 1 phòng 6 bệnh gồm bạch hầu - uốn ván - bại liệt - ho gà - viêm gan B và các bệnh do Haemophilus Influenzae týp B gây ra (mũi 1).
- Tiêm vắc-xin Rotarix, Rotateq hoặc Rotavin để phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra (mũi 1).
>>Tham khảo: Rốn trẻ sơ sinh: Bệnh lý về rốn & Cách chăm sóc, vệ sinh rốn rụng nhanh
Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi
- Tiêm vắc-xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus (mũi 2).
- Tiêm vắc-xin phòng viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 2).
- Tiêm vắc-xin 6 trong 1 phòng 6 bệnh (mũi 2).
>> Tham khảo: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi
- Nếu sử dụng vắc-xin Rotateq của Mỹ, tiêm vắc-xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus mũi 3.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu (mũi 3).
- Tiêm vắc-xin 6 trong 1 (mũi 3).
>>Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều là do đâu?
Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi
- Tiêm vắc-xin Vaxigrip Tetra để phòng bệnh cúm (mũi 1). Khoảng cách thời gian giữa 2 mũi tiêm là một tháng. Loại vắc-xin này cần tiêm nhắc lại hàng năm.
- Tiêm vắc-xin VA-MENGOC-BC nhằm phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (mũi 1). Mũi 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 6 tuần, thông thường là 2 tháng.
Giai đoạn bé 9 tháng tuổi
- Tiêm vắc-xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não (mũi 2).
- Tiêm vắc-xin MVVac phòng bệnh sởi.
- Tiêm vắc-xin Varilrix phòng bệnh thủy đậu.
- Tiêm vắc-xin Imojev để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Giai đoạn trẻ 12 tháng tuổi
- Tiêm vắc-xin 3 trong 1 MMR-II nhằm phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella.
- Trong trường hợp chưa tiêm vắc-xin Varilrix, tiêm vắc-xin Varivax/ Varicella phòng bệnh thủy đậu.
- Tiêm vắc-xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản B. Bao gồm 2 mũi tiêm, cách nhau 1 đến 2 tuần.
- Tiêm vắc-xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A. Tiêm mũi nhắc lại sau 6 đến 18 tháng.
- Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ, viêm phổi, viêm màng não (mũi 4).
>>Tham khảo: Trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình: Nguyên nhân, cách chữa
Giai đoạn 15 - 24 tháng tuổi
- Tiêm vắc-xin 6 trong 1 phòng 6 bệnh (mũi 4).
- Tiêm vắc xin Avaxim 80U/0.5 ml phòng bệnh viêm gan A (mũi nhắc lại)
- Tiêm vắc-xin Vaxigrip Tetra phòng bệnh cúm (mũi 3 - cách mũi thứ 2 một năm).
Giai đoạn 24 tháng tuổi
- Tiêm vắc-xin Menactra nhằm phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135
- Tiêm vắc-xin Jevax để phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (mũi 3)
- Tiêm vắc-xin Typhoid VI/Typhim VI phòng bệnh thương hàn.
- Uống vắc-xin mORCVAX phòng bệnh tả (bệnh tả khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nặng, mất nước) dành cho trẻ sống ở vùng có nguy cơ cao. Gồm 2 liều uống, liều 2 sau liều 1 một tuần.
Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng đầy đủ (Nguồn: Bệnh viện nhi đồng thành phố)
Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ
Khoảng thời gian chờ đến lượt tiêm, chờ xem con có bị tác dụng phụ của vắc xin hay không sẽ rất lâu. Nếu con mặc tã không có độ co giãn hay thấm hút tốt sẽ làm cho con khó chịu, nóng bức và quấy khóc.
Do đó, mẹ chọn cho con loại tã dán có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và thoáng khí, học khóa tràn 3 chiều với vách chống tràn sau như tã dán Lọt Lòng Huggies Bọc Kén Con tằm 360 giúp con yêu luôn có cảm giác khô thoáng, sạch sẽ, thoải mái, từ đó con sẽ hợp tác chờ đến lượt mình được tiêm với một tâm trạng hết sức vui vẻ, phấn khởi.
Chống chỉ định vắc xin
- Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng với vắc xin lần trước như sốt trên 39 độ, co giật, dấu hiệu não, màng não, tím tái, khó thở.
- Suy giảm miễn dịch (bẩm sinh hoặc mắc phải HIV): không tiêm VC sống giảm độc lực.
- Chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất từng loại VC.
>> Tham khảo thêm:
- Xử Lý Viêm Da Cơ Địa ở Trẻ Sơ Sinh, Làm Dịu Da Nhạy Cảm
- Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã) do đâu? Cách trị cứt trâu an toàn, hiệu quả
Các trường hợp tạm hoãn
- Suy chức năng cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê...
- Mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng.
- Sốt từ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C (tại nách).
- Dùng globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng.
- Dùng corticoid liều cao tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày, hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày, hoãn tiêm VC sống giảm độc lực.
- Trẻ bị tim bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính có tăng áp lực động mạch phổi ≥ 40mmHg.
Các trường hợp tiêm phòng cho trẻ tại bệnh viện
- Trẻ có cân nặng dưới 2kg.
- Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại VC.
- Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim phổi, tiêu hóa, tiết niệu, máu ung thư chưa ổn định.
>> Xem thêm:
- Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Mẹ cần làm gì?
- Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm thế nào?
Một số trường hợp nên tiêm phòng vắc-xin cho trẻ ở bệnh viện để đảm bảo an toàn (Nguồn: Sưu tầm)
Khoảng cách vắc xin nên theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tuy nhiên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sớm ≤ 4 ngày vẫn được chấp nhận. Tiêm trễ hơn lịch vẫn có hiệu quả nhưng sẽ không đạt hiệu quả tối ưu.
Phản ứng bất lợi sau tiêm chủng nhẹ: thường xảy ra sau vài giờ tiêm chủng, và tự khỏi trong thời gian ngắn như sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chán ăn. Mẹ có thể cho bé dùng paracetamol để giảm nhẹ các triệu chứng.
Phản ứng vắc xin nặng bao gồm: co giật, giảm trương lực cơ, khóc dai dẳng, sốc phản vệ.
Mẹ cần theo dõi bé tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng các dấu hiệu: tổng trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm. Đưa trẻ ngay đến bệnh viện khi có sốt cao ≥ 39°C, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi các phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia tại trang Huggies.
>> Tham khảo thêm:
- Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo từng tháng đầy đủ
- Lịch tiêm chủng cho bé đầy đủ từ 0-10 tuổi bố mẹ cần lưu ý
- Những lời khuyên khi tiêm chủng cho trẻ
Nguồn tham khảo: https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/baby-basics/caring-for-your-baby/vaccinations-and-newborn-screening-tests/
Câu hỏi thường gặp
Bé 2 tháng tiêm mũi gì?
Bé 2 tháng tiêm cần tiêm các mũi: Tăng cường viêm gan B (HepB), Bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTaP), Bệnh liên cầu khuẩn (PCV13), Haemophilus influenzae týp b (Hib)...
Tiêm mũi 5 trong 1 nhắc lại khi nào?
Tiêm mũi 5 trong 1 nhắc lại khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi.