Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Hướng dẫn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hăm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em từ sơ sinh cho đến người lớn. Ở trẻ em, hăm hay gặp từ 9 đến 12 tháng tuổi, nhất là trẻ em mập mạp, hoặc ra mồ hôi nhiều. Những bé khi dùng tã đi kèm ứ đọng nước tiểu, ứ đọng phân do tiêu chảy, thường xảy ra thời điểm bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc bé dùng kháng sinh kéo dài, hoặc nếu mẹ dùng kháng sinh và đang cho con bú. Vậy đâu là cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh đúng cách?

Triệu chứng hăm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Các nếp kẽ trên chuyển thành đám đỏ, trợt, rỉ dịch, do cọ xát, đám trợt loét rỉ dịch và gây đau.
  • Nếu bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.
  • Vị trí: các nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn, các ngấn da và vùng xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy).
  • Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao

    Nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ

    Hăm tã ở trẻ là tình huống bắt gặp khi mông trẻ có những biểu hiện như rát đỏ, vết sưng… Một số nguyên nhân hăm tã ở trẻ bao gồm:

  • Vùng da hoặc nếp gấp bị ẩm ướt do mồ hôi hoặc để tã ướt hoặc bẩn quá lâu.
  • Cọ xát với tã.
  • Nhiễm nấm.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Dị ứng với tã lót.
  • Trị hăm tã cho bé ngay tại nhà

    Chất liệu tã có ảnh hưởng rất nhiều đến việc gây ra dị ứng da ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

    Hướng dẫn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Mẹ lưu ý càng nhỏ tuổi da bé càng mỏng manh, da dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng hơn, vì vậy điều trị càng cẩn thận hơn.

  • Một số sản phẩm dạng bôi như cream, thuốc mỡ hay phấn rôm: Các sản phẩm này nhằm xoa dịu làn da của trẻ hoặc tạo ra một hàng rào bảo vệ - hoặc có cả hai tác dụng.
  • Bôi vào vùng da bị hăm sau khi làm sạch nhẹ nhàng, mẹ có thể dùng oxit kẽm hoặc calamine lotion.
  • Nếu mẹ sử dụng phấn rôm cho trẻ em, tránh xa khuôn mặt bé. Bột talc trong phấn rôm có thể gây ra bệnh lý đường hô hấp ở trẻ.
  • Cream có hydrocortisone, có thể sử dụng, nhưng nên hỏi bác sĩ trước nhé, vì việc sử dụng kéo dài hay không đúng vị trí có thể gây tổn thương da bé.
  • Cách trị hăm tã ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

  • Thường xuyên kiểm tra tã của em bé, và thay tã ngay sau khi bị ướt hoặc bẩn.
  • Sử dụng nước sạch. Nên sử dụng xà bông dành cho trẻ em để rửa nếu như bé có đại tiện.
  • Lau nhẹ vào khu vực ẩm ướt , thay vì chà xát.
  • Nếu mẹ sử dụng khăn lau, hãy chọn khăn mịn và sạch. Cố gắng tránh những khăn hay giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc cồn. Áo quần nên chọn vải cotton giúp hút mồ hôi tốt hơn.
  • Đảm bảo khu vực này hoàn toàn sạch sẽ và khô ráo trước khi mặc áo quần hay tã mới cho bé.
  • Chọn tã có chất lượng tốt và size vừa với bé. Chọn áo quần khác hoặc thay đổi chất tẩy rửa khi giặt áo quần cho bé.
  • Tạm thời mẹ không nên cho bé mặc tã khi bé bị hăm tã để giúp da trẻ lành nhanh hơn.
  • Để hạn chế và cải thiện trình trạng hăm tã của bé, mẹ nên rửa tay trước và sau mỗi lần thay tã.
  • >>> Tham khảo: Sức khoẻ của bé

    Cách trị hăm vùng kín cho bé sơ sinh

  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách
  • Có rất nhiều cha mẹ chủ quan về vấn đề trẻ bị hăm vùng kín, cho rằng trường hợp này không quá nghiêm trọng. Thực chất, đây là mối nguy hại gây ra việc viêm nhiễm và đau rát cho trẻ. Do đó, cha mẹ cần nên quan tâm đến tình trạng hăm da này của trẻ bằng tham khảo biện pháp sau:

    Dùng khăn mềm cho qua nước ấm rồi lau lên vùng kín của bé. Lưu ý là cha mẹ nên lau nhẹ nhàng từ trước ra sau. Không nên lau ngược lại vì như vậy sẽ khiến vi khuẩn đi ngược từ hậu môn khiến vùng kín trở nên hăm hơn. Sau khi đã lau bằng nước ấm bạn dùng khăn khô mềm để thấm vùng kín cho bé giúp vùng da này trở nên khô thoáng hơn.

    Ngoài ra, cha mẹ chú ý không nên dùng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh để rửa vùng da bị hăm của bé. Thời gian tối thiểu lau vùng kín cho bé là ít nhất 3 lần/ngày.

  • Trị hăm vùng kín bằng phương pháp dân gian
  • Cha mẹ có thể sử dụng lá trầu, búp ổi, cây mã để nấu nước lá chè tươi vệ sinh vùng kín. Với những nguyên liệu đơn giản và hoàn toàn từ thiên nhiên, chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả tức thì cho bé. Để đảm bảo an toàn, bạn cũng nên lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không chứa nhiều thuốc trừ sâu và hóa chất.

    Trị hăm cho bé ngay tại nhà bằng nguyên liệu đơn giản

    Cha mẹ nên lựa chọn các nguyên liệu có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng (Nguồn: Sưu tầm)

    Lưu ý khi thực hiện trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Trong quá trình trị hăm cho trẻ, sẽ không tránh khỏi những sai sót. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ các lưu ý để có thể trị hăm cho trẻ hiệu quả.

  • Luôn giữ vùng da bị hăm khô thoáng, lau khô da bé trước và sau khi mặc tã. Nên chọn loại tã có chất liệu mềm mịn và kích thước vừa vặn với bé.
  • Không nên sử dụng sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh vì chúng có chứa cồn và hương liệu gây kích ứng da.
  • Không nên dùng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để làm sạch vùng da bị hăm của bé. Vì chúng rất dễ gây kích ứng và khiến vi khuẩn lây lan nhanh hơn.
  • Không tự ý mua thuốc điều trị nấm của người lớn để trị hăm cho bé. Thay vào đó, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những lựa chọn phù hợp trong quá trình chọn mua.
  • Không nên sử dụng phấn rôm em bé để điều trị hăm. Vì phấn rôm rất dễ gây bít lỗ chân lông khiến vết hăm trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, phấn rôm còn có mùi hương nên rất dễ làm da bé kích ứng.
  • Nếu tình trạng hăm của bé quá nặng, cha mẹ nên kết hợp thêm các thuốc trị hăm tã có nguồn gốc rõ ràng. Hoặc tham khảo theo chỉ định bác sĩ.
  • Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

    “Các biện pháp hạn chế hăm tã cho bé mẹ có thể áp dụng bao gồm:

    - Hạn chế mặc tã đến mức tối đa

    - Sử dụng tã thấm hút tốt, bề mặt thoáng khí

    - Nếu sử dụng tã, thay tã 3 – 4 giờ/ lần

    - Lau thoáng vùng hậu môn bé trước khi thay tã hoặc ngay khi phát hiện bé đi vệ sinh

    - Chú ý lau mồ hôi, đừng để mồ hôi đọng ở các nếp da sẽ gây hăm lở kẽ da

    - Trẻ trên 2 tuổi, nên bỏ tã, tập cho trẻ đi tiêu tiểu, chỉ mặc tả lúc ngủ.

    - Bạn có thể sử dụng tấm lót nilon thay thế tã cho bé trong trường hợp bé đang hăm tã.

    - Điều trị hăm tả bạn có thể dùng các loại thuốc sau : Millian, Bepanthen, Norash, Sudocream...

    - Nếu điều trị đúng cách, bé sẽ giảm hăm trong 1 tuần. Hãy kiên nhẫn bạn nhé.”

    trị hăm cho bé

    Lưu ý khi trị hăm cho bé bố mẹ cần ghi nhớ (Nguồn: Sưu tầm)

    Mẹ nên cho bé khám bác sĩ khi

  • Phát ban trở nên nặng hơn hoặc không đáp ứng với điều trị trong 2 hoặc 3 ngày.
  • Bé bị sốt hoặc có vẻ chậm chạp không năng động như thường lệ.
  • Mẹ thấy các mụn mủ màu vàng, hoặc rỉ dịch vàng hay tổn thương có vẻ sưng nề ở vùng da bị hăm. Đây có thể là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đòi hỏi kháng sinh.
  • Mẹ có thể nghi ngờ các triệu chứng của nhiễm nấm men:

  • Vùng da đỏ sưng kèm có vảy trắng.
  • Các nốt mẩn đỏ ở chu vi vùng bị hăm hay khu vực tã lót.
  • Đỏ da kéo dài ở các nếp gấp của bé.
  • Trong những trường hợp này, mẹ nên cho bé đi bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị thích hợp. Chúc Bé khỏe mẹ vui !

    Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Trị hăm cho bé nếu được thực hiện kịp thời, đúng cách, trẻ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và không còn để lại biến chứng nguy hiểm về sau. Ngoài ra, việc lựa chọn một thương hiệu tã danh tiếng lâu đời với các kiểm nghiệm lâm sàng trong vấn đề hạn chế tối đa tình trạng hăm ở bé như Huggies® là việc mẹ cần cân nhắc khi chọn tã cho bé. Huggies hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ một số thông tin bổ ích cho những năm đầu tiên Chăm sóc bé của mẹ và mến chúc bé yêu luôn có làn da thật khỏe mạnh, mịn màng, mẹ yêu không xiết!

    Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán lọt lòng Huggies  và tã dán sơ sinh Huggies size S cho các bé từ lọt lòng đến 1 tháng tuổi

    EmptyView

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;