Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Trẻ bị sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến và thường không nghiêm trọng với bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị sổ mũi nhiều có thể làm bé cảm thấy khó chịu, gây cản trở hô hấp, lâu dần sẽ biến chứng thành nhiều các căn bệnh khác. Vậy những nguyên nhân nào gây sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ? Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh ra sao? Mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây của Huggies để biết cách giảm sự khó chịu khi bé bị sổ mũi.

>> Gợi ý:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi thường gặp

1. Trẻ bị sổ mũi do thời tiết

Niêm mạc mũi của trẻ em khá mỏng và nhạy cảm với không khí khô, vì vậy khi độ ẩm thấp, không khí trở nên càng khô hơn, làm cho chất tiết trong mũi trẻ cũng khô lại. Điều này khiến trẻ dễ bị khụt khịt và sổ mũi.

2. Chất gây dị ứng

Các chất gây dị ứng có mặt trong môi trường sống, chẳng hạn như bụi vải, lông động vật, nấm mốc, phấn hoa, gió, bụi và khói thuốc, có thể tác động vào niêm mạc mũi của trẻ, gây kích ứng và khiến trẻ bị hắt hơi cùng với sổ nước mũi trong.

>> Tham khảo: 

3. Cảm lạnh và cảm cúm

Sổ mũi và nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, cảm lạnh và cúm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn. Trẻ có thể bị cảm lạnh từ 6 đến 10 lần trong năm đầu tiên của đời. Các virus gây cảm lạnh và cúm có thể lây lan qua không khí hoặc từ tiếp xúc tay-mũi.

Cảm lạnh thường xảy ra nhiều hơn cúm và triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cảm lạnh đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Cúm, ngược lại, gây ra triệu chứng nặng hơn như nhức đầu, sốt, đau cơ, mệt mỏi và biếng ăn. Nếu cúm bị chẩn đoán sai là cảm lạnh, các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi có thể bị bỏ sót. Nếu trẻ vẫn vui chơi và hoạt động bình thường, có thể chỉ bị cảm lạnh.

cách trị sổ mũi cho bé

Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm lạnh và cúm (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo: 

4. Viêm mũi dị ứng

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi thường là triệu chứng của viêm mũi dị ứng, xảy ra khi cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa. Những chất này có thể xâm nhập vào mũi, xoang, họng và mắt.

Viêm mũi dị ứng thường phổ biến hơn vào mùa xuân và mùa hè, nhưng nó cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt khi có nấm mốc, lông động vật, bụi nhà hoặc côn trùng. Ít gặp hơn, sổ mũi hoặc nghẹt mũi có thể do phản ứng với các chất gây dị ứng trong thực phẩm, sữa hoặc thuốc.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

5. Amygdales hoặc VA sưng to

Amygdales và VA là một hàng rào của cơ thể của cơ thể phòng chống nhiễm trùng. Chúng lọc vi khuẩn và vi rút xâm nhập qua mũi và cổ họng và sản sinh kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đôi khi Amygdales và VA có thể bị viêm nhiễm,sự viêm nhiễm tái đi tái lại làm chúng sưng to hơn. 

Nói chung, các hạch bạch huyết sẽ lớn dần sau sinh và đến 4 tuổi và sau đó trở nên nhỏ hơn. Tuy nhiên, một số bé khi sinh ra đã có các hạch bạch huyết này quá phát, do đã phát triển trong khi bé trong bụng mẹ. 

VA sưng to có thể gây tắc nghẽn mũi. Trong trường hợp nặng, chúng có thể làm nghẹt mũi hoàn toàn. VA hoặc amygdales sưng to cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây viêm tai giữa.

>> Tham khảo:

6. Có dị vật ở trong mũi

Trẻ em dưới 5 tuổi rất tò mò và thỉnh thoảng có thể để vật nhỏ như hạt, đậu khô, bỏng ngô, nút áo, viên bi, giấy, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, cao su xốp hoặc pin nhỏ vào mũi. 

Trẻ thường sợ phải thừa nhận đã đặt vật gì vào mũi, vì vậy nhiều bậc cha mẹ chỉ nhận thức được vấn đề khi bé biểu hiện các triệu chứng như sổ mũi, khó thở và hắt hơi. Nếu không được xử lý kịp thời, dị vật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

7. Sử dụng thuốc xịt mũi quá mức

Mặc dù việc lạm dụng thuốc xịt mũi có tác dụng gây co mạch (nên có tác dụng chống  sổ mũi và nghẹt mũi nhanh) là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi ở người lớn do biến chứng viêm mũi vận mạch, nhưng hiếm khi gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì các thuốc này thường không được khuyên dùng xịt mũi cho trẻ dưới 6 tuổi.

Mẹ có biết:

Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Bé bị sổ mũi uống thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh để giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe rất hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc có thể có những tác dụng phụ hoặc có thể gây kích ứng, vì vậy ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp xác định loại thuốc nào phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn và hướng dẫn bạn cách sử dụng an toàn, đảm bảo hiệu quả và giảm nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe không mong muốn.

1. Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng histamin, dưới dạng siro hoặc viên, thường được dùng để điều trị sổ mũi, ho, viêm kết mạc dị ứng, mề đay và mẩn ngứa. Tuy hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng dị ứng, thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Vì vậy, cha mẹ không nên lạm dụng để giúp trẻ ngủ lâu hơn, vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Các loại thuốc này không nên sử dụng lâu dài, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm hoặc mắc bệnh hen suyễn, viêm đường hô hấp dưới.

Nhóm thuốc kháng histamin:

  • Thế hệ 1: Các hoạt chất như Promethazin, Clorpheniramin, Diphenhydramin. Những thuốc này có thể gây buồn ngủ vì dễ vượt qua hàng rào máu não.
  • Thế hệ 2: Các hoạt chất như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin. Nhóm thuốc này ít gây buồn ngủ hơn và thường được sử dụng hơn.

2. Thuốc kháng sinh

Kháng sinh chỉ nên được dùng khi có viêm nhiễm nặng do vi khuẩn. Không nên tự sử dụng kháng sinh mà không có sự tư vấn từ bác sĩ , vì điều này có thể dẫn đến đề kháng thuốc.

3. Thuốc làm co mạch

Thuốc co mạch giúp giảm ngạt mũi bằng cách co mạch máu tại chỗ. Chúng thường được dùng trong điều trị viêm xoang cấp tính và không nên sử dụng quá 7 ngày. Ví dụ như Xylomethazolin 0.05% là lựa chọn an toàn hơn cho trẻ sơ sinh so với Naphazolin, vì ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

4. Thuốc giãn mạch

Với hoạt chất Ephedrin 1%, thuốc giãn mạch giúp làm thông thoáng mũi. Nó có thể dùng cho trẻ sơ sinh sổ mũi nhưng chỉ nên sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và không quá 8 ngày, để tránh các tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn và mất ngủ.

Gợi ý Siro trị sổ mũi cho bé hiệu quả

1. Siro trị ho cảm Ích Nhi

Ba mẹ có thể tham khảo cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh 1 tháng bằng Siro Ích Nhi, một sản phẩm của công ty Nam Dược (Việt Nam), được ưa chuộng cho trẻ sơ sinh với thành phần dược liệu 100% tự nhiên như mật ong, quất, húng chanh, gừng, cát cánh, mạch môn.

Công dụng: Hỗ trợ giảm ho, hắt hơi, sổ mũi, giải cảm, tiêu đờm, ngạt mũi và tăng cường đề kháng.

Liều dùng:

  • Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi: 5ml, 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 10ml, 2 - 3 lần/ngày.
  • Trẻ trên 3 tuổi: 15ml, 3 lần/ngày.

bé 2 tháng bị sổ mũi phải làm sao

Siro ho cảm Ích Nhi hỗ trợ bé sơ sinh giảm ho giảm sổ mũi (Nguồn: Sưu tầm)

2. Siro hỗ trợ giảm ho, sổ mũi HoAstex OPC

Siro HoAstex OPC được sản xuất bởi Công ty Cổ Phần Dược Phẩm OPC, với thành phần chính là núc nác, húng chanh, và cineol, phù hợp cho cả trẻ sơ sinh.

Công dụng: Hỗ trợ giảm ho, sổ mũi và điều trị viêm đường hô hấp.

Liều dùng:

  • Trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi: 2 - 5ml/lần, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ từ 2 đến dưới 6 tuổi: 5 - 10ml/lần, ngày uống 3 lần.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên: 15ml/lần, ngày uống 3 lần.

bé bị sổ mũi uống thuốc gì

Siro thuốc HoAstex hỗ trợ bé sơ sinh giảm ho viêm họng (Nguồn: Sưu tầm)

3. Siro trị ho Prospan

Siro trị ho Prospan là một sản phẩm nổi tiếng đến từ Đức, được bác sĩ khuyên dùng trong điều trị ho và các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.

Công dụng: Siro Prospan giúp giảm ho, tiêu đờm, làm dịu cổ họng và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp.

Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên

Liều dùng:

  • Trẻ từ 0 đến 6 tuổi: 2,5 ml, 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 5 ml, 2 lần/ngày.
  • Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: 7,5 ml, 2 - 3 lần/ngày.

Lưu ý: Những sản phẩm trên nên được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo chỉ định trên bao bì.

Siro trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Siro ho Prospan Đức hỗ trợ trị ho, sổ mũi hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao? Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sổ mũi, mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp tại nhà sau:

Dùng nước muối sinh lý

Để chữa sổ mũi cho bé và làm sạch chất nhầy bên trong mũi, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý natri clorid 0,9% với các bước như sau:

  • Đầu tiên, các mẹ phải ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm trước khi nhỏ mũi cho trẻ.
  • Cho bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa nhẹ ra sau để đầu thấp hơn chân, tránh bé bị sặc. 
  • Nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi, trẻ dưới 1 tuổi chỉ nhỏ 2 – 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 – 5 giọt. 
  • Đợi khoảng 30 giây để nước muối làm làm ẩm và loãng chất nhầy bên trong hốc mũi. 
  • Cho trẻ ngồi dậy để xì mũi ra hoặc sử dụng dụng cụ hút mũi.
  • Thực hiện nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ khoảng 4 lần mỗi ngày để trẻ hết sổ mũi, nghẹt mũi hoàn toàn. 

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý 

Cách chữa sổ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý (Nguồn: Báo Thanh Niên)

Hút mũi cho bé

Bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, không được tự ý hút mũi cho trẻ. Sau khi đã có chỉ định của bác sĩ, mẹ sẽ tiến hành hút mũi cho bé để loại bỏ một số chất nhầy. Nếu nước mũi nhiều và đặc, mẹ nên làm lỏng chất nhầy bằng cách nhỏ 2 hoặc 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi trước. Sau đó, chờ khoảng 30 – 60s rồi mới dùng dụng cụ thực hiện thao tác hút mũi một cách nhẹ nhàng.

Mẹ có thể thực hiện hút mũi ngày 4 lần cho đến khi các bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi. Ngoài ra, nếu tình trạng tiết nước mũi nhiều, mẹ cũng có thể thực hiện cho bé nhiều lần trong ngày.

Mẹo dân gian trị sổ mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Cho bé uống nhiều nước

Cách trị sổ mũi cho bé đơn giản nhất đó là cho bé uống nhiều nước. Việc này giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm sổ mũi và ngăn ngừa khô mũi, đồng thời phòng ngừa mất nước. Tuy nhiên, cha mẹ nên tránh cho trẻ uống nước trái cây đóng chai hoặc nước ngọt vì chứa nhiều đường có hại. Thay vào đó, hãy cung cấp nước cho trẻ qua sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Chườm ấm tai và mũi cho bé

Sử dụng khăn ấm để chườm lên mũi và tai của trẻ giúp cải thiện lưu thông máu và bổ sung độ ẩm cho mũi, từ đó giảm sổ mũi.

Ba mẹ có thể thực hiện theo cách sau: Nhúng miếng gạc hoặc khăn mặt vào nước nóng, vắt khô, gấp đôi và nhẹ nhàng đặt lên sống mũi của trẻ. Khi khăn nguội, lặp lại quy trình này vài lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cho trẻ tắm bằng nước gừng ấm

Tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được cải thiện bằng cách cho bé tắm nước gừng ấm. Khi đó, dịch mũi của bé sẽ lỏng ra, giúp trẻ dễ xì ra ngoài cũng như mẹ có thể dễ dàng làm sạch hốc mũi bé bằng dụng cụ chuyên dụng.

Để bé nằm cao đầu khi ngủ

Các mẹ nên cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu và vai trẻ khi ngủ. Tư thế này không làm nước mũi chảy ngược vào trong mà sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Massage mũi cho bé

Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ nên thực hiện massage cánh mũi cho bé. Mẹ dùng ngón tay cái và ngón tay trẻ chà nhẹ vào 2 bên cánh mũi. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp đường thở của bé được lưu thông dễ dàng hơn, giảm các biểu hiện ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.

Mẹ cũng nên lưu ý các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như táo bón, đi ngoài ra nước vàng, bị sôi bụng, nổi rôm sảy,... để chăm sóc trẻ đúng cách.

 Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Massage nhẹ nhàng cánh mũi sẽ giúp đường thở của bé lưu thông dễ dàng (Nguồn: Sưu tầm)

Xông mũi cho bé

Xông mũi là một trong những cách trị sổ mũi cho bé hiệu quả, vì nó giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp dịch dễ dàng bị đẩy ra ngoài và cải thiện khả năng thở của bé.

Ba mẹ có thể thực hiện bằng cách đặt trẻ ngồi trước bát nước ấm có nhỏ thêm vài giọt tinh dầu tự nhiên, sau đó để hơi nóng xông vào mũi trẻ. Tinh dầu và hơi nóng có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm thông thoáng đường thở.

Khi nào mẹ nên đưa bé sơ sinh bị sổ mũi đến khám bác sĩ?

Mẹ nên cho bé khám bác sĩ khi bé bị sổ mũi kèm theo các biểu hiện:

  • Có dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm (đối với trẻ ít hơn 3 tháng tuổi).
  • Ho, khó thở hoặc thở khò khè.
  • Mắt đỏ, tiết dịch mắt màu xanh hoặc vàng
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ bú bỏ ăn.
  • Chảy nước mũi nhiều, nước mũi đổi từ màu trắng sang màu vàng hay xanh hoặc có máu.
  • Có các triệu chứng dị ứng hay hiện tượng sưng phù, thay đổi sắc tố da ở mặt, môi hay mắt.

trẻ sơ sinh chảy nước mũi

Trẻ bị sổ mũi kèm theo chảy dịch mũi máu thì cần đưa tới bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ có thể chủ động giúp bé tránh được cảm giác khó chịu, mệt mỏi khi bị sổ mũi bằng một số biện pháp phòng tránh đơn giản như sau:

  • Giữ không gian ngủ của bé sạch sẽ và thoáng mát.
  • Không mở cửa sổ khi có phấn hoa nhiều hoặc trong môi trường ô nhiễm.
  • Hạn chế cho thú cưng tiếp xúc với bé để tránh dị ứng.
  • Vệ sinh mũi cho bé đều đặn và đúng cách để ngăn ngừa tắc nghẽn và nhiễm trùng.
  • Lau sạch mặt và tay bé thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh bé ổn định, tránh thay đổi đột ngột.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mẹ nếu đang cho con bú, tránh thực phẩm gây dị ứng hoặc kích ứng.
  • Đảm bảo chế độ ăn hàng ngày của bé đầy đủ chất dinh dưỡng và thực phẩm giàu vitamin.

>> Tham khảo:

Một số việc mẹ không nên làm khi khi con bị sổ mũi

  • Bôi tinh dầu vào ngực bé: Nhiều bà mẹ thường bôi dầu tràm, dầu camphor, menthol và hay dầu bạch đàn vào ngực bé để làm “ấm ngực”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc làm này không có lợi ích làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi hoặc sổ mũi hay giảm biến chứng viêm phổi. Mặt khác, các tinh dầu này đôi khi sẽ gây kích ứng khi bôi trực tiếp lên da của bé.
  • Lấy bông gòn chèn vào lỗ mũi của bé: Một số phụ huynh thường làm cách này để thấm dịch mũi. Tuy nhiên, mẹ không nên làm như vậy vì có thể làm cản trở sự lưu thông dịch tiết, gây bít tắc hoặc gia tăng bội nhiễm.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, mẹ có thể:

- Vệ sinh đường thở bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi thường xuyên

- Giữ ấm

- Cho bé ăn bú ít nhưng bú nhiều lần

Thông thường sau 5 đến 7 ngày bé sẽ ổn.

Câu hỏi thường gặp về sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi có tự khỏi không?

Bé sổ mũi có thể tự khỏi tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây ra. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sổ mũi có thể không tự khỏi do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng.

Trẻ bị sổ mũi kéo dài bao lâu? Thông thường, sổ mũi do bệnh đường hô hấp có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Trẻ bị viêm mũi dị ứng theo mùa có thể hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng triệu chứng thường giảm khi mũi hết ngứa.

Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sổ mũi của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, sổ mũi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao?

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đề xuất phương pháp điều trị sổ mũi cho bà bầu. Các lựa chọn thường được xem xét bao gồm:

  • Dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi
  • Sử dụng miếng dán thông mũi, giúp mở đường thở, đặc biệt hiệu quả vào ban đêm
  • Không dùng thuốc thông mũi, vì có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé, nên tránh sử dụng khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ biết nên làm như thế nào khi trẻ bị sổ mũicách trị sổ mũi cho bé hiệu quả. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng biết thêm cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh để bé khỏe mạnh hơn. Nếu các mẹ còn có nhu cầu biết những thông tin khác thì có thể vào tham khảo tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. Huggies sẽ giải đáp cho các mẹ nhanh chóng nhất có thể. 

>>Xem thêm:

>> Nguồn tham khảo:

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán lọt lòng Huggies  và tã dán sơ sinh Huggies size S cho các bé từ lọt lòng đến 1 tháng tuổi

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;