Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chăm sóc da cho bé và những điều cần biết

Chăm sóc da cho bé và những điều cần biết

Tia UV từ ánh nắng mặt trời có tác động xấu đến da và có thể gây các bệnh nguy hiểm. Vì thế cần phải điều chỉnh thời gian và thời điểm hoạt động ngoài trời hợp lí bên cạnh việc sử dụng các biện pháp chống nắng để chăm sóc da cho trẻ một cách hiệu quả. Cùng Huggies tìm hiểu cách chăm sóc da cho trẻ tránh khỏi tác hại của ánh năng mặt trời trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân của bệnh ung thư da

Các hoạt động ngoài trời có thể là mối đe dọa tìm ẩn do các tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời.

Tiếp xúc trực tiếp với tia UV làm tổn hại các tế bào da và gây ra hiện tượng cháy nắng, da lão hóa sớm và hư tổn trải qua thời gian dài có thể dẫn đến ung thư da.

Nguy cơ phát triển bệnh ung thư da phụ thuộc vào lượng tia UV bạn hấp thụ trong suốt cuộc đời, đặc biệt là khi còn nhỏ.

Bệnh ung thư da hoàn toàn có thể phòng ngừa được và có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Vì sao phải cho bé tránh khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có nguy cơ bị cháy da và hư tổn da cao hơn bởi tác động của tia UV. Thêm vào đó, trong 15 năm đầu đời, việc tiếp xúc với tia UV làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da về sau trong cuộc đời trẻ.

Có nên tắm nắng cho bé để có sức khỏe tốt?

Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D tốt nhất giúp cho trẻ phát triển xương rắn chắc và khỏe mạnh.

Hầu hết trẻ em có thể hấp thụ đầy đủ lượng vitamin D cần thiết khi tham gia hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian có nhiều tia UV (10 giờ sáng – 2 giờ chiều).

chăm sóc da bé

Bạn không cần phải chủ động tắm nắng cho bé để tổng hợp vitamin D. Kể cả khi mặc quần áo kín, đội nón và bôi kem chống nắng, hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể hấp thụ đủ lượng ánh nắng mặt trời để phát triển khỏe mạnh.

Một số trẻ có thể có nguy cơ thiếu vitamin D do mẹ có ít vitamin D, trẻ có da sậm màu hoặc trẻ luôn ăn mặc kín và che mặt vì lí do tôn giáo hoặc đặc trưng văn hóa. Nếu bạn lo lắng con bạn bị thiếu hụt vitamin D, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời không phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh vàng da hoặc hăm tã. Khi trẻ bị hăm tã, trẻ cần có môi trường mát mẻ thay vì ra ngoài nắng.

Khi nào cần chăm sóc da cho bé tránh khỏi ánh nắng mặt trời?

Làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị tổn thương bởi tia UV từ ánh nắng mặt trời. Ngay cả trong những ngày trời nhiều mây và mát mẻ, lượng tia UV có thể vẫn đủ để làm tổn hại da trẻ. Tia UV có thể gây cháy da, dẫn đến tàn nhan và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

Trẻ có được bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời khi ngồi trong xe hơi không?

Cửa kiếng xe hơi có thể ngăn chặn hầu hết tia UV nhưng không hết hoàn toàn. Vì thế, bạn vẫn phải bảo vệ trẻ khi đi ra ngoài bằng xe hơi. Hãy đóng cửa sổ xe lại để ánh nắng trực tiếp không lọt vào bên trong xe, sử dụng miếng che nắng hoặc loại kiếng cửa sổ râm chống nắng để bảo vệ trẻ.

Thông tin trên được cung cấp bởi Hiệp Hội Ung Thư NSW.

Để biết thêm thông tin, tham khảo Chăm sóc trẻ khi đi nắng hoặc Chăm sóc trẻ

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;