MỤC LỤC BÀI VIẾT
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là một trong các bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ nhưng lại khó điều trị dứt điểm. Việc nhận biết dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của trẻ. Hiểu được tâm lý lo lắng của nhiều bà mẹ, Huggies xin chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh nhiễm trùng da ở trẻ trong bài viết sau đây.
>> Tham khảo thêm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Nhiễm trùng da hay viêm da ở trẻ sơ sinh là một thuật ngữ chung để chỉ phản ứng của da đối với các tác nhân bên ngoài thường gặp ở trẻ em. Theo chuyên gia, các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh thường là những bệnh liên quan trực tiếp đến cơ địa dị ứng. Nếu biết cách điều trị và chăm sóc tốt thì bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách có thể khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng và biến chứng khá nguy hiểm.
>> Xem thêm: Từ a-z những điều cần biết về trẻ sơ sinh bị viêm da
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh là một trong các bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)
Các loại nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh thường gặp
Để có phương pháp điều trị thích hợp, các bậc phụ huynh cần phân biệt được các loại viêm da cơ bản thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia, nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh có 4 loại phổ biến như:
Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ
Viêm da mủ là một dạng viêm da rất phổ biến thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và vi rút gây bệnh phát triển. Trẻ sơ sinh bị viêm da mụn mủ sẽ xuất hiện từng đám mụn mủ nổi trên da, hay tái phát gây tổn thương cho làn da của bé.
>> Tham khảo thêm: Cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng
Đây là bệnh viêm da thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, không mang tính chất lây lan. Theo thống kế, tỷ lệ trẻ nhỏ trên toàn thế giới mắc bệnh viêm da dị ứng chiếm khoảng 10 - 20%. Khi phát bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa nhẹ đến viêm đỏ ngứa dữ dội, da khô, bong tróc, đôi khi có vảy và mụn đỏ nhỏ li ti.
Bệnh viêm da thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một bệnh mãn tính tiến triển thành từng đợt, xuất hiện ở trẻ có tiền sử người thân mắc bệnh có yếu tố dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mề đay,…
Trẻ sơ sinh bị viêm da đầu
Viêm da tiết bã nhờn hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn cũng là một bệnh ngoài da mãn tính, do tác động của Androgen (nội tiết tố kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn) từ mẹ truyền sang nhau thai. Chính vì thế, có rất nhiều trẻ mắc bệnh viêm da này. Viêm da đầu còn là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh.
>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè đúng cách
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh do đâu?
Cấu tạo da của trẻ sơ sinh cực kỳ non yếu, mỏng manh, nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương dưới sự tác động của thời tiết. Vào mùa hè, thời tiết nóng bức cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi, kết hợp với bụi bẩn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại sinh sôi khiến bé dễ bị nhiễm trùng da.
Ngoài yếu tố thời tiết, một số nguyên nhân khiến bé bị nhiễm trùng da có thể kể đến như:
- Khi trẻ chạy nhảy, nô đùa bị té ngã làm xuất hiện các vết xước khiến các vi sinh vật gây hại dễ dàng xâm nhập và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Môi trường sống chật chội, ẩm ướt trong khi trẻ nhỏ hay nô đùa ra mồ hôi, nghịch bẩn nên dễ bị nhiễm trùng da.
- Cha mẹ không chú ý đến việc vệ sinh cá nhân cho trẻ hoặc tắm rửa không sạch khiến vi sinh vật gây hại vẫn tồn tại và phát triển trên da, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về da một cách nghiêm trọng.
- Trẻ dùng sữa tắm nhưng không tắm kỹ khiến các thành phần hóa chất trong sữa tắm vẫn còn tồn đọng, gây ngứa và ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.
>> Tham khảo thêm: Cách tắm trẻ sơ sinh - Tắm bé sơ sinh đúng cách
Triệu chứng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Mỗi bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng. Tuy nhiên, phần lớn chúng thường bắt đầu với các dấu hiệu như da bị đỏ, phát ban, ngứa và đau. Dưới đây là một số bệnh nhiễm trùng da ở trẻ phổ biến cùng dấu hiệu đặc trưng:
- Mụn nhọt: Là tình trạng viêm sâu quanh nang lông, xuất hiện cục mụn sưng cứng và đau. Sau vài ngày, cục mụn này sẽ có mủ với một ngòi màu vàng và hoại tử ở trung tâm. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nang lông nào nhưng thường gặp nhất là mặt, cổ, mông và vùng da ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước.
- Chốc: Đây là bệnh nhiễm trùng nông ở da thường gặp ở trẻ có độ tuổi mẫu giáo do sinh hoạt ở môi trường tập thể không sạch sẽ. Các triệu chứng của bệnh như xuất hiện mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ xung quanh. Các mụn nước này nhanh chóng trở thành mụn mủ rồi bể, khô đi và đóng vảy vàng với viền mủ rất đặc trưng.
- Viêm kẽ: Bệnh viêm da ở trẻ này thường gặp vào mùa nóng ẩm, đặc biệt là trẻ béo phì và trẻ còn bú mẹ. Biểu hiện chính của bệnh là các dát màu đỏ hoặc hồng, có thể nứt và rỉ dịch khiến bé cảm thấy ngứa, khó chịu. Vị trí thường xuất hiện là sau tai, nếp gấp ở cổ, nếp khuỷu, kẽ ngón tay, nếp dưới vùng bẹn,…
>> Tham khảo thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Mỗi bệnh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh sẽ có các triệu chứng khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh có nhiều biểu hiện khác nhau như trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ xuất hiện mụn nước, tróc da, phù nề, da bong tróc, ngứa ngáy,… Nhiễm trùng da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể bé như tay, chân, da đầu, cổ, mông,… Khi cha mẹ nhận thấy bé có biểu hiện xấu trên da thì hãy nhanh chóng điều trị để đảm bảo làn da được bảo vệ tốt nhất, tránh những rủi ro nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cách phòng tránh nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh
Để bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi căn bệnh nhiễm trùng da “đáng ghét”, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa mang lại hiệu quả tốt nhất dưới đây:
Phòng ngừa trước khi sinh
- Các mẹ nên tiêm vắc xin phòng bệnh Rubella cho lứa tuổi chưa sinh.
- Tiêm vắc xin phòng uốn ván và viêm gan để tránh lây truyền sang con qua đường máu.
- Các mẹ cần khám thai định kỳ để phát hiện những bệnh lý nguy hiểm như giang mai, viêm gan B,… để có hướng giải quyết sớm không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Khi mẹ bị nhiễm trùng niệu sinh dục hay nhiễm trùng toàn thân thì phải điều trị tận gốc để tránh lây cho con.
- Khi mang thai, mẹ cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng an toàn để tăng sức đề kháng cho mẹ và bé, chống suy dinh dưỡng ở mẹ, ngăn ngừa tình trạng sinh non vì trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng và tử vong.
- Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh thân thể thật tốt, tránh để trẻ bị trầy xước, nhiễm trùng.
>> Tham khảo thêm: Lịch tiêm chủng cho bé từ 0-10 tuổi bố mẹ cần lưu ý
Phòng ngừa khi sinh nở
- Các bác sĩ cần đảm bảo vô trùng trong quá trình sinh nở, các dụng cụ y tế khi sử dụng phải được tiệt trùng, tránh nhiễm trùng.
- Biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng tránh lây nhiễm cho trẻ sơ sinh là các mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng ở, dụng cụ tắm rửa cho bé, giữ phòng thông thoáng, đầy đủ ánh sáng để vi trùng không có điều kiện sinh sôi.
- Thường xuyên vệ sinh da, mắt, tai và rốn cho trẻ sơ sinh.
- Điều quan trọng nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bởi vì trong sữa mẹ có chứa kháng thể IgA giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng và các bệnh khác.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây kích ứng và viêm da cho trẻ sơ sinh là bố mẹ mặc quần áo hoặc quấn quá kỹ, làm trẻ nóng, tăng tiết mồ hôi và viêm da. Do thói quen bố mẹ thường lo trẻ bị nhiễm lạnh nên quấn khăn, mặc áo như cục bông, làm trẻ ra nhiều mồ hôi nhưng da bị hầm bí, không thoát nhiệt được làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi và gây viêm nhiễm. Trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ trên da rồi hình thành mụn mủ nếu bội nhiễm vi trùng. Do đó, bố mẹ cần chú ý mặc áo quần vừa đủ ấm, thoáng khí và vải thấm hút mồ hôi nhằm phòng tránh viêm da cho trẻ.>> Tham khảo thêm:
- Danh sách đồ sơ sinh cần thiết nhất, tránh lãng phí
- Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Cách phòng ngừa nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Tã, bỉm cũng là một sản phẩm có ảnh hưởng tới làn da của bé. Đối với những em bé sơ sinh có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm da, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán cao cấp Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé yêu. Sản phẩm còn sở hữu những ưu điểm vượt trội khác như thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Với ưu điểm vượt trội, đảm bảo an toàn cho làn da của bé, các sản phẩm tã, bỉm Huggies là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, dòng tã dán Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé. Lớp thun chân êm mềm, bảo bọc làn da bé ở những vùng non nớt nhất.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade (Nguồn: Huggies)
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng nhiễm trùng da ở trẻ sơ sinh. Mặc dù bệnh viêm da ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến trẻ cực kỳ khó chịu. Do đó, nếu bố mẹ thấy con có các triệu chứng bất thường nên đưa trẻ đi khám để được can thiệp sớm nhé. Ngoài ra, mẹ đừng quên truy cập Góc chuyên gia của Huggies hoặc chuyên mục Chăm sóc bé để biết thêm nhiều mẹo chăm bé yêu hữu ích nhé!
Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán lọt lòng Huggies và tã dán sơ sinh Huggies size S với tinh chất tràm trà tự nhiên, an toàn và phù hợp cho làn da nhạy cảm của các bé từ lọt lòng đến 1 tháng tuổi.
>> Nguồn tham khảo: