Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

PHÂN BIỆT VÀNG DA SƠ SINH BỆNH LÝ VÀ SINH LÝ

phân biệt giữa vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Ở mức độ nhẹ, vàng da sơ sinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe bé và có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, những trường hợp vàng da bệnh lý lại có thể gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị. Tuy nhiên, mẹ đã biết cách phân biệt giữa vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh? Cùng Huggies tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Nhận biết vàng da sơ sinh sinh lý

Không phải màu trắng hay ngăm ngăm, da bé sơ sinh có hơi chuyển sang màu vàng là dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất. Ngoài da, mẹ cũng thấy phần tròng mắt của bé cũng chuyển vàng. Một số biểu hiện khác cũng giúp mẹ dễ dàng phát hiện vàng da sơ sinh như:

  • Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Nước tiểu tối màu hoặc có màu vàng
  • Phân nhạt màu
  • Khi ấn nhẹ ngón tay cái lên da trong vài giây sau đó thả ra, da trẻ có màu vàng rõ rệt chứ không còn màu trắng như bình thường.

 Nhận biết vàng da sơ sinh sinh lý

Da và phần tròng mắt chuyển vàng là dấu hiệu nhận biết rõ nhất của bệnh vàng da sơ sinh

Nguyên nhân của vàng da sơ sinh là do quá trình thay thế từ hồng cầu thai nhi đến hồng cầu trưởng thành sẽ giải phóng bilirubin, một chất có sắc tố màu vàng. Do trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên gan, vốn chịu trách nhiệm loại bỏ chất bilirubin ra khỏi cơ thể không kịp thời làm nhiệm vụ, dẫn đến tình trạng vàng da. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo. Bởi những trường hợp vàng da sơ sinh ở mức độ nhẹ sẽ nhanh chóng biến mất sau khi bé được 2 tuần tuổi mà không cần uống thuốc.

Cẩn thận những trường hợp vàng da sơ sinh do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân thay đổi hồng cầu, vàng da sơ sinh còn do một số nguyên nhân bệnh lý khác như: Xuất huyết, nhiễm trùng máu, sự không tương thích giữa máu mẹ và máu của bé, vàng da do vi-rut hoặc vi khuẩn…

Vàng da bệnh lý thường xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhiều so với vàng da sinh lý và kèm theo những biểu hiện bất thường như:

  • Không tự khỏi sau 2 tuần sau sinh
  • Vàng da trên diện rộng, bao gồm toàn thân và mắt
  • Trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật
  • Nồng độ Bilirubin trong máu cao hơn mức bình thường

Điều trị vàng da sơ sinh bằng cách nào?

Tắm nắng 30 phút mỗi ngày là cách đơn giản và hiệu quả với những trường hợp vàng da sơ sinh sinh lý. Mẹ cũng có thể cho bé bú mẹ nhiều lần trong ngày. Sữa mẹ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Mẹ cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da của trẻ mỗi ngày liên tục trong 7-10 ngày sau sinh.

Trong những trường hợp vàng da sơ sinh nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng những phương pháp sau:

  • Liệu pháp ánh sáng, hay đơn giản hơn là chiếu đèn. Đây là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả, an toàn, và tiết kiệm nhất.

     Điều trị vàng da sơ sinh bằng cách nào?

    Để điều trị vàng da, bác sĩ sẽ đặt bé dưới ánh sáng trong quang phổ có màu xanh, xanh lá cây

  • Truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.
  • Thay máu khi bé có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.

Những trường hợp vàng da sơ sinh bệnh lý hay còn gọi là vàng da nhân nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Nếu bé có biểu hiện vàng da, mẹ nên theo dõi cẩn thận để có thể kịp thời đưa con đi bệnh viện và tham vấn bác sĩ chuyên khoa. 

Tham khảo thêm nhiều cách chăm sóc trẻ sơ sinh tại huggies.com.vn, mẹ nhé!

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;