Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa

Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa thường sẽ xuất hiện ở bé từ 2 tháng đến 2 tuổi. Vậy chàm ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, có nguy hiểm không? Các phụ huynh hãy đọc bài viết này để có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách trị và phòng ngừa để cho bé được khỏe mạnh hơn nhé!

>> Tham khảo:

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân

Các thông tin về bệnh chàm Eczema

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa (hay có tên gọi khác là lác sữa) xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi cha mẹ không tìm hiểu trước và không biết chàm ở trẻ sơ sinh nên tìm nhiều cách để chữa cho bé và không thấy nó có hiện tượng giảm mà còn nặng hơn. Chàm sữa ở trẻ (Atopic dermatitis) là một loại viêm da do cơ địa, nó sẽ kéo dài, có hiện tượng mẩn đỏ và ngứa, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện ở trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da mãn tính này ở trẻ là do sự rối loạn hệ miễn dịch.

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là gì

Chàm sữa (hay có tên gọi khác là lác sữa) xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại chàm ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh được các bác sĩ phân thành 3 cấp độ mà phụ huynh cần chú ý:

  • Cấp độ cấp tính: Ở cấp độ này, vùng da của bé bị tổn thương bởi những mụn nước có chứa dịch, màu đỏ hồng và gây ngứa cho bé.
  • Cấp độ mãn tính: Vùng da của bé ở cấp độ mãn tính sẽ bị tổn thương thành từng mảng, dày và khô rát, có hiện tượng tróc vảy và sắc tố da của bé sẽ thay đổi sau khi bị viêm.
  • Cấp độ bán cấp: Tổn thương vùng da ở giai đoạn này là sẽ là trung gian giữa cấp độ cấp tính với mãn tính.
  • Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa

    Nguyên nhân được xác định gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên các yếu tố mà có thể xem là nguy cơ phát bệnh ở trẻ sơ sinh và có thể biến chứng nặng hơn ở bé là:

  • Nguyên nhân về vấn đề di truyền, cha mẹ của bé mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như hen suyễn, dị ứng da,...
  • Viêm da dị ứng do cơ địa.
  • Môi trường sống của cha mẹ bị ô nhiễm hoặc cha mẹ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất dị ứng như lông động vật nuôi, không khí khói bụi nhiều, khói từ thuốc lá, các loại nấm mốc, phấn hoa, xà phòng, các chất tẩy rửa độc hại khác.
  • Việc dị ứng với các loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu cũng có thể gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.
  • Dị ứng do thời tiết với điều kiện khí hậu lạnh, nóng, khô thay đổi thất thường.
  • Da bé bị khô và không đảm bảo đủ được độ ẩm, hành vi thường xuyên tắm rửa cho bé nhiều với các loại sữa tắm thông thường cũng là nguyên nhân làm mất cân bằng độ ẩm trên da khiến bệnh chàm sữa ở trẻ.
  • Da bé bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh chàm sữa trên da.
  • Vì sao trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa

    Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị chàm sữa (Nguồn: Sưu tầm)

    Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

    Chàm sữa ở trẻ thường có biểu hiện nhiều nhất ở vùng mặt và đặc biệt nhất là hai bên má của bé. Nguồn khởi phát lúc này sẽ xuất hiện trên bề mặt da với một số nốt hồng đỏ, rồi từ đấy chúng tập trung thành từng mảng lớn. Trên nền hồng ban đó sẽ có sự xuất hiện của nhiều mụn nước nhỏ li ti riêng lẻ hoặc chúng cũng tập trung thành từng bóng nước, có dịch tiết chảy ra, có vảy và bị bong tróc. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh mà dấu hiệu chàm ở trẻ sơ sinh phân thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn da của bé sơ sinh bị tấy đỏ: Thời điểm này chàm sữa trên da bé chỉ mới khởi phát nên tại vùng da bị tổn thương đó chỉ xuất hiện các mảng đỏ và gây cảm giác hơi ngứa ở bé. Trường hợp khác da bé sẽ có thêm các hạt màu trắng nhẹ sau đó chúng tạo thành mụn nước.
  • Giai đoạn kế tiếp da bé sẽ nổi mụn nước: Giai đoạn này, da của trẻ sơ sinh sẽ trở nên đỏ hơn. Lúc này đây, mụn nước sẽ tập hợp thành những mảng lớn, bên trong có chứa dịch, hình dạng của mụn thường nông và dày. Chàm sữa sẽ dễ lan ra các vùng da xung quanh, khi mụn nước bị vỡ do bé gãi ngứa.
  • Giai đoạn da bị chảy nước: Vùng da bị tổn thương của em bé từ giai đoạn này trở đi sẽ có nhiều vết trầy xước. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do mụn nước bị vỡ nên nước chảy ra từ mụn, dễ gây nhiễm trùng da.
  • Dấu hiệu xuất hiện hiện tượng bệnh chàm ở trẻ sơ sinh:

  • Giai đoạn da bé nhẵn: Sau một thời gian, các mụn nước bị vỡ sẽ cô đọng lại huyết thanh trên da. Theo thời gian chúng tạo thành Vảy tiết dày, bong vảy và sẽ để lại lớp da nhẵn bóng.
  • Giai đoạn bé bị bong vảy da: Sau giai đoạn lớp da nhẵn vừa được tái tạo, chúng sẽ nhanh chóng tự rạn da, bong vảy và gây ngứa cho bé.
  • Các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh không chỉ xuất hiện ở trên vùng da mặt của bé mà nó còn có thể lan đến các vị trí khác của cơ thể bé như ở khuỷu tay, khuỷu chân và dễ bị lan rộng ra khắp cơ thể của bé nếu cách trị chàm da ở trẻ sơ sinh không đúng và kịp thời. Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh sẽ càng nặng thì càng tăng các dấu hiệu của chàm đi cùng với nó là mức độ tổn thương da cũng nghiêm trọng hơn, nguy cơ bị nhiễm trùng lại càng cao.

    Phân biệt chàm sữa với một số bệnh lý về da

    Có rất nhiều các loại bệnh ngoài da có biểu hiện tương đối giống với biểu hiện của bệnh chàm sữa nên nhiều bậc phụ huynh không hiểu rõ về các dấu hiệu bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn và có cách trị sai lầm. Các dấu hiệu của các bệnh khác cha mẹ có thể tham khảo để phân biệt như sau:

  • Hiện tượng rôm sảy: Mụn nước sẽ hay tập trung ở các vùng da bị ẩm và nóng. Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh sẽ thường gây ngứa nhiều hơn khi thời tiết nóng bức và giảm đi nhiều khi thời tiết dịu mát hơn.
  • Bệnh nổi mề đay ở bé: Trên thân thể của bé sẽ có các nốt mẩn và phù lên, chúng sẽ tạo thành từng đám hoặc rải rác trên khắp người bé.
  • Bệnh chốc lở trên da bé: Dấu hiệu chính là các mụn hoặc bóng nước trên da xuất hiện, rồi chúng chuyển thành mụn mủ. Khi loại mụn mủ này vỡ ra, khi khô lại chúng sẽ đóng vảy dày với màu vàng.
  • Bệnh vảy trắng do vùng da giảm sắc tố: Chúng sẽ chứa nhiều vảy mịn, màu trắng, thường xuất hiện ở nửa thân trên, tay hoặc trên má của bé.
  • >> Tham khảo thêm:

    Dấu hiệu trẻ bị hăm cổ và cách điều trị

    Hướng dẫn cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Chàm sữa có tự hết được không?

    Chàm sữa có tự hết không là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn, thì câu trả lời là có. Vì đây vốn là một loại bệnh lý lành tính, chúng sẽ không lây nhưng ở dạng mãn tính và dễ tái đi tái lại nhiều lần, khó để điều trị dứt điểm. Chàm sữa hoàn toàn có thể tự khỏi khi bé lên 2 tuổi, từ lúc này sức đề kháng của bé đã mạnh hơn.

    Tuy nhiên, nếu da bé không được chăm sóc kỹ và có phương pháp điều trị kịp thời, tình trạng chàm ở trẻ sơ sinh có thể phát triển nặng hơn thành chàm thể tạng (hay có tên gọi là chàm mạn tính như đã đề cập ở trên).

     Chàm sữa có tự hết được không?

    Chàm sữa có thể tự khỏi khi bé lên 2 tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách trị chàm cho trẻ sơ sinh tại nhà

    Như đã đề cập ở trên, đây là một bệnh thuộc về cơ địa của bé nên chúng sẽ không thể điều trị được dứt điểm. Cách trị chàm cho trẻ sơ sinh tại nhà chỉ với mục đích là giúp làn da bé có thể trở lại bình thường, hạn chế bệnh tái phát nhiều lần. Cha mẹ cần lưu ý như sau:

    Không cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng

    Giai đoạn đầu của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên hạn chế để con tiếp xúc với nguồn bệnh bằng cách chăm sóc bé bằng các sản phẩm đặc trị chàm da ở giai này và cũng hạn chế nguy cơ chữa trị bằng thuốc. Các đồ vật như len, bụi bẩn, phấn hoa hay các loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa bò. Chúng là các tác nhân gây dị ứng ở trẻ nếu cho chúng tiếp xúc trực tiếp sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng da, làm da tổn thương nặng nề hơn. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu bị chàm sữa, phụ huynh tuyệt đối không được cho bé tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng này.

    Không chạm hoặc gãi lên các vết chàm

    Chàm ở trẻ sơ sinh thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy bé sẽ có hành vi đưa tay gãi, việc này có thể làm da bé bị trầy xước, chảy máu và vô tình đưa vi khuẩn, nấm, bụi bẩn xâm nhập vào khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng và khó điều trị hơn.

    Do vậy, cha mẹ cần chú ý và thường xuyên quan sát, cắt móng tay cho bé để hạn chế gây xước các vết chàm sữa này. Một biện pháp hiệu quả hơn là cha mẹ có thể đeo bao tay cho bé.

    Ngoài ra khi bé bị chàm ở trẻ sơ sinh, trước khi chạm vào vùng da bị chàm của bé, phụ huynh hãy chú ý rửa tay sạch để tránh đưa vi khuẩn từ tay mình vào để gây viêm nhiễm cho bé.

    Cách trị chàm ở trẻ sơ sinh tại nhà

    Không chạm hoặc gãi lên các vết chàm của bé để tránh nhiễm khuẩn (Nguồn: Sưu tầm)

    Mẹo chữa chàm sữa theo dân gian bằng các loại lá thảo dược

    Từ kinh nghiệm dân gian về cách trị chàm da ở trẻ mà các mẹ có thể tham khảo là sử dụng dịch chiết từ các loại thảo dược có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng chàm của trẻ. Các loại lá sát khuẩn thường được dùng như: Lá trầu không, lá trà xanh, lá tía tô, diếp cá hay lá khế. Các mẹ tuyệt không nên đắp lá thuốc theo dân gian, vì hành vi này sẽ làm bệnh thêm nặng.

    Cách thực hiện phương pháp dân gian này:

  • Bước 1: Các mẹ hãy chuẩn bị lá sạch (Có trọng lượng cỡ 100g – 200g), hãy chọn lá tươi, không dập nát. Sau đó ngâm lá với nước muối và rửa sạch để loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn trên nó.
  • Bước 2: Đun nước sôi với các loại lá tắm trên, bỏ bã lá chỉ chắt lấy nước.
  • Bước 3: Pha nước nóng với nước lạnh để tắm tắm cho bé (Nhiệt độ tầm khoảng 35 độ - 38 độ).
  • Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng loại nước tắm thảo dược chuyên dụng cho bé: Tuy nhiên cha mẹ phải đảm bảo loại nước tắm chuyên dụng này đã được kiểm định và có nguồn gốc nguyên liệu xuất xứ rõ ràng, an toàn. Các loại nước tắm này có thể sẽ tốt hơn so với việc các mẹ sử dụng các loại lá không được kiểm định.

    Lưu ý: Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu vết chàm của bé có dấu hiệu lở loét, chảy mủ. Tuyệt đối không tắm cho bé bằng bất cứ loại thảo dược hay sữa tắm nào mà chỉ bằng nước ấm.

    Sử dụng kem trị chàm sữa cho bé

    Ngoài cách trị chàm trên, các mẹ có thể sử dụng kem trị chàm ở trẻ sơ sinh theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc các loại kem kháng khuẩn, kháng nấm như:

  • Kem dưỡng ẩm dành cho da bé: Loại kem này sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da cho bé, giảm ngứa rát và việc bong tróc.
  • Kem kháng khuẩn, kháng nấm đặc biệt: Loại kem kháng khuẩn sẽ có công dụng tạo lớp màng bọc bảo vệ cho da, ngăn cản sự tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc. Giúp da bé hạn chế tình trạng viêm sưng, đỏ, đau ở vùng da bị chàm.
  • Lưu ý: Chỉ được sử dụng 2 loại kem đặc trị này cho bé khi da bé còn khô, chưa có dấu hiệu bị lở loét để tránh việc tác động đến vết thương hở và nguy cơ nhiễm khuẩn nặng hơn.

    Một số hãng/ loại kem vừa có khả năng kháng khuẩn vừa dưỡng ẩm cao, thường được sử dụng cho bé như: Kem Dexeryl, Aveeno Baby, CeraVe Eczema Soothing Creamy Oil, Dermalex.

    Lưu ý:

  • Phụ huynh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng kem trị chàm sữa cho bé.
  • Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và đối tượng được dùng.
  • Không được chà xát mạnh gây tổn thương da mà chỉ nên bôi một lớp mỏng.
  • Cần ngừng sử dụng thuốc ngay và đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị khi da có dấu hiệu bất thường.
  • Với các loại thuốc có thành phần corticoid, thì tuyệt đối không được dùng vì nó sẽ làm sạm da, teo da, sạm da, nhiễm nấm nếu dùng trong thời gian dài và dùng không đúng cách còn dễ làm bệnh trở nặng hơn.
  • Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

    bac si

    Chàm là bệnh mạn tính, dai dẳng và hay tái phát. Tuy nhiên bệnh có thể giới hạn khi trẻ bước qua tuổi nhũ nhi (24 tháng). Điều quan trọng là cha mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc tác nhân nghi ngờ gây dị ứng, vì càng tiếp xúc càng kích phát đợt chàm cấp của trẻ. Nên cho trẻ tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, quan trọng nhất là dưỡng ẩm giúp làn da được bảo vệ tối ưu.

    bac si

    Sử dụng kem trị chàm sữa cho bé

    Bố mẹ nên sử dụng kem trị chàm sữa cho bé theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách phòng ngừa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

    Các cách phòng ngừa bệnh chàm ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần chú ý như:

    Môi trường xung quanh

  • Nhiệt độ môi trường xung quanh cần được giữ ổn định, không nóng cũng không được lạnh, cũng không được để nhiệt độ thay đổi quá đột ngột. Môi trường sống cần phải luôn thoáng mát, sạch sẽ, đủ độ ẩm không quá khô.
  • Vệ sinh nhà cửa, chăn gối, giường ngủ của bé thường xuyên và không cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, khói bụi dễ gây dị ứng.
  • Vệ sinh thân thể

  • Giữ cho cơ thể bé khô thoáng: Đối với vé bị chàm sữa nặng thì các mẹ hãy đảm bảo luôn giữ cho cơ thể bé không bị ẩm ướt, sạch sẽ, không để bé ra đổ mồ hôi nhiều. Thường xuyên thay tã lót cho bé, thay đồ và lau khô ngay sau khi tắm cho bé.
  • Tắm và giữ ẩm cho bé bằng đúng cách: Việc tắm rửa mỗi ngày sẽ giúp trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh rất nhiều. Trong quá trình đó, phụ huynh không nên tắm bằng nước nóng cho bé, vì nước nóng sẽ khiến da bé dễ bị khô, làm tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn và đặc biệt tránh để bé ngồi trong nước xà phòng.
  • Chọn trẻ mặc đồ thoáng mát: Tránh cho bé mặc các loại quần áo có chất liệu len, sợi tổng hợp vì chúng sẽ khiến bé bị bí da.
  • Sử dụng loại xà phòng giặt quần áo đặc trưng cho trẻ sơ sinh: Hãy dùng các loại xà phòng nhẹ, không mùi đặc trưng cho em bé và dùng các loại sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm để giặt quần áo cũng như chăn, ga, gối và giường ngủ của bé.
  • Chế độ dinh dưỡng

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những cách trị bệnh chàm ở trẻ hiệu quả vì vậy phụ huynh hãy xây dựng một chế độ ăn phù hợp. Em bé sơ sinh cần được duy trì việc uống sữa mẹ lâu nhất có thể. Với bé từ 6 tháng tuổi trở lên khi cho bé ăn dặm thêm, các mẹ không nên chọn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Trứng, hải sản, thức ăn lên men, cà chua,…

    >> Xem thêm: Dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh chàm sữa (Eczema)

    Trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì?

    Nếu bé đang uống sữa mẹ mà bị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thì các mẹ cần kiêng dùng một số loại thực phẩm sau để hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng đến nguồn sữa dành cho bé:

  • Thực phẩm có chứa các chất gây tanh: Tôm, cua, cá hay tảo. Vì các loại thực phẩm này dễ gây kích ứng hệ miễn dịch hay còn gọi là dị ứng. Khi mẹ ăn các thực phẩm này, chúng sẽ thông qua nguồn sữa mẹ gây kích thích chuỗi dị ứng lên bé.
  • Thực phẩm có chứa nhiều chất béo: Thịt mỡ, thức ăn có nhiều dầu,… Việc ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều chất béo sẽ gây kích hoạt dị ứng cơ địa khiến chàm sữa ở trẻ dễ phát sinh thêm nhiều nốt.
  • Thực phẩm có chứa các chất gây cay và tê: Ớt, chanh, tiêu, đây là các loại gia vị kích thích tiêu hóa rất mạnh và chúng có thể gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi làm cho em bé bị lác sữa trầm trọng hơn. Cũng như trên nếu mẹ ăn thức ăn có gia vị mạnh, trẻ uống sữa mẹ cũng sẽ ảnh hưởng.
  • Từ những thông tin về chàm ở trẻ sơ sinh trên, các bậc phụ huynh cũng đã biết rằng chàm không nguy hiểm tuy nhiên hãy chú ý và theo dõi tình trạng sức khỏe của bé yêu thật kỹ để tránh mắc phải những phương pháp chữa trị không đúng cách khiến bé bị nặng thêm. Nếu bé có dấu hiệu bị nặng hơn thì cha mẹ hãy ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kịp thời. Hy vọng cả mẹ và bé đều sẽ thật khỏe mạnh!

    Nguồn tham khảo:

    https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-eczema-questions-answers

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/baby-eczema

    https://kidshealth.org/en/parents/eczema-atopic-dermatitis.html

    EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;