Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chế độ dinh dưỡng để chăm sóc răng miệng cho bé

Chế độ dinh dưỡng để chăm sóc răng miệng cho bé

Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lí ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là một trong những cách chăm sóc răng miệng cho bé tốt nhất để giúp bé có hàm răng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời. Cùng Huggies tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay trong bài viết sau. 

Vai trò của chế độ dinh dưỡng chăm sóc răng miệng

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của các em bé. Tạo thói quen ăn uống lành mạnh sớm sẽ đảm bảo bé có hàm răng chắc khỏe khi lớn lên.

Một báo cáo gần đây của Úc cho thấy tỷ lệ sâu răng đang gia tăng ở trẻ em 6 tuổi. Sức khỏe răng miệng tốt trong giai đoạn phôi thai và những năm đầu đời sẽ giúp cho sức khỏe răng miệng về sau được tốt hơn, với ít nguy cơ sâu và rụng răng hơn.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi liên tục, trẻ em ít uống nước có chứa fluor, ăn nhiều đường, thực phẩm và nước giải khát chế biến sẵn làm tăng mức độ hủy hoại răng. Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là cách tốt nhất để giúp con bạn có hàm răng khỏe mạnh.

bé bị sâu răng

Sâu răng ở trẻ nhỏ

Ngay sau khi em bé của bạn mọc chiếc răng đầu tiên thì nguy cơ bị sâu răng cũng sẽ tiềm ẩn. Sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi được gọi là sâu răng ở trẻ nhỏ (ECC). Để giúp ngăn ngừa ECC.

Hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Nếu bé đã mọc răng, không được cho bé bú mẹ hoặc bú bình với các loại sữa có vị ngọt, thuốc bổ, nước ngọt hoặc nước trái cây khi ngủ. Vi khuẩn trong miệng bé sẽ ăn đường trong đồ uống và hình thành mảng bám axit trên bề mặt răng và gây ra sâu răng.
  • Không để con bạn đi ngủ với bình sữa hoặc đồ uống có đường khác. Ở tuổi lớn hơn, tốt nhất hãy đặt nước trên bàn cạnh giường ngủ của em bé để bé uống khi khát.
  • Nếu bé thích mút một cái gì đó để dễ ngủ, nên dùng vú giả hoặc một chai nước.
  • Nếu em bé của bạn đã bú mẹ hoặc bú bình sữa trước khi đi ngủ, bạn nên nhẹ nhàng lau răng bé bằng khăn ẩm.
  • Ở trẻ trên 12 tháng, bú mẹ và bú bình thường xuyên hàng đêm có thể góp phần gây ECC. Nói chuyện với mẹ của bạn, tư vấn viên chăm sóc sức khỏe trẻ em nếu em bé của bạn vẫn cần ăn đêm.
  • Tránh cho bé ăn vặt thường xuyên. Ba bữa chính và hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
  • Nếu em bé của bạn bị khô miệng (thiếu nước bọt) và hôi miệng, bé có nguy cơ bị ECC. Nói chuyện với mẹ của bạn, với tư vấn viên chăm sóc sức khỏe trẻ em hoặc nha sĩ nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị khô miệng.
  • Chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ lúc mới sinh. Xem bài viết của Hiệp hội Nha Khoa Úc (ADA) về vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi để được hướng dẫn về cách làm sạch nướu và răng của bé.
  • Tập cho bé bỏ dần bú mẹ và bú bình từ 12 tháng tuổi và khuyến khích bé học cách uống bằng ly.

Những thực phẩm nào góp phần làm sâu răng ?

Các loại thực phẩm có thể góp phần gây sâu răng bao gồm các loại trái cây khô, kẹo, ngũ cốc ăn sáng, bánh ngọt, một số loại đồ uống có đường và nước trái cây có hàm lượng carbohydrate cao. Đó là do những thực phẩm này tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trong miệng của em bé. Vi khuẩn ăn đường trong các loại thực phẩm trên sẽ sản sinh ra axit phá hủy răng của bé. Thực phẩm đóng gói như bánh quy giòn và khoai tây chiên cũng có thể có hàm lượng carbohydrate (đường) cao. Vì vậy, điều quan trọng là cần kiểm tra bảng thông tin dinh dưỡng trên bao bì để giúp tránh những loại thực phẩm và đồ uống có carbohydrate và lượng đường cao. Các loại thực phẩm đó có nguy cơ cao gây ra sâu răng, đặc biệt là nếu ăn thường xuyên và trong thời gian dài.

Thực tế không thể hoàn toàn cắt giảm các thực phẩm này. ADA có một số lời khuyên để giúp giảm thiểu sâu răng.

Thực phẩm tốt cho răng miệng của bé

  • Ăn nhiều loại thức ăn, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi,  ít axit và đường.
  • Thưởng thức những món ăn nhẹ lành mạnh như pho mát và trái cây. Một số thực phẩm giúp bảo vệ răng - sữa và một số loại pho mát có chất bảo vệ để giúp ngăn ngừa sâu răng.
  • Cung cấp một chế độ dinh dưỡng gồm nhiều loại trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và các sản phẩm sữa.
  • Hạn chế đồ ăn nhẹ có đường như kẹo, trái cây khô và bánh ăn sáng, bánh quy, trái cây sấy khô, thuốc bổ, nước trái cây và các loại nước giải khát.
  • Nhiều loại thực phẩm chứa lượng đường cao. Các loại thực phẩm giàu tinh bột (như bánh mì, mì ống, bánh quy giòn) và các sản phẩm sữa (kể cả sữa mẹ) được tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng mảng bám răng (vi khuẩn). Đó là lý do tại sao bạn cần phải làm sạch răng của con bạn vào buổi sáng và ban đêm.

Quan trọng hơn, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn phải được bổ sung bằng việc vệ sinh răng miệng tốt - đánh răng, dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Dùng chỉ nha khoa và đánh răng hàng ngày làm giảm đáng kể nguy cơ bị sâu răng.

Thuốc làm giảm sâu răng

Một số loại thuốc uống có bổ sung đường để tăng tính hấp dẫn giúp bé dễ uống hơn. Nếu con bạn được kê đơn thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể dùng loại thuốc uống không đường.

Xylitol là chất làm ngọt tự nhiên.Thực phẩm có chứa đường thay thế này dường như làm giảm vi khuẩn gây sâu răng. Yêu cầu nha sĩ kê đơn thuốc chứa sản phẩm xylitol (như xi-rô ho hoặc viên ngậm) có thể hữu ích trong việc làm giảm nguy cơ sâu răng của trẻ.

Flour đặc biệt tốt cho việc tăng cường sức khỏe răng miệng cho bé

Flour là một khoáng chất tự nhiên làm chắc răng và bảo vệ chống lại sâu răng. Hầu hết các thành phố ở Úc đều thêm flour vào nguồn cung cấp nước theo các cấp độ được khuyến khích. Nha sĩ có thể cho bạn biết nước bạn dùng có được bổ sung chất fluor hay không.

Nước đóng chai thường không chứa đủ chất fluor để bảo vệ chống lại sâu răng. Một số bộ lọc nước gia đình thì lại loại bỏ flour từ nước máy. Nước lưu trữ trong bể không chứa flour. Nếu con của bạn uống nước đóng chai, nước lọc hoặc nước chứa trong bể, bạn cần nói chuyện với nha sĩ của bạn về các nhu cầu flour của con bạn. Nếu cần thiết, nha sĩ có thể áp dụng bổ sung flour đối với răng. Việc này đã được chứng minh làm giảm tình trạng sâu răng ở trẻ em.

Hạn chế nước giải khát

Hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng nước giải khát làm tăng khả năng sâu răng ở trẻ em do có hàm lượng đáng kể chất đường. Một chai 600ml loại đồ uống này có thể chứa đến 13 muỗng cà phê đường .

Ít người biết rằng những đồ uống này, cùng với các loại nước ép trái cây, thuốc bổ và nước uống dùng cho người chơi thể thao thường có nồng độ axit cao. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự ăn mòn răng. Ăn mòn răng là một bệnh thầm lặng. Cần giới hạn uống các loại nước giải khát, nước ép trái cây, thuốc bổ và nước uống dùng cho người chơi thể thao. Nên khuyến khích trẻ uống nước có chất fluor càng nhiều càng tốt.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết:

bac si

Nhiều phụ huynh không quan trọng việc trẻ bị sâu răng sữa, vì cho rằng răng sữa trước sau gì cũng rụng, răng vĩnh viễn mới cần chăm sóc kỹ. Tuy nhiên, quan niệm này không đúng vì không phải ai cũng hiểu hết tầm quan trọng và vai trò của những chiếc răng sữa đối với sức khỏe của trẻ. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ của khuôn mặt và tạo chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn mọc lên và phát triển ở bên dưới chiếc răng sữa. Nếu răng sữa bị sâu thì việc này cũng gây hại cho răng vĩnh viễn bên dưới. Vì vậy cần chữa trị kịp thời tình trạng sâu răng của răng sữa.

Vì bất kỳ lý do nào mà trẻ bị mất răng sữa quá sớm do sâu răng nặng, do chủ động nhổ sớm, chấn thương... thì có thể dẫn đến những nguy cơ và hậu quả như: giảm sức nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự phát âm và răng vĩnh viễn mọc lệch.

Do đó, trẻ bị sâu răng sữa cần được trám nhổ tích cực không thua kém gì răng vĩnh viễn.

bac si

Để biết thêm thông tin bạn nên  xem:

-Hiệp hội Nha Khoa Úc về Răng Sữa của bé.

-Bé mọc răng hoặc Chăm sóc bé.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;