Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào? 12 dấu hiệu trẻ mọc răng

chăm sóc trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng là thời điểm khó chịu và mệt mỏi không chỉ với bé mà còn cả với bố mẹ. Vậy làm sao nhận biết các dấu hiệu mọc răng ở trẻ để chuẩn bị tốt nhất? Đâu là cách chăm sóc bé mọc răng giúp bé giảm bớt những khó chịu? Và liệu trẻ mọc răng muộn có sao không? Cùng Huggiesbác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải đáp trong bài viết sau mẹ nhé.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé bị sốt

Quá trình mọc răng của trẻ

Mọc răng là khi răng của trẻ bắt đầu mọc qua đường viền nướu, nhô vào khoang miệng. Hầu hết trẻ nhũ nhi bắt đầu mọc răng vào khoảng thời gian từ 4 đến 7 tháng tuổi, nhưng một số trẻ bắt đầu muộn hơn nhiều. Không cần phải lo lắng nếu bé mọc răng không giống hoàn toàn vào thời gian biểu sau đây vì thời điểm và cách thức mọc răng có thể khác nhau ở mỗi em bé và mang tính gia đình. Quá trình mọc răng của trẻ cụ thể đi theo thời gian biểu như sau:

  • 5-8 tháng: 4 răng cửa giữa
  • 7-11 tháng: 4 răng cửa bên
  • 12-16 tháng: 4 răng hàm đầu tiên
  • 14-20 tháng: 4 răng nanh
  • 20-32 tháng: 4 răng hàm thứ 2

Tham khảo: Cách cai sữa cho bé

Kết quả của quá trình mọc răng này, 20 chiếc “răng sữa” sẽ mọc đầy đủ, thường là lúc trẻ được 3 tuổi.

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Khi sắp mọc răng, đa số trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu. Các dấu hiệu trẻ mọc răng này không giống nhau đối với mọi em bé, nhưng chúng có thể bao gồm:

  • Chảy nước miếng nhiều
  • Nổi ban quanh miệng do phản ứng với nước miếng
  • Ho khan
  • Thích cắn, gặm hoặc nhai những vật cứng
  • Đau sưng nướu
  • Cáu kỉnh, hay quấy khóc
  • Bú ít hoặc bỏ bú
  • Sốt nhẹ < 38.3°C
  • Hay kéo tai, dùng tay sờ vào má
  • Đưa tay lên miệng
  • Khó ngủ, khóc đêm...
  • Thay đổi cách ăn hoặc ngủ

Tham khảo: Bé ngủ hay giật mình có đáng lo không?

Xử trí triệu chứng mọc răng

Việc mọc răng có thể gây đau đớn cho trẻ, sự dỗ dành xoa dịu thông thường trong nhiều trường hợp vẫn chưa đủ làm trẻ bớt đau. Mẹ có thể thử một vài cách khác nhau để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn:

  • Cho thứ gì đó lạnh lạnh vào trong miệng của bé, chẳng hạn như núm vú giả, thìa, khăn lau ướt sạch, đồ chơi ngậm nướu... Một số chuyên gia khuyên đồ chơi đông lạnh dành cho trẻ mọc răng quá lạnh và có thể làm tổn thương miệng của trẻ. Mẹ chú ý đảm bảo làm sạch đồ chơi mọc răng, khăn lau và các vật dụng khác sau khi bé sử dụng.
  • Cho trẻ gặm bánh ăn dặm, loại bánh quy cứng, không đường dành cho trẻ mọc rchanăng.
  • Nếu em bé lớn hơn 6-9 tháng, mẹ cũng có thể cho bé uống một ít nước mát.
  • Xoa bóp nướu bằng cách dùng ngón tay sạch xoa nhẹ. Nếu răng chưa mọc, mẹ có thể để bé gặm ngón tay. Nếu mẹ đang cho con bú, hãy thử nhúng ngón tay vào nước mát và xoa bóp nướu cho trẻ trước mỗi lần cho trẻ bú. Điều đó có thể giúp trẻ không cắn vào núm vú khi cho con bú.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị đau bụng: nguyên nhân và cách chữa

Những điều trị cần tránh

Không bao giờ cho bất cứ thứ gì khác chưa được khuyến cáo vào miệng trẻ giúp làm dịu cảm giác đau khi mọc răng. Ngay cả một số sản phẩm được mô tả là thuốc mọc răng hoặc hỗ trợ mọc răng cũng không phải là lựa chọn an toàn, bao gồm những sản phẩm:

  • Chứa đầy chất lỏng có thể rách và tràn
  • Làm bằng vật liệu dễ vỡ, như nhựa, có thể dẫn đến nghẹt thở
  • Vật rắn đông lạnh - những thứ này có thể quá cứng trong miệng trẻ nhỏ
  • Cần lưu ý về chất liệu được sử dụng để làm núm ty: một số núm ty không rõ nguồn gốc có thể được làm từ các chất độc hại, như chì. Để an toàn cho trẻ, mẹ nên tìm núm ty làm bằng cao su.
  • Thuốc mọc răng dùng để thoa lên nướu răng của trẻ để ngăn cơn đau khi mọc răng thường không hữu ích vì thuốc sẽ nhanh chóng trôi đi trong miệng và có thể làm tê cổ họng của con, khiến con khó nuốt.
  • Tránh xa các loại gel và chất lỏng mọc răng không kê đơn có thành phần benzocain. FDA cho biết thành phần này không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Nó có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng.

Tham khảo:  Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng bố mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào?

Để giúp trẻ mọc răng giảm bớt khó chịu, mẹ có thể cho trẻ uống một liều nhỏ thuốc giảm đau dành cho trẻ em, chẳng hạn như acetaminophen. Mẹ chú ý không sử dụng ibuprofen cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Tham khảo: Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Lúc đầu, việc mọc răng có thể gây khó khăn cho mẹ và bé. Nhưng mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi cả hai cùng học cách làm dịu từng chiếc răng mới nhú ra. Sau đây là cách chăm sóc những chiếc răng mới của trẻ:

  • Vệ sinh răng miệng tốt là rất quan trọng, ngay cả trước khi trẻ mọc răng: cho đến khi răng bắt đầu mọc, hãy làm sạch nướu của con bằng khăn ướt, miếng gạc hoặc bàn chải silicon xỏ ngón ít nhất một lần một ngày.
  • Sau khi trẻ mọc răng, mẹ hãy vệ sinh miệng cho trẻ theo cách tương tự ít nhất hai lần một ngày. Thời điểm vệ sinh răng miệng tốt nhất là sau khi cho ăn.
  • Sau 1 tuổi, mẹ có thể bắt đầu sử dụng bàn chải đánh răng trẻ em lông mềm với nước và một ít kem đánh răng không có fluor.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị táo bón

Bác sĩ nhi khoa sẽ theo dõi tình trạng sâu răng của bé và quyết định xem có cần giới thiệu đến nha sĩ trước 1 tuổi hay không. Đối với hầu hết trẻ em, bác sĩ nhi khoa có thể tiếp tục kiểm tra răng cho đến khi 3 tuổi.

chăm sóc trẻ mọc răng

5. Trẻ mọc răng muộn có đáng lo?

Thời điểm mọc răng đầu tiên ở trẻ nhũ nhi xảy ra từ 4 đến 7 tháng tuổi. Hiện nay, chậm mọc răng là hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại cho đến khi béđược 15 tháng tuổi. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nếu sự chậm trễ mọc cái răng đầu tiên kéo dài hơn 18 tháng, mẹ nên đưa trẻ đi khám nha sĩ nhi khoa.

Tham khảo: Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân làm chậm mọc răng

Có một số nguyên nhân khiến trẻ mọc răng muộn bao gồm:

  • Di truyền: Cấu tạo gene của bécó thể là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng muộn. Nếu ba hoặc mẹ hoặc cả 2 mọc răng muộn khi còn nhỏ, thì đừng ngạc nhiên nếu con cũng chậm mọc răng di truyền từ ba mẹ.
  • Bệnh xơ hóa fibrosis: bệnh xơ hóa làm tình trạng nướu dày khiến răng không thể mọc lên. Điều này gây ra sự chậm trễ mọc răng ở một mức độ nào đó.
  • Thiếu dinh dưỡng: Dinh dưỡng không đầy đủ có thể cản trở sự phát triển của xương và mô ở trẻ em. Điều này xảy ra khi con không được cung cấp đầy đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung vitamin và canxi.
  • Nội tiết tố: suy tuyến giáp và tuyến yên gây sản xuất không đủ hormone có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ, dẫn đến chậm mọc răng.
  • Bệnh tật và thuốc men: Các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như thiếu máu, ung thư, HIV và một số loại thuốc như hóa trị và phenytoin cũng có liên quan đến việc trẻ chậm mọc răng.
  • Chấn thương: Tai nạn chấn thương ở xương hàm có thể làm tổn thương các chồi răng bên trong nướu gây chậm hoặc không mọc răng.
  • Răng bị va chạm: Đôi khi răng có thể bị kẹt trong nướu do thiếu khoảng trống, sự hiện diện của u nang hoặc răng mọc lệch, có thể gây chậm mọc răng.

Tham khảo: Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà

Hậu quả của tình trạng chậm mọc răng

  • Xương hàm bị biến dạng và khuôn mặt không cân xứng: chậm mọc răng lâu dần có thể khiến xương hàm bị co lại, dẫn đến tình trạng chảy xệ khuôn mặt.
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch: Răng sữa mọc chậm có thể cản trở sự phát triển của răng vĩnh viễn. Điều này có thể gây ra răng vĩnh viễn khấp khểnh.
  • Chậm nhai thức ăn: Mọc răng muộn khiến bé không có khả năng nhai thức ăn đúng thời điểm.
  • Tăng răng: Được gọi là răng thừa, đây là tình trạng con có nhiều hơn số răng cần thiết. Mẹ sẽ nhận thấy hai bộ răng sữa và răng vĩnh viễn mọc song song.
  • Hình thành u nang: Răng vĩnh viễn có thể bị tác động đến mức làm tổn thương các mô và hình thành u nang.
  • Chậm mọc răng cũng cảnh báo trước những khả năng bé bị sâu răng sau này.

Tham khảo: Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Để tránh những hậu quả trên, mẹ nên đưa trẻ đến khám nha sĩ nhi khoa khi trẻ 18 tháng vẫn chưa mọc răng nhé!.

6. Khi nào đưa trẻ đến khám bác sĩ

Việc trẻ mọc răng có thể gây đau đớn, nhưng nó thường không khiến trẻ bị ốm. Mẹ nên cho trẻ khám bác sĩ nếu bé bị tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, sốt cao, ho hoặc nghẹt mũi. Đây không phải là những dấu hiệu trẻ mọc răng bình thường. Bên cạnh đó, những dấu hiệu như chảy máu nướu, nướu sưng mủ hoặc sưng mặt là dấu hiệu bắt buộc đưa trẻ đến bệnh viện nhé.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;