Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý và 4 điều ba mẹ có thể làm

Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý

Các dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý có thể nhận thấy ở trẻ từ dưới 3 tuổi đến 12 tuổi. Thực tế, hiện nay cho thấy nhiều ba mẹ chỉ nghĩ con mình hơi năng động mà không biết rằng bé đang mắc hội chứng tăng động giảm chú ý. Trẻ bị tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không và ba mẹ nên làm gì để giúp đỡ bé? Để có câu trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý qua bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo:

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

ADHD (attention deficit hyperactivity disorder) hay còn được biết đến với tên gọi rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một hội chứng gây ra những hành vi tăng động trên mức bình thường khiến trẻ thiếu sự tập trung, chú ý vào việc đang làm. ADHD có thể xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nếu không chữa trị đúng cách thì triệu chứng này sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành. Hội chứng tăng động giảm chú ý thường có 3 dạng:

  • Giảm chú ý: trẻ sẽ khó tập trung vào những điều mình đang làm và dễ bị những yếu tố khác chi phối. Bên cạnh đó, trẻ thường thích làm theo ý mình, không tuân theo quy tắc và chỉ dẫn của ba mẹ.
  • Tăng động: trẻ có biểu hiện của bệnh tăng động thường không ngồi ở vị trí cố định mà thích chạy nhảy.
  • Kết hợp tăng động và giảm chú ý: trẻ tăng động giảm chú ý thường xuyên đặt ra nhiều câu hỏi, hay trả lời khi chưa nghe hết câu và tùy từng trường hợp mà xảy ra tình trạng ngắt lời người khác.

Tham khảo: Dạy bé học bảng chữ cái

tang động giảm chú ý là gì

Bé tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không? (Nguồn: Sưu tầm)

Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý

Để biết được trẻ có gặp vấn đề tăng động giảm chú ý hay không thì ba mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết dưới đây. Tuy nhiên, các dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý này cần được quan sát thông qua các hoạt động sinh hoạt của bé hàng ngày trong liên tục 6 tháng.

1. Khả năng tập trung kém - Biểu hiện sớm tăng động giảm chú ý

Trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ dễ mất tập trung, gặp khó khăn mỗi khi giao tiếp với người thân. Bé thường không chú ý vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như không lắng nghe những điều ba mẹ nói. Trẻ tăng động giảm chú ý còn gặp khó khăn trong các hoạt động vui chơi vì dễ bị thu hút bởi những yếu tố khác.

Các dấu hiệu trẻ bị tăng động dễ nhận thấy là tình trạng kém tập trung và không tự tin khi giao tiếp. Bé sẽ thích không gian riêng của mình và không muốn tiếp xúc với bạn bè xung quanh. Những bé mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có nguy cơ chậm phát triển so với những bé cùng độ tuổi. Do đó, mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm bé để kịp thời biết được liệu bé có đang gặp khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc, ngôn ngữ hay không.

Tham khảo: Cách dạy bé tập nói hiệu quả

2. Tăng động, hiếu động quá mức

Thông thường, các mẹ sẽ lầm tưởng bé có sự năng động trong các hoạt động vui chơi mà chưa phân biệt được tình trạng năng động và tăng động. Nếu mẹ nhận thấy bé có các dấu hiệu sau thì rất có thể trẻ có biểu hiện của sự tăng động. Đầu tiên, biểu hiện của trẻ tăng động có thể nhận biết qua việc trẻ nói chuyện liên tục, thường xuyên di chuyển và không thích ở cố định một chỗ.

Trong những hoạt động vui chơi cùng gia đình hay bạn bè, bé sẽ thiếu sự kiên nhẫn và luôn tìm kiếm những điều mới lạ. Một trong các biểu hiện của trẻ bị tăng động mà ba mẹ không nên xem nhẹ đó là bé thường ngắt lời người khác và không nghe lời của người lớn. Trong trường hợp mẹ không đáp ứng nhu cầu, mong muốn của bé thì bé sẽ dễ nổi giận vì khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ tăng động kém.

3. Khả năng ngôn ngữ phát triển chậm

Điều hay nhận thấy ở trẻ tăng động giảm chú ý là chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ. Biểu hiện này khá giống như trẻ tự kỷ nên hay bị nhầm lẫn. Điểm khác biệt là trẻ tăng động giảm chú ý thường có khả năng nghe nói bình thường ở giai đoạn đầu nhưng lại chậm dần lại. Trẻ khó biểu đạt cảm xúc hoặc ý nghĩ bằng ngôn từ hoặc gặp khó khăn trong việc sắp xếp cấu trúc câu đơn một cách hợp lý.

4. Dễ nổi nóng, bốc đồng - Dấu hiệu phân biệt trẻ tăng động và hiếu động

Bé tăng động thường dễ nổi nóng và khó kiềm chế cảm xúc. Bạn sẽ thấy khó khăn để dạy bé cách kiên nhẫn và lắng nghe. Ở những trường hợp nặng, bé có xu hướng bạo lực nếu không được hướng dẫn xử lý cảm xúc đúng cách.

Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện trên và kéo dài từ 6 tháng trở lên thì các mẹ hãy nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của gặp bác sĩ. Trong trường hợp bé chỉ bị rối loạn nhẹ thì chỉ cần sử dụng các biện pháp tâm lý, không cần sự can thiệp của thuốc.

Tham khảo: Trẻ chậm nói: Nguyên nhân và Mẹo tự dạy bé nhanh biết nói

Trẻ bị tăng động có nguy hiểm không?

Khi mắc ADHD, trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy leo trèo, không ngồi yên một chỗ, thường xuyên chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác thiếu tổ chức và kém điều tiết. Những trẻ này thường xung động, dễ bị tai nạn và bản thân thường vi phạm kỷ luật do không tôn trọng các quy tắc, vì thiếu chú ý chứ không phải cố tình chống đối.

Trẻ khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong học tập, làm việc, sinh hoạt và vui chơi, dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh, hay để quên và làm thất lạc đồ đạc,… Trẻ cũng thường gặp các tật chứng về nhận thức và các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ. Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: rất khó đi vào giấc ngủ, thường hay lo âu,...

Ngoài ra trẻ còn có các biểu hiện về tâm lý như thiếu tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh, lo lắng và nóng nảy kèm theo nhịp tim nhanh, thở nhanh, chóng mặt, rối loạn cảm xúc… hay khiêu khích, gây sự, thái độ thù ghét, hung tợn… Trẻ gặp rắc rối trong học tập: do độ tập trung ở trẻ kém nên kết quả học tập ở trẻ ADHD kém và thường tiến bộ chậm, nhất là gặp khó khăn về đọc, về viết. 20% trẻ mắc chứng ADHD cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Tham khảo: Dấu hiệu trẻ 3 tuổi tự kỷ và cách điều trị

trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý có thể cải thiện hiệu quả với sự kiên nhẫn của phụ huynh (Nguồn: Sưu tầm)

Cần phải làm gì khi trẻ bị tăng động? Có chữa được không?

Có thể nói, vai trò của ba mẹ là rất quan trọng với bé trong sự hình thành tâm lý những năm đầu đời. Đặc biệt, đối với những bé mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thì ba mẹ cần có sự quan tâm đến bé nhiều hơn và thực hiện các phương pháp trị liệu phù hợp. Dưới đây là những lời khuyên từ các bác sĩ tâm lý dành cho ba mẹ có con là trẻ bị tăng động giảm chú ý.

1. Điều trị tâm lý cho trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý vẫn có thể tiếp thu các vấn đề thông qua lời nói của ba mẹ. Vì thế, lời khuyên dành cho ba mẹ là nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, khuyến khích bé tập nói để diễn tả cảm xúc của mình. Ngoài ra, các mẹ có thể đưa ra các quy tắc, công việc cụ thể để trẻ biết được mình nên làm gì. Hãy cùng con lập kế hoạch và theo dõi, giúp đỡ cho đến khi hoàn thành công việc. Tìm ra ưu điểm của bé và tạo cơ hội cho bé phát huy điểm mạnh của mình là cách giúp bé trở nên tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Thực tế hiện nay nhiều ba mẹ không thể kiềm chế cảm xúc khi điều trị tâm lý cho trẻ tăng động, điều này dẫn đến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn và tỷ lệ thành công chưa cao. Do đó, kiên nhẫn là điều quan trọng khi chữa trị cho trẻ tăng động giảm chú ý nhằm giúp trẻ có được tâm lý thoải mái nhất.

Tham khảo: Dạy con theo phương pháp Montessori

2. Cải thiện lối sống cho bé

Để hạn chế tình trạng tăng động của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, điều này không được áp dụng cho trẻ còn quá nhỏ, dưới 2 hoặc 3 tuổi. Do đó, thay vì dùng thuốc hỗ trợ, ba mẹ có thể thay đổi cách thức sinh hoạt cho trẻ hàng ngày. Các mẹ nên hạn chế những loại thức ăn có chứa đường hay các chất gây dị ứng như sữa và trứng trong khẩu phần ăn của bé. Vì các loại thức ăn này dễ khiến bé trở nên tăng động hơn.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

3. Hạn chế các hoạt động không tốt cho trẻ

Ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tăng động xem tivi, điện thoại quá nhiều vì điều này khiến trẻ cô lập bản thân mình hơn, cũng như khó tiếp cận với môi trường xung quanh. Các mẹ cần lưu ý là không nên cho bé tham gia các hoạt động hay những trò chơi đòi hỏi phải trải qua nhiều bước để thực hiện. Lý do là vì trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý thường không có sự kiên nhẫn cao. Nếu bé vẫn muốn chơi thì ba mẹ hãy chuẩn bị các món ăn vặt, đồ chơi mà con thích hay trò chuyện với bé trong lúc chờ đợi để bé không cảm thấy nhàm chán.

Lưu ý cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả cho phụ huynh

  • Trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý sẽ khó tập trung và dễ bị thu hút bởi những gì diễn ra xung quanh. Do đó, mẹ nên loại trừ những yếu tố gây ra xao nhãng trong khả năng của mình.
  • Khi trò chuyện với trẻ, ba mẹ cần tạo sự yên tĩnh bằng cách không mở tivi hay sử dụng điện thoại mà hãy tập trung nói chuyện cùng con như hai người bạn.
  • Nên đợi bé chú ý mới bắt đầu trò chuyện và hướng dẫn bé giao tiếp bằng ánh mắt.
  • Một số trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ có sự tự ti nên chỉ thích sinh hoạt trong thế giới của mình. Vì vậy, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh, giúp bé đặt ra mục tiêu cho mình và hướng dẫn bé thực hiện các mục tiêu đó.

Tham khảo:

Bài tập cho trẻ tăng động cải thiện khả năng ngôn ngữ

Bài tập cho trẻ tăng động cải thiện khả năng ngôn ngữ

Thẻ bài giúp bé ghi nhớ và quan sát tốt hơn (Nguồn: Sưu tầm)

1. Trò chơi thẻ bài cải thiện chú ý

  • Mục đích: Cải thiện kỹ năng quan sát và giúp bé lấy lại sự tập trung.
  • Cách chơi: Bạn mua những bộ thẻ bài họa tiết màu sắc bắt mắt cho trẻ. Sau đó dùng 2 hoặc 3 lá bài cho bé xem hình ảnh rồi úp lại, đố bé có nhớ lá bài nào có hình gì không. Nếu bé đoán trúng, hãy khen thưởng con. Bạn chỉ nên cho bé chơi 10 - 15 phút / ngày để bé cảm thấy thoải mái chờ đợi trò chơi. Bạn có thể tăng dần số lượng bài đố lên giúp bé tập trung hơn. Bên cạnh đó, thay đổi bộ bài thường xuyên để bé thấy thú vị hơn trong quá trình luyện tập.

đọc sách để cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý

Đọc sách giúp bé tăng cường kỹ năng nghe hiểu và tập trung hơn (Nguồn: Sưu tầm)

2. Đọc sách cho con

  • Mục đích: Giúp trẻ cải thiện kỹ năng nghe hiểu và chú ý hơn
  • Cách thực hiện: Bạn có thể chọn mua những quyển sách về chủ đề bé yêu thích như xe hơi, động vật, công chúa,... Những quyển sách cho bé có thể tương tác và trải nghiệm như dạng sách “touch and feel” sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Điều quan trọng là bạn nên chọn sách truyện đơn giản và bắt mắt. Phụ huynh có thể đọc cho bé mỗi đêm hoặc vào lúc rảnh. Trong lúc đọc, bạn hãy giúp bé tương tác với nội dung bằng cách hỏi con có nhớ các hình ảnh trong sách hoặc số lượng đồ vật cụ thể đang có trên trang sách để giúp bé tập trung hơn. Đừng quên khen ngợi con khi trả lời dù đúng hay sai nhé.

cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ bằng các trò chơi

Trò chơi úp cốc đoán đồ vật rất thú vị cho trẻ tăng động giảm chú ý (Nguồn: Sưu tầm)

3. Úp cốc đoán đồ vật

  • Mục đích: Giúp bé cải thiện kỹ năng quan sát, phản xạ mắt và tập trung
  • Cách chơi: Trò chơi này khá đơn giản và phổ biến không chỉ với người lớn mà còn với trẻ em. Phụ huynh dùng 2 chiếc cốc nhựa hoặc giấy và giấu một đồ vật bé thích dưới 1 chiếc cốc duy nhất. Đồ vật đó có thể là viên kẹo, đồ chơi xe hơi,... Sau đó, bạn từ từ di chuyển vị trí 2 chiếc cốc qua lại và quan sát sự chú ý của con. Nếu con đoán trúng đồ vật, bạn có thể thưởng cho bé món đồ giấu trong chiếc cốc. Khi con đã quen với bài tập quan sát này, bạn có thể nâng cao thử thách cho bé bằng cách tăng số lượng cốc lên.

cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Hát và nhảy cùng bé cải thiện kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

4. Bài hát tập lắng nghe

  • Mục đích: Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ toàn diện cho bé
  • Cách thực hiện: Bạn có thể chọn cho bé những bài hát có lời nhạc tươi vui, đơn giản, ngắn, lặp đi lặp lại và có kèm hành động trong lời nhạc hoặc trên video. Các hành động đơn giản như dặm chân, vỗ tay, đánh tay 3 cái, ngồi xuống, đứng lên, vòng tay,... Bạn hãy cùng hát và thực hiện động tác theo như trên video một cách tự nhiên để bé quan sát và làm theo. Bé thường sẽ không có xu hướng thực hiện động tác theo video một mình mà sẽ bắt chước theo người lớn. Mỗi khi lắng nghe lời bài hát và nghe được câu kêu gọi hành động trong bài hát, nếu bé làm theo đúng hãy khen ngợi con nhé.

cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Nấu ăn cùng ba mẹ là hoạt động giúp bé gắn kết và tập bình tĩnh hơn (Nguồn: Sưu tầm)

5. Nấu ăn cùng ba mẹ

  • Mục đích: Cải thiện sự tập trung và làm chủ cảm xúc
  • Cách thực hiện: Ba mẹ có thể nhờ con cùng nấu ăn với các hoạt động đơn giản như rửa rau, bóc vỏ đậu, rửa chén,... Trong lúc đó hãy kết hợp trò chuyện với con hoặc hát cho con nghe. Điều này giúp bé tăng cường khả năng ngôn ngữ và điềm đạm hơn.

Điều quan trọng là hầu hết các trò chơi hay bài tập cho trẻ tăng động giảm chú ý đều cần có sự hỗ trợ và quan sát xuyên suốt của ba mẹ. Dù cho bé có thể sẽ mất kiên nhẫn và cáu gắt nhưng hãy luôn bình tĩnh với con. Sự bình tĩnh của bạn sẽ giúp con bĩnh tĩnh hơn và dần dần tham gia các hoạt động của bạn.

Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp ba mẹ phần nào biết được biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý cũng như những điều mà ba mẹ có thể làm để hỗ trợ bé.

Nếu muốn tìm kiếm những thông tin khác thì mẹ hãy xem qua chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/facts.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adhd/symptoms-causes/syc-20350889

https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;