Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

10+ Mẹo Chữa Trẻ Chậm Nói Theo Dân Gian & Khoa Học Hiệu Quả, Đơn Giản

Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà

Bất kỳ ba mẹ nào cũng mong muốn con của mình phát triển bình thường, tuy nhiên các mẹ sẽ cảm thấy khó khăn, lo lắng khi con gặp phải tình trạng chậm nói. Vấn đề này có thể là tạm thời hoặc do trẻ đang mắc bệnh lý nào đó. Việc tham khảo một số mẹo chữa trẻ chậm nói sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hỗ trợ con trong việc phát triển ngôn ngữ hơn. Vậy, nếu trẻ chậm nói hay ít nói thì đâu là cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả? Cùng Huggies tìm hiểu các phương pháp dạy trẻ chậm nói trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm: 

Dấu hiệu trẻ chậm nói theo giai đoạn cần lưu ý

Lời nói là phương tiện giao tiếp được thể hiện qua âm thanh, cụ thể là hoạt động của giọng nói. Biểu hiện của trẻ chậm nói là khi đã đến tuổi nhưng không giao tiếp với người thân, bạn bè và thu mình vào thế giới riêng. Chậm nói là khi khả năng ngôn ngữ của bé phát triển chậm hơn so với các trẻ khác và các dấu hiệu cũng khác nhau ở từng lứa tuổi.

Dấu hiệu bé chậm nói ở 3-4 tháng tuổi

  • Trẻ chậm nói ở giai đoạn này thường có biểu hiện như không phản ứng khi có tiếng động, cũng như không phát ra âm thanh để giao tiếp với người thân.
  • Sau 6 tháng đầu đời, nếu con không thể giao tiếp với người thân, trong khi những bé khác đã có phản ứng ngôn ngữ thì các mẹ có thể xem xét liệu bé có phải chậm nói hay không. Các mẹ rất dễ phát hiện bé chậm nói khi con không bập bẹ, bi bô hay không phản ứng khi nghe gọi tên mình. Ngoài ra, con sẽ không hành động khi người khác nói những từ đơn giản như chào tạm biệt, không vẫy tay khi người đối diện chào. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng chậm nói giai đoạn này đó là không quan tâm đến những gì đang xảy ra xung quanh.

>> Tham khảo:

Dấu hiệu bé chậm nói ở 12-18 tháng tuổi

  • Để phát hiện con có chậm nói hay không, các mẹ hãy theo dõi bé có phản ứng gì khi ba mẹ nói không nhé. Bên cạnh đó nếu thích món đồ nào đó thì bé sẽ chỉ vào, nhưng đối với trẻ chậm nói thì bé không thể hiện bất kỳ thái độ nào.
  • Trẻ chậm nói ở giai đoạn này sẽ có các biểu hiện cho thấy mình không muốn giao tiếp ngay cả khi đang cần sự giúp đỡ. Ngoài ra, những từ đơn giản như “mẹ”, “ba” trẻ cũng không nói và khi có người thân hỏi bé không đáp lại.

>> Tham khảo: 

Dấu hiệu bé chậm nói ở 18-36 tháng tuổi

  • Vào độ tuổi lớn hơn, trẻ chậm nói không thể tự nói ra điều mình cần mà chỉ bắt chước lại lời người khác. Khả năng giao tiếp của con lúc này đã cải thiện hơn nhưng bé chỉ nói khi thật sự cần thiết. Các mẹ có thể quan sát bé chỉ chơi một mình, không thích tiếp xúc với ai. Lưu ý là có đến ⅕ trẻ ở độ tuổi này có dấu hiệu chậm nói, vấn đề này sẽ chấm dứt khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy quan sát, theo dõi để kịp thời chữa trị cũng như tìm ra cách dạy trẻ chậm nói nhé.
  • Ở độ tuổi sắp lên 3, trẻ chậm nói không thể diễn đạt những câu, từ ngữ đơn giản. Ba mẹ khó mà hiểu được ý mà bé nói cũng như bé không tuân theo chỉ dẫn của ba mẹ. Vì thế các mẹ nên chú ý các biểu hiện của con để biết con có trong tình trạng chậm nói hay không.

Dấu hiệu trẻ chậm nói theo giai đoạn

Ở những độ tuổi khác nhau bé sẽ đạt được kỹ năng ngôn ngữ nhất định (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm: 5 cách dạy bé học con vật và học nói dễ dàng hơn

Nguyên nhân trẻ chậm nói thường gặp

Chậm nói là việc khả năng ngôn ngữ của bé vẫn phát triển nhưng với mức độ chậm hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi. Vấn đề này chỉ xảy ra tạm thời và rất cần sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ. Dành thời gian chơi với bé để kích thích khả năng ngôn ngữ của con là cách chữa trị chậm nói ở thể nhẹ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân trẻ chậm nói có thể là: : 

Trẻ chậm nói do bệnh lý

Nếu bé gặp vấn đề về tai, mũi, họng hoặc những căn bệnh như viêm màng não đều có ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển ngôn ngữ. Ngoài ra tự kỷ là dấu hiệu khá rõ ràng khi trẻ chậm nói, tuy nhiên không phải bé nào chậm nói cũng đều do tự kỷ gây ra mà đây là chứng bệnh của não bộ vì có gen bất thường.

>> Xem thêm: Triệu chứng tự kỷ ở trẻ và các liệu pháp điều trị

Trẻ chậm nói do tâm lý

Nếu con được ba mẹ cưng chiều quá mức hay bé không được quan tâm đều có thể ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó vấn đề chậm nói có thể sẽ xảy ra ở một số bé. Không nên cho rằng bé còn nhỏ sẽ chưa có đủ nhận thức, thực tế lứa tuổi này là lúc khả năng tiếp nhận thế giới xung quanh của bé sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. 

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói do vấn đề tâm lý đang có xu hướng gia tăng (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ chậm nói phải làm sao?

Mỗi bé thường có những mốc phát triển khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Việc chậm nói cũng thế, cha mẹ cần xác định được mức độ chậm nói trước khi chính thức can thiệp.

Một cách đơn giản nhất để xác định là quan sát mức độ nhận thức của bé với lời nói, tiếng động. Nếu bé có khả năng hiểu được lời nói ngắn và đơn giản của bố mẹ như: “Sữa đâu”, “Bóng đâu”, “Chào đi”, “Bai bai nha”... và thực hiện đưa mắt theo đồ vật đang được hỏi hoặc thực hiện theo hành động thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được cải thiện dần với sự giúp đỡ đúng cách từ cha mẹ và thầy cô. Mặt khác, nếu bé không có phản ứng với bất kỳ lời nói nào, ngay cả khi gọi tên bé thì cha mẹ nên nhờ bác sĩ khám và tư vấn để có hướng chữa trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, ba mẹ có thể thử áp dụng những cách tập nói sau tại nhà để cải thiện khả năng nói của con: 

  • Đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe hàng ngày. Điều này không chỉ giúp bé tiếp xúc với ngôn ngữ mà còn phát triển trí tưởng tượng.
  • Khi nói chuyện với bé hãy sử dụng câu ngắn, rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ, thay vì nói "Con có muốn ăn một ít trái cây không?" hãy nói "Con ăn trái cây nhé".
  • Lặp lại các từ và câu để bé có thể nghe và ghi nhớ. Ví dụ nếu bé nói "bánh" mẹ có thể lặp lại và mở rộng: "Đúng rồi, bánh. Bánh ngon quá!"
  • Cho bé sử dụng những đồ chơi phát ra âm thanh hoặc nói chuyện có thể kích thích bé bắt chước âm thanh và từ ngữ.
  • Hoặc mẹ có thể sử dụng sách hoặc tranh ảnh có hình minh họa rõ ràng và chỉ vào các vật thể để dạy bé tên gọi của chúng.

Trẻ chậm nói khi nào nên can thiệp?

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ chậm nói cần được can thiệp:

  • Bé không phản ứng với âm thanh hay giọng nói khi 6 - 8 tuần tuổi.
  • Bé không quay đầu theo hướng có âm thanh từ 4 tháng.
  • Bé không cười tự phát lúc 6 tháng.
  • Bé không bập bẹ và bắt chước theo hành động đơn giản từ 8 tháng.
  • Bé không nói được từ đơn hoặc gọi ba mẹ từ 2 tuổi.

Ba mẹ hãy chú ý quan sát bé từ sớm để phát hiện ra những dấu hiệu và có can thiệp kịp thời cho sự phát triển toàn diện của con nhé.

Trẻ chậm nói phải làm sao? Khi nào nên can thiệp

Cần nhận biết sớm dấu hiệu trẻ chậm nói để can thiệp kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: 

Mẹo chữa trẻ chậm nói theo dân gian hiệu quả, dễ áp dụng

Mẹ cần lưu ý rằng các mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói dưới đây chưa được chứng minh hiệu quả mà chỉ được truyền tai nhau. Vì thế các thông tin này mẹ chỉ nên tham khảo, còn việc thực hiện chữa bé chậm nói thì mẹ nên ưu tiên thực hiện theo các phương pháp dạy trẻ chậm nói khoa học, được sự chỉ dẫn của người có chuyên môn để giúp bé phát triển tốt hơn mẹ nhé!

1. Dùng đậu đỏ chữa bé chậm nói

Đậu đỏ là một trong những mẹo chữa trẻ chậm nói theo phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Cần chuẩn bị 20g đậu đỏ và 50ml rượu trắng. Đầu tiên, ngâm đậu đỏ và rửa thật sạch rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó giã đậu thành hỗn hợp bột mịn, thêm rượu trắng để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp này vào phần dưới lưỡi của bé 2 lần/ngày và thực hiện thường xuyên để có hiệu quả. 

2. Chữa chậm nói bằng mẹo giật đồ

Mẹo giật đồ là mẹo chữa trẻ chậm nói được người xưa áp dụng khi trong nhà có trẻ con đến tuổi học nói nhưng chưa nói được. Mẹo này được quan niệm rằng việc “giật đồ” người khác trong khi họ đang ăn nghĩa là “xin vía” giúp trẻ mau biết nói. Mẹ chỉ cần ra những nơi đông người và quan sát xem có ai đang ăn thứ gì không, sau đó lại gần và “giật” đồ ăn trên tay họ cho bé ăn. 

Mẹ lưu ý rằng đây là hành động “giật đồ” nên mẹ không nên nói hay giải thích sau khi giật mà hãy đưa bé về nhà ngay. Vì hành động này khá bất tiện, vì thế mẹ nên “giật đồ” của những người lớn tuổi vì có thể họ đã từng nghe qua mẹo này nên sẽ hiểu và thông cảm hơn. 

3. Ăn lưỡi heo để trẻ biết nói nhanh hơn

Ăn lưỡi heo cũng là một mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói. Tùy vào độ tuổi và sở thích mà mẹ có thể sử dụng lưỡi heo để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Lưu ý là mẹ nên cho bé trai ăn 9 lưỡi heo và bé gái ăn 9 lưỡi heo, không cần ăn nguyên cả lưỡi mà chỉ cần sử dụng phần chóp lưỡi để chế biến món ăn. 

>> Tham khảo thêm: Mách mẹ các mẹo dỗ trẻ khóc đêm theo dân gian

Phương pháp dạy trẻ chậm nói theo khoa học cực hiệu quả

1. Đọc sách cùng con thúc đẩy khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói

Sách là phương thuốc hữu hiệu chữa trị cho bé chậm nói. Mỗi buổi tối hoặc cuối tuần các mẹ hãy dành thời gian đọc sách cho bé nghe. Cách làm này giúp kích thích khả năng ngôn ngữ của con, hiểu rõ về cách mọi người nói với nhau như thế nào. Bên cạnh đó, thảo luận về nội dung câu chuyện còn là cách thúc đẩy khả năng giao tiếp của con. Lưu ý là các mẹ hãy chọn sách có hình ảnh và màu sắc bắt mắt cho con nhé.

2. Phương pháp dạy trẻ chậm nói ghi nhớ qua bài hát

Thường xuyên hát cho con nghe những bài hát thiếu nhi vui nhộn là phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả để con ghi nhớ từ ngữ. Thông qua nhịp điệu của bài hát, bé sẽ dễ học từ mới hơn và các mẹ lúc này hãy khuyến khích con hát cùng ba mẹ. Nếu trẻ thể hiện thái độ không thích thì mẹ không nên ép bé làm theo những gì mình muốn nhé, điều này sẽ khiến tâm lý của bé ảnh hưởng nhiều hơn và tình trạng chậm nói sẽ nghiêm trọng hơn.

Phương pháp dạy trẻ chậm nói ghi nhớ qua bài hát

Phương pháp dạy trẻ chậm nói ghi nhớ qua bài hát (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm: 4 trò chơi dạy bé tập nói con vật thú vị và hiệu quả

3. Trò chuyện với bé nhiều hơn để bé nhanh nói

Để khuyến khích bé nói nhiều hơn, các mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với bé nhiều hơn ngay cả khi bé không hồi đáp lại nhé. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhất đó là hãy nói những từ đơn giản như “ba”, “mẹ” để bé ghi nhớ về âm thanh, giọng nói của người thân. Hãy khen ngợi mỗi khi trẻ nói được từ nào đó, nếu bé không nói thì hãy lặp lại và khuyến khích bé tiếp tục phát âm cho mẹ nghe nhé.

Mẹo dạy trẻ chậm nói đối với trẻ lớn là các mẹ nên nói chậm rãi và rõ ràng để bé dễ tiếp thu hơn. Không nên nói ngọng vì bé sẽ dễ bắt chước ba mẹ, điều này không tốt cho quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp động tác như vẫy tay khi nói tạm biệt để con học hỏi theo. Trò chuyện với con mọi lúc như trong khi ăn, trước khi ngủ để con cảm nhận sự yêu thương của ba mẹ và tự tin giao tiếp hơn.

4. Trao đổi với trẻ những điều mẹ làm

Một phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả là giải thích cho con biết mẹ đang làm gì giúp bé mở rộng vốn từ và biết cách gọi tên các đồ vật trong nhà. Ví dụ các mẹ có thể nói mẹ lấy cơm cho con ăn nhé, hoặc đôi giày này của con/của ba/của mẹ. Lặp lại hành động này mỗi ngày sau một thời gian mẹ sẽ thấy hiệu quả đáng kể đấy.

>> Tham khảo: Các phương pháp dạy con thông minh dễ áp dụng

5. Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho con nhanh nói

Trò chuyện với bạn bè đồng trang lứa cũng là mẹo chữa trẻ chậm nói hiệu quả vì giúp con có điều kiện nói nhiều hơn, tự tin giao tiếp hơn. Do đó, ba mẹ cần cho con tiếp xúc với nhiều người xung quanh hơn như cho con đi nhà trẻ, ra công viên chơi hoặc chơi cùng bạn bè hàng xóm. Khi có cơ hội chơi với bạn bè, trẻ sẽ tự tin hơn và dễ phát triển ngôn ngữ.

Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho con nhanh nói

Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho con nhanh nói (Nguồn: Sưu tầm)

6. Cho bé tiếp xúc với màu sắc

Quan sát và ghi nhớ màu sắc con thích cũng là một mẹo chữa trẻ chậm nói. Việc dạy bé học những thứ bé yêu thích sẽ tạo hứng thú và khả năng ghi nhớ nhanh hơn. Với những bé còn quá nhỏ, chưa có cách thể hiện rõ ràng khiến bố mẹ khó khăn trong việc xác định màu sắc bé thích nhưng chỉ cần chịu khó quan sát, để ý một chút sẽ nhận ra ngay.
Thông thường, các bé gái sẽ có xu hướng để ý những gam màu ấm, bắt mắt như đỏ, hồng, cam, vàng,... Ngược lại, các bé trai thường chú ý đến những đồ vật có tone màu trung tính, cảm giác mát mẻ như xanh da trời, xa nước biển, xanh đen, xám,... Dựa vào đó, bố mẹ cũng có thể đoán được phần nào màu sắc yêu thích của con mình.
Việc tiếp xúc với màu sắc, hình ảnh là cách nhanh nhất giúp bé hình thành tư duy, khơi gợi trí tưởng tượng cũng như hứng thú tìm hiểu mọi điều xung quanh. Do đó, bố mẹ có thể mua các tranh ảnh, đồ chơi nhiều màu sắc hay dẫn con đến những khu vui chơi giải trí, cho con trải nghiệm cảm giác “vừa học, vừa chơi” thông qua các màu sắc đa dạng ở đó. Đặc biệt, khi bắt đầu, bố mẹ hãy cho con học cách phát âm với những từ ngữ đơn lẻ, không dấu trước rồi mới đến các từ phức tạp hơn.

7. Cho trẻ chậm nói đi học

Nhiều người thường cho rằng, việc cho con đi mẫu giáo quá sớm sẽ không tốt bằng việc tự chăm sóc bé. Tuy nhiên, việc quá bảo bọc, săn sóc mà không tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài có thể khiến trẻ trở nên rụt rè và ít nói hơn, đặc biệt bé còn có cảm giác sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ.
Mặt khác, việc cho con đi học sớm tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

Tại trường mầm non, các bé sẽ được tiếp xúc với bạn bè cùng tuổi, biết học cách giao tiếp, lắng nghe và bày tỏ cảm xúc. Đồng thời, trẻ cũng được học cách tự lập trong việc sinh hoạt thường ngày như ăn, chơi, ngủ, nghỉ,... biết cách tự chăm sóc bản thân, quan tâm và giúp đỡ người khác. Từ đó, khả năng ngôn ngữ và tư duy của con cũng được cải thiện đáng kể.

Cho trẻ chậm nói đi học để bé tập nói nhanh hơn

Cho trẻ chậm nói đi học để bé tập nói nhanh hơn (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm: Cách dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt nhanh thuộc nhất

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

"Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói, vì vậy cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói bằng cách:

  1. Thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ nói.
  2. Tập theo phương pháp đa giác quan: giới thiệu về 1 vật có trước mặt, cho trẻ nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy, chơi với nó, nếm nó...để trẻ phát triển toàn diện, dễ ghi nhớ
  3. Không ép trẻ nói, nhưng khen ngợi khi trẻ nói
  4. Cho trẻ cơ hội để nói, không quá nuông chiều trẻ: ví dụ khi trẻ đòi đồ chơi, trẻ chỉ vào đồ chơi, là ba mẹ đưa liền thì trẻ sẽ mất cơ hội diễn tả món đồ chơi đó. Hãy để trẻ tập diễn tả món đồ chơi trước khi nhận được nó.
  5. Tập cho trẻ từ dễ đến khó, khi tập, nên lặp đi lặp lại để trẻ ghi nhớ, tốt nhất chọn những vật và tình huống quen thuộc hàng ngày
  6. Không cho trẻ xem tivi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chọn lọc chương trình tivi phù hợp với thiếu nhi. Ba mẹ nên cùng xem các chương trình hoạt hình, ca nhạc với trẻ, khi xem có thể bình luận, nhận xét với trẻ để trẻ tập phản xạ ngôn ngữ.

Tóm lại, bé tuổi này đang học tập và bắt chước, ba mẹ cần theo sát và làm gương mẫu cho bé!"

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng trí thông minh không?

Thực tế, theo nhiều nghiên cứu thì trung bình 10 trẻ sẽ có một trẻ bị chậm nói. Tình trạng này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là điều bình thường và rất phổ biến. Tuy nhiên, trẻ chậm nói lại khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng rằng “Liệu con mình chậm nói thì có bị ảnh hưởng đến trí thông minh hay không?”. Bố mẹ nên hiểu rằng khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi bé là khác nhau. Chính vì vậy, việc con biết nói sớm hay muộn đều không ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Tuy vậy, bố mẹ cũng không nên quá chủ quan và cần tìm hiểu để phân định rõ ràng về việc con chậm phát triển hay chỉ chậm nói. Nếu là chậm phát triển thì bé sẽ không chỉ chậm nói mà còn kèm theo các biểu hiện khác nữa.
Cụ thể, nếu bé đã 18 tháng tuổi những vẫn không thích nói chuyện, không có phản ứng lại khi được gọi tên hay chỉ có thể giao tiếp bằng cử chỉ, khó khăn trong việc phát âm hay có giọng nói bất thường,... thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Đặc biệt, bố mẹ phải thường xuyên theo sát con nhằm có thể phát hiện được các triệu chứng bất thường và cho con đi điều trị kịp thời. 

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng trí thông minh không?

Mẹ cần phân biệt được trẻ chậm với với chậm phát triển (Nguồn:Sưu tầm) 

Mẹ có nên áp dụng mẹo dân gian để chữa chậm nói cho trẻ không?

Các mẹo chữa trẻ chậm nói theo phương pháp dân gian tuy đơn giản và dễ thực hiện nhưng đa số đều là phương pháp truyền miệng chứ chưa được công nhận và chứng minh cụ thể bằng các nghiên cứu khoa học nào. Bên cạnh đó, một số mẹo như “giật đồ” có thể gây ra các phản ứng tiêu cực, vì thế việc áp dụng mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian vẫn chưa được khuyến khích sử dụng. Thay vào đó, ba mẹ nên chủ động cho con đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể tình trạng của bé và được hỗ trợ can thiệp kịp thời. 

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp ba mẹ có thêm các mẹo chữa trẻ chậm nói, dễ dàng hỗ trợ con trong việc phát triển ngôn ngữ hơn. Đừng quá lo lắng khi bé nói ít vì tình trạng này có thể tự hết nếu ở thể nhẹ. Tuy nhiên, các mẹ cần theo dõi quá trình phát triển của bé để kịp thời nhận biết vấn đề chậm nói và tìm ra cách chữa trị sớm nhé.

Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mục Chăm sóc sức khỏe của bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;