Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà hiệu quả

mẹo chữa viêm tai giữa cho bé thumb

Viêm tai giữa ở trẻ là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên thường gặp ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Căn bệnh này thường tiến triển nhanh, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thính lực và sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, việc nhận diện sớm bệnh và hướng xử lý luôn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây Huggies chia sẻ những cách điều trị và mẹo chữa viêm tai giữa cho bé cùng những lưu ý quan trọng để bố mẹ có thể tham khảo.

Xem thêm:

Bệnh viêm tai giữa là gì?

Bệnh viêm tai giữa là sự nhiễm trùng, tổn thương ở các mô vùng giữa của tai do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 6 – 36 tháng do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh và hệ miễn dịch còn yếu, không đủ sức để có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.

Tùy vào mức độ nhiễm trùng, bệnh viêm tai giữa được chia thành 3 dạng gồm viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa mạn tính và viêm tai giữa ứ dịch. Dù là dạng viêm tai giữa nào, nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm cũng ảnh hưởng đến thính giác, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ em

Trước khi tìm hiểu các mẹo chữa viêm tai giữa cho bé, hãy cùng điểm qua các nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

  • Do vi khuẩn, virus xâm nhập: Nguyên nhân chính gây bệnh viêm tai giữa là do các loại vi khuẩn, virus như Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhali và Haemophilus influenzae,... xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng.
  • Hệ miễn dịch non nớt: Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ và còn yếu nên không thể ngăn chặn các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả, đặc biệt là vi khuẩn, virus tấn công vào đường hô hấp và tai giữa.
  • Cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh: Không chỉ hệ miễn dịch còn yếu, các cấu trúc tai của trẻ cũng chưa hoàn chỉnh, vì thế vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công ngược từ mũi họng, gây viêm và làm tăng tiết dịch mủ, dẫn đến nhiễm trùng tai giữa.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, các yếu tố sau cũng có thể gây nhiễm trùng tai:
    • Tiền sử gia đình: Yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ.
    • Dị ứng: Các tác nhân dị ứng gây viêm đường mũi và hô hấp trên, làm phì đại mô lymph. Điều này gây cản trở hoạt động vòi nhĩ, không cho dịch chảy ra khỏi tai giữa, làm tích tụ dịch và nhiễm trùng.
    • Bệnh mạn tính: Trẻ nhỏ mắc các bệnh hô hấp mạn tính như xơ nang và hen suyễn có khả năng cao mắc bệnh viêm tai giữa.

Xem thêm:

Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ em khi bị viêm tai giữa như:

  • Trẻ cảm thấy bứt rứt và khó chịu, thường hay kéo hoặc dụi tai.
  • Xuất hiện các cơn đau tai và cảm giác đau tăng lên khi nằm nghiêng.
  • Trẻ bị sốt từ nhẹ đến nặng (39-40°C), đi kèm các triệu chứng như quấy khóc, bỏ ăn, nôn trớ, tiêu chảy, thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến co giật.
  • Từ tai có thể chảy dịch nhầy hoặc dịch mủ và có mùi khó chịu.
  • Chậm phản ứng với âm thanh do thính lực bị suy giảm.

Biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ bị viêm tai giữa thường có biểu hiện quấy khóc, bứt rứt, hay kéo hoặc dụi tai (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹo chữa chữa viêm tai cho bé tại nhà

Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ phát triển bệnh lý mà bố mẹ có thể áp dụng một trong những mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà. Tuy nhiên, các mẹo dân gian này chỉ hỗ trợ điều trị không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ. Chính vì thế, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ mẹo nào để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Chữa viêm tai giữa dứt điểm bằng rau kinh giới

Kinh giới được biết đến như một loại thuốc nam với nhiều công dụng hữu ích như hỗ trợ điều trị cảm cúm, làm dịu cơn đau dạ dày, làm sạch hệ hô hấp,… Ngoài ra, rau kinh giới còn chứa chất flavonoid có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm nên có thể dùng trong điều trị viêm tai giữa.

Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà bằng rau kinh giới như sau:
  • Chuẩn bị các nguyên liệu: rau kinh giới, cam thảo, liên kiều, ngân hoa, xương bồ, thổ phục linh và trần bì.
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đun sôi đến khi nước cạn còn một nửa. Để nguội rồi uống 3 lần/ngày liên tục trong vòng 10 ngày.

Lưu ý rằng, những phương pháp bằng đường uống không áp dụng cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.

Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng rau kinh giới

Chữa viêm tai giữa cho bé bằng rau kinh giới (Nguồn: Sưu tầm)

Chữa viêm tai giữa dân gian bằng rau diếp cá

Trong rau diếp cá có chứa chất decanoyl-acetaldehyd như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây viêm. Do đó, nhiều người thường áp dụng mẹo chữa viêm tai giữa cho trẻ bằng lá diếp cá.

  • Lấy một lượng rau diếp cá tươi vừa đủ dùng rửa sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
  • Dùng cối giã nhuyễn rau diếp cá rồi cho vào 1 miếng khăn sạch và vắt lấy nước cốt.
  • Lấy 1 miếng bông thấm nước diếp cá rồi nhỏ 1 - 2 giọt vào tai. Đều đặn mỗi ngày từ 2 - 3 lần để giúp bé nhanh khỏi.

Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng rau diếp cá

Chữa trị viêm tai giữa bằng rau diếp cá (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Điều trị viêm tai giữa cho bé bằng thuốc

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị đúng cách, dịch mủ từ tai giữa sẽ lan sang các vị trí giải phẫu lân cận, dẫn đến các biến chứng ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu của viêm tai giữa như sốt cao, đau tai, quấy khóc thì bố mẹ nên đưa bé đi khám nhi khoa. Các bác sĩ sẽ nội soi tai mũi họng của trẻ để xác định mức độ viêm, đánh giá các vấn đề sức khỏe kèm theo, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nếu bé bị viêm tai giữa do nhiễm khuẩn, không dị ứng với penicillin thì bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh amoxicillin liều cao trong 10 ngày. Trong trường hợp trẻ bị thủng màng nhĩ, bác sĩ có thể điều trị bằng kháng sinh nhỏ tai an toàn cho tai giữa như ofloxacin.

Điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý là không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Sử dụng thuốc kháng sinh cần dùng đúng liều lượng và đủ thời gian, không tự ý bỏ thuốc giữa chừng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo chữa viêm tai giữa cho bé, bố mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để giúp con nhanh hồi phục cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

  • Vệ sinh tai cho trẻ cẩn thận, nhất là khi trẻ bị chảy dịch, chảy mủ tai. Dùng tăm bông y tế thấm nước muối ẩm, lau nhẹ nhàng, không nên ngoáy và đưa tăm bông nhọn vào sâu vì dễ gây đau và tổn thương tai.
  • Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý Nacl 0.9% để làm sạch dịch nhầy, giảm áp lực và ngăn vi khuẩn lây lan từ mũi sang tai.
  • Thường xuyên lau chùi, dọn dẹp giữ không gian nghỉ ngơi, vui chơi của bé sạch sẽ và thoáng mát.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể con phục hồi nhanh chóng.
  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo, súp hoặc món ăn mềm để trẻ dễ ăn hơn, tránh gây đau vùng tai do nhai nuốt.

Vệ sinh tai cho trẻ

Vệ sinh tai cho trẻ khi bị chảy dịch, chảy mủ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng tái phát viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời để giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm tai giữa.
  • Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin được khuyến cáo hàng năm, đặc biệt là vắc xin ngừa cúm và phế cầu.
  • Nên đặt bé ở tư thế ngồi khi bú bình để tránh sữa và nước chảy ngược vào tai.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hoặc hóa chất.
  • Luôn giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh, duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động khoa học.
  • Đối với trẻ trên 18 tháng tuổi, nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không sử dụng chung đồ ăn uống và dạy trẻ che miệng khi ho, hắt hơi.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp về “mẹo chữa viêm tai giữa cho trẻ”

Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không?

Thực tế, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em do virus có thể tự khỏi sau 2 - 3 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Những trường hợp khác, có thể được theo dõi trong 48 - 72 giờ và chỉ sử dụng thuốc kháng sinh nếu không có cải thiện.

Viêm tai giữa ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Với một phác đồ điều trị phù hợp, các trường hợp viêm tai giữa nhẹ có thể giảm triệu chứng sau khoảng 2-3 ngày. Đối với các ca bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày, tùy vào độ tuổi của trẻ và mức độ của bệnh.

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa phải làm sao?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu viêm tai giữa, điều cần thiết nhất là nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi tai mũi họng để được xét nghiệm, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp. Hấu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa đều điều trị nội khoa bằng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ như thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm phù nề, bơm hơi vòi nhĩ và xịt mũi. Thời gian sử dụng thuốc thường kéo dài từ 1 - 2 tuần. Nếu trẻ bị thủng màng nhĩ thì cần dùng thuốc nhỏ tai do bác sĩ kê đơn, kết hợp vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý, dung dịch sát trùng để ngăn không cho tình trạng mủ làm tắc ống tai.

Viêm tai giữa tuy không phải là bệnh lý ác tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, tái phát nhiều lần, thậm chí gây suy giảm thính lực vĩnh viễn. Do đó, bố mẹ cần lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp để chữa trị dứt điểm, không nên tự ý sử dụng các mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà, tránh ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Xem thêm:

Bên cạnh việc chăm sóc và vệ sinh cho bé đúng cách, bố mẹ cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn tã bỉm chất lượng cho bé yêu nhà mình. Các sản phẩm chất lượng không chỉ giúp bé luôn khô thoáng, mềm mịn, không hằn đỏ mà còn mang lại cảm giác thoải cho bé vận động suốt ngày dài. Hiện nay, các sản phẩm của Huggies được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng và đánh giá cao nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như mỏng nhẹ, thành phần tự nhiên lành tính, tã thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả,... Một số sản phẩm nổi bật của Huggies các mẹ có thể tham khảo như HUGGIES SKIN PERFECT, HUGGIES TRÀM TRÀ TỰ NHIÊN, HUGGIES CAO CẤP PLATINUM NATUREMADE, TÃ HÀN HUGGIES THIN & SOFT ®.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;