Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ bé khỏi những biến chứng nguy hiểm. Các mũi tiêm phòng cho trẻ nào không thể bỏ qua và lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào? Cùng Huggies tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Các mũi tiêm phòng cơ bản và quan trọng cho trẻ sơ sinh
Trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu, do đó việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp kích thích cơ thể bé sản xuất đề kháng để chống lại các bệnh nguy hiểm. Tiêm chủng đầy đủ là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Sau đây là các mũi tiêm phòng quan trọng mà ba mẹ bắt buộc phải biết:
- Vắc xin phòng bệnh lao.
- Vắc xin 6 trong 1, bảo vệ khỏi viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib.
- Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus.
- Vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu.
- Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do các loại cầu mô type B+C và type A, C, Y, W.
- Vắc xin phòng bệnh cúm.
- Vắc xin phòng bệnh sởi.
- Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Dù là dịch vụ, hay tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tại phường, mẹ cũng nên ghi nhớ và thực hiện đầy đủ theo đúng lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được khuyến cáo trên đây để bé cưng được bảo vệ một cách tốt nhất nhé!
>>Tham khảo: Các mũi tiêm phòng cho bé theo tháng mà mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh ở mỗi giai đoạn khác nhau cần được tiêm phòng những vắc-xin khác nhau
Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ theo từng tháng
- Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi
- 2- 6 tháng tuổi: Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3, Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4, Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3, Vắc-xin Rotavirus: ngăn ngừa Rotavirus gây bệnh tiêu chảy
- 6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm
- 12-15 tháng tuổi: Viêm não Nhật Bản B, Thủy đậu, Sởi, quai bị, Rubella, Viêm gan A mũi 1
- 16-23 tháng tuổi: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4, Hib mũi 4, Viêm gan B mũi 4, Viêm gan A mũi 2
- Trên 24 tháng tuổi: Phòng Viêm màng não mô cầu A+C, Viêm não Nhật Bản mũi 3, Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
- Trẻ từ 2-5 tuổi: Tiêm phòng thương hàn 1 mũi duy nhất và uống vắc-xin Tả 2 lần uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 sau lần một 2 tuần)
*Bé gái từ 9 tuổi có thể tiêm phòng HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là các đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.
Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ
- Không cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi tiêm phòng cho bé để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi tiêm phòng, một số bé sẽ bị sưng đỏ tại chỗ tiêm. Những trường hợp này mẹ có thể chườm lạnh, sau đó chườm nóng để giúp vết sưng nhanh biến
Nhiều bé sẽ bị sưng đỏ ngay tại vị trí được tiêm vắc-xin
- Thông báo cho nhân viên y tế, đồng thời mang theo sổ khám bệnh nếu bé cưng có bệnh mãn tính, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng…
- Những lần tiêm phòng vắc-xin sống như lao, thủy đậu… nên cách nhau ít nhất 4 tuần.
- Trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ. Trẻ đang bị bệnh không nên tiêm phòng.
Tóm lại, việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo đúng độ tuổi là điều cần thiết. Những trường hợp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng là tình trạng phổ biến, mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên, nếu bé có biểu hiện tím tái, khó thở …, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra ngay nhé.
>> Tham khảo: 8 điều mẹ cần biết trước khi tiêm chủng cho bé
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ thêm:
Bé sau sinh sẽ được chích 2 mũi vacxin ở bệnh viện là lao (BCG) và viêm gan siêu vi B. Viêm gan siêu vi B sau chích không có dấu hiệu gì đặc biệt, còn BCG thì sau chích sẽ có phản ứng tạo sẹo BCG. Thường mũi chích BCG nằm ở vai trái, sau chích BCG khoảng 2-3 tuần sẽ xuất hiện phản ứng: sưng đỏ vết chích, vỡ mủ vàng, sau đó tự lành sẹo. Một số trường hợp còn có nổi hạch phản ứng ở nách và quanh vai. Nếu bé của bạn có các dấu hiệu giống như mô tả ở trên thì đó là diễn tiến bình thường sau chủng ngừa lao. Bạn chỉ cần tắm rửa vệ sinh cơ thể bé hàng ngày, nếu chỗ chích vỡ mũ vàng thì dùng gạc lau khô sạch sẽ là được.
Ngoài ra, để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh một cách tốt nhất, mẹ có thể tìm hiểu thêm chuyên mục Chăm sóc bé tại website huggies.com.vn.
Một số câu hỏi thường gặp về việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Nên tiêm phòng cho trẻ ở đâu?
Các điểm tiêm phòng chủ yếu bao gồm trung tâm y tế cộng đồng, bệnh viện, phòng khám gia đình và trạm y tế tại cấp xã, phường. Trong những địa điểm này, các chương trình tiêm chủng được tổ chức chuyên nghiệp để đảm bảo rằng trẻ em nhận đủ các loại vắc xin cần thiết.
Chi phí, bảng giá của các mũi tiêm vắc - xin cho trẻ là bao nhiêu?
Chi phí của mỗi mũi tiêm vắc xin cho trẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, loại vắc xin và chính sách giá của cơ sở y tế cụ thể. Bảng giá vắc xin thường được công bố công khai bởi các cơ sở y tế. Một số vắc xin có thể được bảo hiểm y tế hỗ trợ chi phí.
>>Tham khảo: