MỤC LỤC BÀI VIẾT
Ho gà ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng có thể phòng tránh một cách đơn giản nếu được tiêm ngừa và môi trường sống được kiểm soát tốt. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về căn bệnh cũng như cách phòng bệnh.
Ho gà là một căn bệnh nghiêm trọng có khả năng đe dọa cuộc sống. Nguy cơ mắc bệnh giảm đáng kể nếu được tiêm chủng đầy đủ (kể cả tiêm ngừa cho người lớn). Bệnh ho gà trong cộng đồng gia tăng nhanh chóng đến bất ngờ. Sự nhận thức về căn bệnh này đang tăng lên, có cả một chiến dịch để giải quyết tỷ lệ ngày càng tăng của việc mắc bệnh bằng cách khuyến khích nhiều người tiêm vắc-xin ngừa bệnh ho gà.
Dịch bệnh mới xảy ra khá thường xuyên, có hàng ngàn người Úc mắc bệnh mỗi năm. Trên thực tế, khoảng 30.000 trường hợp được báo cáo ở Úc vào năm 2009.
Ho gà có thể đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Tỷ lệ bệnh ở nhóm này khá cao: khoảng 21% trường hợp là các bé dưới 6 tháng tuổi. Và đã có khoảng 0,5% trẻ em bị ho gà chết ở Úc mỗi năm.
Hãy giúp trẻ tránh bị ho gà và tiêm ngừa cho bé yêu của bạn thông qua một số lời khuyên của Huggies trong bài viết dưới đây nhé!
Ho gà ở trẻ em là gì?
Ho gà ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, ảnh hưởng mũi và họng trước tiên. Việc nhiễm trùng tạo ra nhiều nước nhầy gây ho.
Ho gà bắt đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh thông thường như:
- Chảy nước mũi.
- Mắt đỏ, đau, chảy nước.
- Sốt nhẹ.
- Cảm giác mệt mỏi.
Xét nghiệm với miếng gạc từ phía sau cổ họng có thể xác định bệnh ho gà. Chẩn đoán sớm có thể điều trị nhanh chóng nếu dùng kháng sinh, do đó bệnh khó lây lan. Nếu xử lý sớm, triệu chứng có thể giảm.
Nếu không được điều trị, cơn ho khó chịu sẽ phát triển khiến bệnh nhân khó thở và làm cho tiếng ho to hơn. Cơn nôn thường xảy ra sau cơn ho do chất nhầy. Một số trẻ có thể không ho, nhưng lại ngưng thở trong một khoảng thời gian. Sự khó thở này gây nhiều vấn đề nhất cho trẻ sơ sinh, góp phần gây tử vong ở một số trẻ.
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 250.000 người chết vì ho gà và nhiều hơn số này bị ho gà mãn tính, do đó không nên xem nhẹ bệnh này.
Bạn có thể nhận biết qua nghe tiếng ho gà của một đứa trẻ ở đây.
Tại sao tỷ lệ nhiễm bệnh tăng đột ngột?
Việc thay đổi vắc-xin ở Úc năm 1997 có thể là một phần của câu trả lời. Nghiên cứu gần đây của Đại học NSW cho thấy vắc-xin vô bào mới nhắm vào các chủng bệnh ho gà cụ thể chứ không như vắc-xin cũ vốn bảo vệ rộng hơn với nhiều chủng loại ho gà. Có thể vi khuẩn ho gà đã biến đổi. Nhiều nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra loại chủng ngừa tốt nhất.
Ho gà rất dễ lây qua các giọt nhỏ chứa vi khuẩn trong không khí.
Nếu con bạn chưa chích ngừa, chỉ cần đặt bé gần một người ho hoặc hắt hơi khi họ đang bệnh, có khả năng con bạn sẽ nhiễm bệnh.
Hãy tránh xa những người bạn biết họ đang bệnh vì ho gà rất dễ lây.
Một người mới nhiễm thường có triệu chứng trong khoảng 7-10 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh .
Như hầu hết các loại vắc-xin, vắc-xin ho gà không hoàn toàn đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ho gà sau khi tiêm. Tốt hơn hết mẹ con bạn nên tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị bệnh.
Các đối tượng cần tiêm ngừa
Những người tiếp xúc với trẻ sơ sinh và trẻ em cần tiêm chủng để ngăn sự lây lan của bệnh này. Ngoài nhân viên chăm sóc trẻ và y tá, bạn cũng nên tiêm ngừa bệnh ho gà cho chính mình.
- Các cặp vợ chồng có ý định có con.
- Các bà mẹ chưa tiêm ngừa cần tiêm ngay sau khi sinh em bé.
- Trẻ trên 14 tuổi đã từng tiêm lúc nhỏ.
- Ông bà và các thành viên khác trong nhà.
- Nhân viên chăm sóc trẻ em, người giữ trẻ, bảo mẫu.
- Nhân viên y tế.
- Bất kỳ ai chưa tiêm ngừa.
Ho gà và việc mang thai
Phụ nữ được khuyến cáo không nên tiêm vắc-xin ho gà khi có thai nhưng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bạn chưa tiêm ngừa trước khi thụ thai, thì hãy tiêm sau khi sinh càng sớm càng tốt.
Nguồn tham khảo:
Hội đồng nghiên cứu Y học và Sức khoẻ Quốc gia.
Bản tin Y tế và An sinh ABC.
Sức khoẻ gia đình.
Trung tâm quốc gia về Nghiên cứu và Giám sát chủng ngừa.
Trang web thông tin về bệnh ho gà.
Bài viết được cung cấp bởi Lauraine Worthington từ Công ty Tư vấn - tiếp thị kỹ thuật số Ambrad.
Các giải pháp.www.ambrad.com.au.