Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ bị tiêu chảy: 6 nguyên nhân và cách trị tiêu chảy cho bé

nguyên nhân trẻ bị tiêu cháy và cách điều trị

Trẻ bị tiêu chảy là bệnh tương đối phổ biến, thường gây ra do vi khuẩn hoặc virus. Đây là một trong những bệnh thường gặp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, tiêu chảy còn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ em, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Do đó, mẹ cần nên nắm vững một số kiến thức quan trọng về vấn đề bé bị tiêu chảy. Cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân trẻ tiêu chảy và cách trị tiêu chảy cho bé trong bài viết sau nhé!

Tham khảo: Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị tiêu chảy mà mẹ có thể tham khảo dưới đây:

Nhiễm rotavirus

Rotavirus là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị tiêu chảy, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, tập trung nhiều nhất là 7 – 24 tháng tuổi. Khi trẻ tiêu chảy, trẻ thường có biểu hiện như nôn, sốt, đi ngoài tóe nước nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu vàng xanh có khi như hoa cà, hoa cải. Trẻ bị nôn ói, tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên dễ bị mất nước và phải nhập viện điều trị. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa đông, thời gian ủ bệnh từ 12 giờ - 5 ngày, kéo dài 3 ngày lên đến 1 tuần nhưng phải mất đến vài ba tuần để trẻ hồi phục cơ thể.

Lây nhiễm vi khuẩn

Nhiễm vi khuẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị tiêu chảy và liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bé tiêu chảy do các vi khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả),… gây ra. Tùy theo từng loại vi khuẩn mà trẻ bị lây nhiễm sẽ có các triệu chứng khác nhau. Khi con có triệu chứng của tiêu chảy, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các kết quả kiểm tra tính chất phân, triệu chứng của trẻ bị tiêu chảy, soi phân, cấy phân để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách điều trị.

Nhiễm ký sinh trùng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy có thể là do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé tiêu thụ hàng ngày. Khi trẻ tiêu chảy do nhiễm kí sinh trùng, bé có những triệu chứng như tiêu chảy tóe nước, phân không có máu hoặc chất nhầy. Ký sinh trùng Giardia lamblia làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất béo của cơ thể nên trong phân có chứa chất béo, phân nổi trên mặt nước, bóng như mỡ và có mùi rất hôi. Bên cạnh đó, bé còn có những triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đôi khi sốt nhẹ.

Do thuốc kháng sinh

Mẹ có biết thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em không? Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả là loạn khuẩn ruột và dẫn đến tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường có triệu chứng như đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, phân lỏng lẫn nhầy, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu.

Trẻ bất dung nạp Lactose

Nguyên nhân này chắc hẳn không còn quá xa lạ với các bà mẹ bỉm sữa. Những trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này. Đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến bé tiêu chảy.

Lúc này, tiêu chảy sẽ khiến bé sơ sinh bị sôi bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đi phân chua, da quanh hậu môn bị hăm đỏ. Các triệu chứng của tiêu chảy nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lượng Lactose trẻ tiêu thụ nhiều hay ít.

Dị ứng, ngộ độc thức ăn

Trẻ nhỏ thường hay bị dị ứng thức ăn, dẫn đến tiêu chảy với thành phần protein trong thực phẩm. Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn. Các triệu chứng gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt; nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí là tử vong. Thức ăn hay gây dị ứng là sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc,…

Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân bé bị tiêu chảy không thể không kể đến. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bé cũng sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau bụng, sốt, mệt mỏi,… thường xảy ra một vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Đối với những biến chứng nghiêm trọng hơn đó là cơ thể mất nước, các chất điện giải có thể dẫn tới tử vong, mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đi khám và kiểm tra.

Ngoài ra, trẻ có thể tiêu chảy do mắc một bệnh liên quan đến đường ruột, chẳng hạn như viêm ruột, 6tắc ruột, viêm ruột thừa,…

Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy

Thói quen đại tiện ở trẻ không giống với người lớn, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vì thế trước tiên, mẹ cần nhận biết được các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy.

  • Số lượng đi ngoài nhiều hơn ngày thường.
  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn.
  • Tính chất phân: Lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu.
  • Buồn nôn hoặc nôn thức ăn.
  • Sốt.
  • Đau bụng, mót rặn khi đi cầu.
  • Các triệu chứng mất nước: khát nước, khô miệng, tiểu ít, mắt trũng, khóc không nước mắt, thóp trũng ở trẻ nhỏ, dấu véo da mất chậm, li bì.

Tham khảo: Cách trị ho cho trẻ sơ sinh

Cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được xác định đúng nguyên nhân và được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ sao cho đúng. Ngoài ra, việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà đúng cách cũng rất quan trọng. Một số cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà mà mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Cho bé bú nhiều hơn: Điều này không chỉ giúp bù nước và chất dinh dưỡng bị thiếu hụt mà trong sữa mẹ còn chứa nhiều lợi khuẩn, kháng thể tốt cho miễn dịch đường tiêu hóa của bé.
  • Bù nước và điện giải bằng Oresol thẩm thấu thấp.
  • Bổ sung cho bé men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn đặc hiệu với chứng tiêu chảy: L. rhamnosus, B. lactis, S. rthermophilus.
  • Với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo cà rốt, cháo thịt nạc, chuối, táo, nước gạo rang,…
  • Tránh cho trẻ ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều đường (kẹo ngọt, bánh,…), thực phẩm nhiều chất xơ, khó tiêu hóa (ngô, đậu,…) vì chúng sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.

Tham khảo: Cách chữa nghẹt mũi thở khò khè cho trẻ sơ sinh

 nguyên nhân trẻ bị tiêu cháy và cách điều trị

Khi nào mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Điều quan trọng nhất, mẹ cần biết khi nào nên đưa trẻ đi bác sĩ ngay lập tức:

  • Khi trẻ vẫn còn đi ngoài do tiêu chảy quá 3 ngày.
  • Ói hoặc đi tiêu nhiều lần trong ngày.
  • Đau bụng, quấy khóc nhiều.
  • Các triệu chứng mất nước (chóng mặt, choáng váng, đánh trống ngực, nước tiểu ít, khô miệng,...). Mẹ có thể đặt thử 1 ngón tay vào miệng trẻ để kiểm tra. Lưu ý là rửa tay sạch trước đã mẹ nhé!
  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.
  • Phân chứa nhiều chất nhầy hay lẫn máu: Ở trẻ sơ sinh, một lượng nhỏ chất nhầy trong phân là bình thường. Trẻ bú mẹ, trẻ mọc răng hay đang bị viêm nhiễm đường hô hấp, đờm nhiều thì lượng chất nhầy trong phân cũng nhiều hơn. Song sẽ đáng lo ngại khi phân lần nhiều chất nhầy, đặc biệt là nhầy máu. Rất có thể bé đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm khuẩn,…
  • Nghi ngờ bị tiêu chảy do tả.

Song nếu bỗng một ngày, trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng, rất lỏng, thậm chí chỉ toàn nước khác hẳn mọi ngày thì mẹ hãy chụp lại hoặc lưu lại mẫu phân và cho bé đi khám ngay nhé!

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;