Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để mau lại sức?

thức ăn tốt cho trẻ bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy thường hay xuất hiện ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Do đó, trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì để bù nước và dinh dưỡng cũng như nên tránh những thực phẩm nào? Cùng Huggies tìm hiểu cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ tại nhà hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh tiêu chảy là như thế nào?

Bệnh tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng 3 lần hay nhiều hơn mỗi ngày. Đối với bé bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước ngắt quãng từ 4 tuần trở lên hoặc chảy nước liên tục, làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em ở mọi lứa tuổi.

Tiêu chảy thường là triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột (có thể là do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra). Các con đường lây lan của bệnh này bao gồm: qua thức ăn hay nước uống bị ô nhiễm, từ người sang người do vệ sinh kém.

Ngoài ra, muốn xác định trẻ có bị tiêu chảy hay không thì bố mẹ cần phải xem xét thêm các yếu tố khác ngoài số lần đi ngoài trong ngày. Cụ thể:

  • Số lần đi ngoài tăng đột ngột.
  • Thay đổi độ rắn, đặc của phân và tăng lượng dịch trong phân.
  • Thay đổi tính chất và màu sắc của phân như phân có máu hoặc có nhầy. Bệnh tiêu chảy thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, vậy trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
  • 2. Nguyên nhân trẻ em bị tiêu chảy

    2.1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiễm rotavirus

    Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em, với các biểu hiện như nôn, sốt, đi ngoài tóe nước nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu vàng xanh có khi như hoa cà, hoa cải. Trẻ bị nôn ói, tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên dễ bị mất nước và phải nhập viện điều trị.

    2.2. Em bé bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột

    Nhiễm vi khuẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy ở trẻ em và liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh thường do các vi khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả),… gây ra. Tùy theo loại vi khuẩn trẻ bị lây nhiễm mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Khi con có triệu chứng của tiêu chảy, mẹ nên cho con đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các kết quả kiểm tra tính chất phân, triệu chứng của trẻ bị tiêu chảy, soi phân, cấy phân để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách điều trị.

    2.3. Trẻ em bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh

    Khi trẻ bị viêm họng, cảm lạnh, ho,... thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đây chính là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn giết vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, làm rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tiêu chảy. Một số triệu chứng mà trẻ tiêu chảy do loạn khuẩn ruột gây ra như: Bé đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng lẫn nhầy, phân có bọt, vàng lổn nhổn, phân sống lẫn thức ăn chưa tiêu, phân xanh hoặc đôi khi có máu,...

    Khi trẻ bị tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé tiêu thụ hàng ngày sẽ có những triệu chứng như tiêu chảy tóe nước, phân không có máu hoặc chất nhầy. Ký sinh trùng Giardia lamblia làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất béo của cơ thể nên trong phân có chứa chất béo, phân nổi trên mặt nước, bóng như mỡ và có mùi rất hôi. Bên cạnh đó, bé còn có những triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đôi khi sốt nhẹ.

    2.4. Trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng sữa hay thức ăn

    Những trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này. Đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy. Khi này, trẻ bị tiêu chảy có những triệu chứng như chướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, da quanh hậu môn bị hăm đỏ. Các triệu chứng của tiêu chảy nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lượng Lactose trẻ tiêu thụ nhiều hay ít.

    Với những trẻ dị ứng thức ăn, thường là dị ứng với protein trong thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng bị tiêu chảy. Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn. Các triệu chứng gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí là tử vong. Thức ăn hay gây dị ứng là sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc,…2

    2.5. Trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn

    Ngộ độc thức ăn là nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ em. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bé sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau bụng, sốt, mệt mỏi,… Biến chứng nghiêm trọng hơn đó là cơ thể mất nước, các chất điện giải có thể dẫn tới tử vong.

    Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    3. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì

    Khi tiêu chảy mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu sẽ làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ chất dinh dưỡng, càng làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Vậy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên ăn gì?

    Không chỉ cần biết trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gì, mẹ còn cần biết chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hóa của bé có thể làm việc từ từ và không quá sức. Ruột non và hệ thống tiêu hóa của bé lúc này còn rất yếu, sẽ mất một thời gian để hệ tiêu hóa phục hồi và trở lại bình thường. Đừng lo lắng nếu phải mất 3 – 4 ngày phân của bé mới trở lại bình thường bởi điều trị tiêu chảy luôn cần thời gian.

    Dưới đây là gợi ý một số loại thực phẩm cho vấn đề trẻ tiêu chảy nên ăn gì.

    3.1. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì

  • Gừng
  • Nếu mẹ không biết trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì thì hãy tìm đến gừng. Gừng được xem là thần dược trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Gừng giúp kích thích nhu động ruột của bé, làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng không gây sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, chống đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy.

  • Uống nước chanh
  • Nước chanh tự nhiên có chứa nhiều axit citric và vitamin C, cả 2 đều có tính kháng khuẩn. Vitamin C có thể kích thích và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Uống một lượng vừa đủ nước chanh sẽ tốt cho bệnh tiêu chảy liên quan đến vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, trong điều trị tiêu chảy, chanh đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nước, chất điện giải và calo cho cơ thể. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ hãy hòa nước chanh với nước ấm và một tí muối cho trẻ uống để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chỉ nên dùng 1 ít, không quá chua, dùng quá nhiều có thể không đem lại hiệu quả tốt cho trẻ bị tiêu chảy.

  • Sữa chua
  • Cũng được nhắc đến như là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những trẻ bị tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.

    Bên cạnh việc tìm hiểu bé tiêu chảy nên ăn gì thì bổ sung nước cũng là việc thiết yếu. Các bé bị tiêu chảy ít nhiều sẽ gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Mẹ cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh.

    Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, sữa chua là một trong những thực phẩm được bố mẹ ưu ái dành cho bé

  • Nước dừa tươi
  • Nước dừa rất giàu khoáng chất và điện giải, do đó sẽ giúp bổ sung khoáng chất cũng như giảm tình trạng mất nước bị khi trẻ bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, nước dừa còn giúp loại bỏ các chất độc hại giúp cơ thể trẻ bị tiêu chảy nhanh chóng phục hồi.

    Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho bé uống nước dừa khi con đang đói vì sẽ gây nên tình trạng ớn lạnh, đau bụng và nên cho bé uống 2 - 3 giờ mỗi lần.

  • Gạo trắng
  • Nghe có vẻ lạ nhưng gạo là thực phẩm dễ tiêu hóa cho trẻ, đặc biệt là món ăn rất phù hợp cho câu hỏi “Bé bị tiêu chảy ăn gì?”. Gạo giúp làm se và giúp cho phân của trẻ cứng hơn. Gạo là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời vì nó có chứa nhiều carbohydrate. Ngoài ra, gạo còn giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích cho nhu động ruột bình thường. Mẹ nên cho trẻ ăn gạo trắng thay vì gạo lứt, vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ khó tiêu khi bé bị tiêu chảy.

    3.2. Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì

    Bên cạnh những thực phẩm trẻ bị tiêu chảy nên ăn thì một số thực phẩm khác trẻ không nên ăn như:

    Các loại thủy sản, cá, tôm

    Trong nhóm thực phẩm này có chứa các protein kích ứng, có thể gây dị ứng cho trẻ, gây cho trẻ bị đau bụng và nôn trớ. Hơn nữa, các loại thủy sản này có lớp chất nhầy ở bề mặt, mùi tanh dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Những vi khuẩn này là những mầm bệnh hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ, vì vậy mẹ nhớ đừng cho trẻ ăn nhé!

    Chế phẩm của sữa

    Mẹ nên lưu ý rằng sữa công thức và sữa bò có thể gây tiêu chảy cho trẻ em. Các loại đường trong công thức có thể làm trẻ bị tiêu chảy nặng hơn, còn các protein trong sữa có thể làm trẻ khó tiêu hóa. Do đó, mẹ nên tránh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa công thức hoặc sữa bò.

    Một số loại trái cây và nước ép

    Vì cơ thể bé có thể chưa có khả năng tiêu hóa các loại đường trong trái cây và những loại đường này có thể gây khó chịu cho trẻ. Vì thế, mẹ cần tránh cho trẻ dùng một số loại nước ép trái cây như táo, đào và lê.

  • Nước ngọt
  • Khi bé bị tiêu chảy, bố mẹ cần tránh cho trẻ uống nước ngọt vì thực phẩm này sẽ khiến dạ dày trẻ bị đầy hơi, nhanh no và khó chịu dẫn đến tình trạng sức ăn của con giảm đi.

  • Thức ăn chiên xào khó tiêu
  • Những thức ăn chế biến dầu mỡ, khó tiêu và chứa nhiều chất béo như: gà rán, thịt xào, thịt nướng,... bố mẹ cần kiêng khi trẻ bị tiêu chảy.

    4. Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em

    Một số biện pháp giúp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ mà bố mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà như:

  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Hạn chế thức ăn đường phố đối với những bé có hệ tiêu hóa kém.
  • Sử dụng nguồn nước sạch.
  • Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hết 6 tháng đầu đời.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước xác khuẩn, nhất là trước khi ăn; sau khi chế biến thức ăn; trước khi chăm sóc trẻ và sau khi đi vệ sinh.
  • Giáo dục sức khỏe cho trẻ về cách lây lan của các bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn, virus.
  • Trong quá trình chăm sóc bé tại nhà, nếu bố mẹ thấy những biểu hiện như đau bụng, sốt cao, đau khi sờ nắn bụng, phân có máu, đau bụng dữ dội,... hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chữa trị kịp thời và cho uống thuốc phù hợp.
  • >> Xem thêm bài viết: Trẻ bị tiêu chảy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi

    5. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy ngay tại nhà

    Thông thường khi trẻ tiêu chảy nhẹ, bố mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý không nên dùng thuốc kê điều trị tiêu chảy ở người lớn cho trẻ em. Một số mẹo chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy ngay tại nhà có thể thực hiện như:

  • Đảm bảo bé luôn được uống nước đầy đủ.
  • Hạn chế thức ăn có thể gây tiêu chảy.
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi lần thay tã để tránh phát tán vi khuẩn trong nhà.
  • Khi bé bị tiêu chảy, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú sữa. Vì sữa mẹ có thể giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy và tăng tốc độ hồi phục cho bé.
  • Thay tã ngay cho bé sau khi đi tiêu, vì điều này giúp ngăn ngừa kích ứng và hăm tã. Sau đó, mẹ nên sử dụng nước thay vì lau khăn nhằm hạn chế kích ích da của bé.
  • Mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Vì bệnh tiêu chảy ở trẻ thường do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phân lỏng cũng là cách đào thải chất độc hiệu quả. Nhưng khi dùng thuốc này sẽ làm giảm nhu động ruột, làm cho phân không thải ra ngoài được, chất độc hại tích tụ lại trong ruột. Do đó, trẻ vẫn bị tiêu chảy nhưng không bài xuất ra ngoài được; có thể gây viêm ruột, chướng bụng, thậm chí làm thủng ruột và tử vong.
  • Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo 5 cách trị táo bón cho trẻ theo mẹo dân gian nhằm cải thiện đường ruột và hệ thống tiêu hóa ở bé. Những thông tin chia sẻ ở trên về trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì, cũng như cách phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy ngay tại nhà có thể giúp bố mẹ phần nào an tâm hơn trong chu trình chăm sóc bé. Bên cạnh đó, để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác mẹ cũng có thể truy cập ngay website của Huggies nhé!

    >> Xem thêm:

    Tiêu chảy cấp ở trẻ em: 6 nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ

    Bà bầu bị tiêu chảy: Nên ăn gì và có đáng lo?

    Cách chữa đau bụng tiêu chảy cho mẹ bầu

    EmptyView

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;