Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Hướng dẫn cách giặt và dùng bỉm vải cho bé đúng chuẩn

Bỉm vải (tã vải dán) được các mẹ bỉm hiện nay rất ưa chuộng bởi bỉm vải giặt được và có thể tái sử dụng nhiều lần, giúp tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ có biết, nếu không giặt bỉm vải đúng cách sẽ dễ khiến bé mắc các bệnh về da như trẻ bị hăm tã, bé bị nổi mẩn đỏ... vì làn da của trẻ rất nhạy cảm. Bài viết hôm nay, Huggies sẽ hướng dẫn các mẹ cách giặt bỉm vải đúng chuẩn để vừa có thể tái sử dụng nhiều lần, vừa an toàn cho làn da của bé.

>> Xem thêm:

Ưu điểm của bỉm vải giặt được

Bỉm vải có thể tái sử dụng được, giặt sạch và mặc lại, còn tã giấy thì chỉ dùng được 1 lần. Vì vậy, bỉm vải không tốn kém nhiều chi phí tuy nhiên phải giặt bỉm đúng cách để đảm bảo vệ sinh cho bé. Một số ưu điểm của bỉm vải:

  • Có thể giặt sạch và tái sử dụng được đến 1000 lần, giúp bố mẹ tiết kiệm chi phí không hề nhỏ.
  • Hầu hết các loại bỉm vải đều được làm chủ yếu từ vải cotton, không chứa các thành phần hóa học nên bảo vệ làn da của bé tốt hơn.
  • Sản phẩm có khả năng thấm hút tốt, thông thoáng sẽ giúp hạn chế tình trạng hăm da hay viêm da trẻ sơ sinh.
  • Bỉm vải có thiết kế đa dạng và nhiều mẫu mã, bố mẹ có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm phù hợp với bé.
  • Sử dụng bỉm vải sẽ góp phần bảo vệ môi trường hữu hiệu hơn, vì lượng rác thải ra bên ngoài rất ít.

>> Xem thêm:

Bỉm vải có thể giặt sạch và tái sử dụng được đến 1000 lần

Bỉm vải có thể giặt sạch và tái sử dụng được đến 1000 lần

Nhược điểm của bỉm vải giặt được

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, bỉm vải giặt được cũng có một số khuyết điểm mà các mẹ cần lưu ý như:

  • So với bỉm giấy, bỉm vải thường “lép vế" hơn ở độ thấm hút do hàng nút giữa hai đùi chưa được tăng giảm phù hợp. Khi bé hoạt động nhiều miếng lót sẽ bị xê dịch dẫn đến tình trạng tràn bỉm.
  • Một miếng bỉm vải chỉ có thể sử dụng trong vòng 2 - 4 tiếng. Vì thế, nếu mẹ không kịp thời thay tã sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn, gây ảnh hưởng không tốt tới da và vùng kín của bé.
  • Bỉm vải được thiết kế sử dụng nhiều lần nên mẹ cần phải tốn nhiều thời gian giặt giũ, phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải cẩn thận trong quá trình vệ sinh cũng như phơi khô để hạn chế những nguy cơ khiến da của bé bị kích ứng.

>> Tham khảo thêm:

Hướng dẫn mẹ cách giặt bỉm vải đúng chuẩn

Trong quá trình sử dụng bỉm vải giặt được, bố mẹ cần phải biết cách vệ sinh tã đúng cách để có thể bảo vệ làn da của bé và duy trì chất lượng của sản phẩm. Trước khi giặt bỉm vải cho bé, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn được ghi trên bao bì sản phẩm bởi mỗi nhãn hàng sẽ có cách chỉ dẫn giặt và bảo quản sản phẩm riêng. Nhìn chung quy trình giặt bỉm vải đúng chuẩn đều phải tuân theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Khi tã bị bẩn do bé ị, mẹ cần gạt bỏ phần cặn bã chất thải trên bỉm rồi dùng vòi xịt xả mạnh để làm trôi hết cặn bẩn vào bồn cầu.
  • Bước 2: Sau đó, mẹ hãy tháo miếng lót ra khỏi tã, cởi bỏ hết các nút để đảm bảo giặt sạch sẽ hơn.
  • Bước 3: Sau khi xử lý vết bẩn xong, mẹ có thể giặt chung bỉm vải với các loại quần áo khác bằng phương pháp giặt tay hoặc giặt máy đều được. Nếu giặt tay thì nên xả qua 3 - 4 lần nước sạch để đảm bảo không sót lại xà phòng trên vải. Trường hợp giặt máy thì nên lựa chọn chế độ giặt mềm và mức nước lớn nhất để có thể xả sạch hết nước giặt trên vải. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng các loại nước giặt, bột giặt cho người lớn vì chất tẩy rửa trong sản phẩm này có thể không phù hợp với da của bé, dễ gây kích ứng và nổi mẩn đỏ.
  • Bước 4: Sau khi giặt và vắt khô, mẹ mang bỉm vải và miếng lót đi phơi khô như quần áo thông thường. Nên chọn những nơi có ánh mặt trời, thoáng mát và nhiều gió để bỉm giúp bỉm được khô tự nhiên, diệt vi khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả. Nếu thời tiết mưa phùn, độ ẩm tăng cao thì mẹ nên sấy khô bỉm bằng máy thay vì phơi ngoài trời. Bởi vì độ ẩm không khí quá cao vừa làm đồ không khô, vừa tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển trên sợi vải.

>> Xem thêm:

Hướng dẫn giặt bỉm vải cho bé

Hướng dẫn giặt bỉm vải cho bé

Hướng dẫn cách mang bỉm vải cho bé

Dưới đây là cách mang bỉm vải giặt được cho bé mẹ có thể tham khảo để bé thoải mái hơn trong quá trình mang bỉm:

  • Bước 1: Đầu tiên mẹ cần luồn miếng lót tã vải vào khe ở giữa 2 lớp vải của quần bỉm vải. Mẹ lưu ý luồn miếng lót nằm giữa vỏ bỉm và không bị lệch qua phải, trái hoặc chạy về phía trước hay phần mông.
  • Bước 2: Mẹ vuốt nhẹ để bề mặt miếng lót và phần vỏ bỉm ngay ngắn, phẳng phiu.
  • Bước 3: Mẹ trải bỉm xuống bề mặt phẳng, sau đó đặt bé nằm lên bỉm và cố định bằng các nút gài ở phần thắt lưng lại.

>> Tham khảo thêm:

Cách mang bỉm vải cho bé

Cách mang bỉm vải cho bé

Một số lưu ý khi sử dụng bỉm vải để bảo vệ làn da bé

Một vài lưu ý mẹ cần nắm rõ khi sử dụng bỉm vải để bảo vệ làn da của bé:

  • Sau khi vừa mới mua bỉm mới về, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trước khi sử dụng bằng cách ngâm bỉm trong nước sạch khoảng 10 phút sau đó vắt ráo nước và phơi khô.
  • Khi sử dụng bỉm vải cho bé, mẹ cần điều chỉnh nút bấm sao cho bỉm ôm vừa vặn vào mông và đùi bé, không quá chặt để tránh vết hằn và cũng không quá lỏng để chất thải không bị rò ra ngoài.
  • Nên ưu tiên giặt bằng tay thay vì máy giặt, vì giặt máy có thể làm bỉm bị nhăn, gây khó chịu cho bé khi di chuyển hay trở mình.
  • Ban đêm mẹ có thể lồng thêm một miếng lót tã để tránh phải dậy nhiều lần thay bỉm.
  • Trong quá trình sử dụng, mẹ nên thay vỏ bỉm sau mỗi hai lần thay miếng lót để tránh mùi khó chịu và giúp bé không bị hăm da hay nổi mẩn.
  • Không nên dùng các loại thuốc tẩy mạnh như Javen và mẹ nên chọn nước giặt và nước xả vải dành riêng cho trẻ nhỏ.

Hy vọng, qua bài viết về ưu và nhược điểm của bỉm vải giặt đượcHuggies chia sẻ đã mang lại cho bố mẹ những thông tin hữu ích, giúp quá trình chăm sóc bé yêu trở nên đơn giản hơn. Nếu bạn muốn tham khảo thêm các dòng bỉm (tã) chất lượng hãy ghé thăm sản phẩm Huggies để biết thêm thông tin nhé!

>> Có thể mẹ quan tâm:

Nguồn tham khảo: https://www.bambinomio.com/blogs/eco/what-are-reusable-diapers-a-comprehensive-guide-for-parents

Câu hỏi thường gặp

Có nên dùng bỉm vải cho bé không?

Bỉm vải thường làm từ vải cotton mềm mại, êm mềm nên rất phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Tuy nhiên mẹ có thể lựa chọn sử dụng bỉm vải cho bé hay không tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia đình.

Nên dùng bỉm vải hay bỉm giấy?

Việc lựa chọn bỉm vải hay bỉm giấy cho bé còn tùy thuộc vào nhu cầu và kinh tế của gia đình. Bỉm vải thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí về lâu dài và an toàn cho da bé, nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để giặt giũ. Trong khi bỉm giấy tiện lợi, thấm hút tốt và phù hợp cho các bậc cha mẹ bận rộn, nhưng lại tốn kém hơn và không thân thiện với môi trường. Bố mẹ có thể linh hoạt kết hợp cả hai loại tùy theo từng trường hợp sử dụng.

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;