Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Mách mẹ cách chăm da trẻ sơ sinh bị khô da

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

Da trẻ sơ sinh bị khô nếu không được xử lý đúng có thể dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt da khó chịu. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng trong tình huống trẻ sơ sinh bị khô da. Mẹ cùng Huggies tìm hiểu nhé !

Tham khảo: Chăm sóc trẻ sơ sinh

Vì sao da trẻ sơ sinh bị khô?

Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, cục cưng luôn được bao phủ bởi một lớp màng màu vàng và hơi trơn, được gọi vernix caseosa. Lớp phủ này được xem như một loại “màng chắn” bảo vệ bé cưng khỏi sự nóng, lạnh cũng như sự tấn công của các vi khuẩn. Tuy nhiên, khi bé chào đời, lớp bảo vệ này sẽ bong dần, từ đó dẫn đến da trẻ sơ sinh bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, quần áo…

Sự thay đổi nhiệt độ làm mất cân bằng độ ẩm của da cũng có thể dẫn đến tình trạng da trẻ sơ sinh bị khô. Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị khô da do thời tiết thay đổi, nhưng mẹ chưa biết cách chăm sóc đúng làm da bé càng trở nên khô ráp hơn.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị mẩn đỏ

 Trẻ sơ sinh bị khô da

Mẹ chăm sóc, vệ sinh da không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân làm da trẻ sơ sinh bị khô

Mẹ có biết:

Với những trẻ sơ sinh có làn da khô, nếu mẹ không chăm sóc vùng da đóng tã cẩn thận thì sẽ xảy ra tình trạng bong tróc, nứt da gây khó chịu cho bé. Vì làn da bé sơ sinh vốn nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé.  Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da

Hầu hết các trường hợp da trẻ sơ sinh bị khô sẽ tự “lặn mất tăm”. Tuy nhiên, để giảm bớt sự khó chịu cho bé, cũng như tránh tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ có thể dùng dầu giữ ẩm, hoặc kem dưỡng ẩm giúp cải thiện độ ẩm trên da. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử một số cách sau đây:

Giảm số lần tắm bé:

  • Mẹ có biết bé sơ sinh không cần tắm mỗi ngày? Càng tắm nhiều cho bé, lớp dầu tự nhiên trên da sẽ càng nhanh mất đi, từ đó dẫn đến việc da bé bị khô hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ không nên tắm cho bé quá nhiều, khoảng 2-3 lần/ tuần là vừa đủ, và mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài 5 phút. Những ngày còn lại, mẹ chỉ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, hoặc những vùng da có nếp gấp như vùng bẹn, nách, nếp gấp tay, chân. (Tham khảo: Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh)

Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh:

  • Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Những loại sữa tắm của người lớn có chất tẩy rửa mạnh sẽ không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé sơ sinh. Mẹ cũng có thể thêm tinh dầu vào nước tắm cho bé, hoặc sử dụng dầu tắm dưỡng ẩm.

Tắm quá nhiều làm da bé dễ bị khô

Tắm quá nhiều làm da bé nhanh mất độ ẩm hơn

Dưỡng ẩm cho da:

  • Chăm sóc da khô tất nhiên sẽ không thể thiếu bước dưỡng ẩm. Sau khi tắm xong cho bé, mẹ có thể dùng một chiếc khăn bông mềm, nhẹ nhàng thấm nước trên da của bé. Lưu ý, không cọ sát mạnh để lau khô người cho bé. Hành động này chỉ làm tình trạng khô da ở bé trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho bé 1 lần sau khi tắm và thêm ít nhất 1 lần khác ở bất kỳ thời gian nào trong ngày. Dùng máy giữ ẩm không khí cũng giúp cải thiện tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Những lưu ý khác khi chăm sóc da bé sơ sinh bị khô

  • Không dùng nước quá nóng để tắm cho bé: Nước nóng cũng làm mất độ ẩm tự nhiên trên da bé. Với làn da mỏng manh của bé, mẹ nên dùng nước đã đun sôi để nguội pha với một ít nước nóng để tắm cho con, nhằm hạn chế thành phần clo có trong nước máy làm da bé bị khô.
  • Không nên dùng quạt sưởi để tắm cho trẻ, vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến da bé càng khô hơn.
  • Nên cho bé dùng dầu tắm hay kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng giữ nước cho da mà da vẫn thông thoáng. Lưu ý, khi dùng bất kỳ loại sản phẩm dưỡng da nào cho bé, kể cả tự nhiên hay nhân tạo, mẹ cũng cần theo dõi kỹ các dấu hiệu xảy ra sau đó. Hiện tượng nổi mẩn, da khô hơn, hay xuất hiện bọng nước là biểu hiện của dị ứng. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, mẹ nên ngưng ngay phương pháp đang sử dụng. Không nên dùng dầu tắm gội, dầu massage hay khăn giấy, giấy ướt có chứa mùi thơm. Những sản phẩm có chứa nước hoa, thuốc nhuộm, cồn và các hóa chất khác có nguy cơ gây kích thích mạnh đối với da bé sơ sinh bị khô.
  • Nên đảm bảo bé được cung cấp đủ chất lỏng. Cho bé bú mẹ thường xuyên giúp cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, làn da cũng sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn.
  • Nên giữ không khí trong phòng đủ độ ẩm. Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để một chậu nước ở góc phòng. Ngoài ra, nên để cửa sổ hơi hé nếu đang dùng máy lạnh để đảm bảo không khí trong phòng có đủ độ ẩm.
  • Theo What to expect, mẹ nên cho bé tắm lại sau khi bơi biển hoặc kể cả bơi ở các hồ nước ngọt nhân tạo, vì cả clo, muối và nắng hè đều có thể làm da bé khô hơn.
  • Nên cho bé đeo bao tay, tất (vớ) chân vào những ngày lạnh để bảo vệ làn da mong manh của con.

Da trẻ sơ sinh bị khô thường không phải là vấn đề nghiêm trọng, mẹ chỉ cần áp dụng những cách trên đây. Tuy nhiên, nếu da trẻ sơ sinh bị khô và xuất hiện những vết chàm đỏ, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay - đây có thể là dấu hiệu của bệnh chàm bội nhiễm.

 

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cho biết:

bac si

Không ít mẹ bỉm sữa hốt hoảng khi thấy da trẻ sơ sinh sau vài ngày về nhà bị bong tróc lan rộng. Đó là hiện tượng da trẻ bị khô, mất nước. Nhưng ba mẹ cũng không cần quá lo lắng, với những hướng dẫn cụ thể trên sẽ giúp cải thiện tình trạng mất nước của da trẻ. Đa số làn da trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng gì đâu nhé.

bac si

Tham khảo: Cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu thêm về Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng hoặc Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để chăm con tốt nhất nhé! 

>> Nguồn tham khảo:

>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggiestã dán Huggies size NBtã dán Huggies tràm trà size S

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;