Tất cả các chuyên mục
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Mẹ bầu 5 tháng thay đổi như thế nào? Thai nhi 5 tháng cần lưu ý gì?
Bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và thai nhi tháng thứ 6
Thai 7 tháng là bao nhiêu tuần? Lời khuyên dành cho mẹ
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Mang bầu 9 tháng 10 ngày là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Sự thay đổi của mẹ bầu 15 tuần
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu 16 tuần
Mẹ bầu 17 tuần: Sự thay đổi của mẹ, lời khuyên từ chuyên gia
Mẹ bầu 20 tuần: Những thay đổi ở mẹ, nên ăn gì, làm gì?
Tìm hiểu sự thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi được 21 tuần tuổi
Tìm hiểu những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 22 tuần
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không?

trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không thumb

Trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ chuẩn bị sinh hoặc vừa mới sinh con. Từ lâu, quấn khăn được biết đến như một phương pháp giúp trẻ sơ sinh, trẻ hay quấy khóc ngủ ngon hơn, hạn chế giật mình. Tuy nhiên, một số bà mẹ vẫn đang băn khoăn trường hợp trẻ sơ sinh không quấn khăn thì có vấn đề gì hay không. Bài viết sau đây, Huggies sẽ cùng mẹ tìm hiểu chi tiết.

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không?

Theo các bác sĩ nhi khoa, quấn khăn là một phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh giúp trấn an và mang lại cho trẻ cảm giác được bảo vệ như lúc còn ở trong bụng mẹ. Không chỉ vậy, quấn khăn còn giúp giảm tiếng ồn xung quanh, để hệ thần kinh trẻ yên tĩnh và phát triển tốt hơn. Đối với trẻ sơ sinh ngủ nhiều và không gặp các vấn đề về giấc ngủ, có thể ngủ ngon trong môi trường tiếng ồn thì mẹ không cần quấn khăn.

Cũng theo các bác sĩ, các mẹ chỉ nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ. Lúc trẻ thức, mẹ không nên quấn khăn gây cản trở hoạt động của tay, chân trẻ. Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết hoặc nhiệt độ phòng trẻ sơ sinh nóng, mẹ cũng không nên quấn chăn quá chặt, quá dày khiến trẻ sơ sinh bị sốt vì tăng thân nhiệt.

Như vậy, trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không? Câu trả lời là trẻ không quấn khăn cũng không sao. Mẹ chỉ nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh trong các trường hợp như trẻ đi ngủ, bé khó ngủ vì tiếng ồn, trẻ thường xuyên giật mình, trẻ thích được quấn chặt, thời tiết lạnh. Ngoài những trường hợp này hoặc trẻ không hợp tác với việc quấn khăn thì mẹ không cần thiết phải quấn khăn cho trẻ.

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không

Quấn khăn giúp trẻ sơ sinh cảm thấy an toàn, có cảm giác như ở trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)

Lợi ích khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh

Từ những chia sẻ trên, các mẹ đã tìm được giải đáp cho câu hỏi trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không. Quấn khăn cho trẻ sơ sinh không phải là phương pháp bắt buộc nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Dưới đây là những lợi ích khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết:

Giữ ấm cơ thể bé

Nhiệt độ trong bụng mẹ thường cao hơn nhiệt độ môi trường bên ngoài từ 0.5 - 1 độ C. Khi vừa mới ra đời, trẻ sơ sinh không thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài ngay lập tức. Nhiệt độ giảm thấp hơn nhiệt độ trong bụng mẹ một cách đột ngột rất dễ khiến trẻ bị lạnh. Vì thế, quấn khăn là cách để giữ ấm cơ thể trẻ, tránh tình trạng sốc nhiệt.

Xem thêm: TOP 6 bỉm tã cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi tốt cho làn da

Trẻ sơ sinh nên được quấn khăn để giữ ấm

Quấn khăn giữ ấm cơ thể trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Hạn chế trẻ bị giật mình

Giật mình là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh khi nghe thấy âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc bất ngờ chuyển động. Khi bị giật mình, trẻ có thể phản ứng bằng cách duỗi thẳng chân, giang rộng tay, bàn tay xòe ra, quấy khóc. Sau đó, trẻ sẽ thu đầu gối về phía ngực, co tay lại, nắm chặt bàn tay. Thông thường, phản xạ giật mình sẽ kéo dài đến khi trẻ 6 tháng tuổi.

Giật mình diễn ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ của trẻ. Vì thế, quấn khăn cho trẻ cũng là một trong những mẹo chữa trẻ khóc đêm giúp hạn chế tiếng ồn, hạn chế cử động của trẻ để tránh bị giật mình.

Giúp bé ngủ ngon giấc

Với trẻ sơ sinh, một giấc ngủ ngon và sâu là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Ngoài việc lựa chọn loại tã sơ sinh phù hợp cho bé, việc quấn khăn giúp hệ thần kinh của trẻ được yên tĩnh, mẹ cũng có thể kết hợp với nhạc ru bé ngủ, từ đó giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn. Hơn nữa, quấn khăn khi ngủ cũng giúp trẻ có cảm giác như ở trong bụng mẹ, được che chở, bảo vệ.

Trẻ ngủ ngon hơn khi được quấn khăn

Quấn khăn giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Tạo cho bé cảm giác an toàn, bao bọc

Khi mới chào đời, môi trường rộng lớn bên ngoài khiến trẻ chưa thể thích nghi kịp. Quấn khăn giúp trẻ có cảm giác được ôm ấp, bao bọc giống như lúc còn ở trong bụng mẹ. Cảm giác này rất quen thuộc với trẻ, giúp trẻ cảm thấy an toàn và an tâm hơn, ít quấy khóc, từ từ làm quen với thế giới bên ngoài.

Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO

Quấn khăn giúp trẻ có cảm giác được ôm ấp

Quấn khăn giúp trẻ có cảm giác an toàn hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Giảm nguy cơ đột tử

Một số trẻ sơ sinh biết lật từ rất sớm. Đặc biệt, lật sấp khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Trong khi đó, quấn khăn cho trẻ lại là phương pháp giúp trẻ giữ tư thế nằm ngửa khi ngủ. Điều này sẽ giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.

Nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh đến khi nào?

Từ những lợi ích của phương pháp quấn khăn cho trẻ sơ sinh, hầu hết các mẹ đều áp dụng cách này cho con ngay từ những ngày đầu chào đời. Tuy nhiên, đây không phải là điều bắt buộc mà phụ thuộc vào nhu cầu của trẻ cũng như các yếu tố khác ở bên ngoài. Vì thế, mẹ cần quan sát trẻ và lựa chọn thời điểm quấn khăn và tập bỏ khăn phù hợp.

Thời điểm quấn khăn

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh không nên thực hiện liên tục suốt cả ngày. Thay vào đó, mẹ chỉ cần quấn khăn khi trẻ chuẩn bị ngủ hoặc chuẩn bị đi ra ngoài vào ngày thời tiết chuyển mùa. Mẹ lưu ý không quấn khăn chặt khiến trẻ ngột ngạt, khó thở, cử động khó khăn. Những ngày thời tiết nóng bức, mẹ chỉ cần lựa chọn khăn quấn em bé mỏng là đủ.

 Nên quấn khăn cho trẻ đúng lúc

Không quấn khăn suốt cả ngày khiến trẻ khó cử động (Nguồn: Sưu tầm)

Thời điểm bỏ khăn

Mỗi trẻ sẽ có một thời điểm bỏ khăn khác nhau. Đa phần, từ trẻ 2 tháng tuổi trở về sau, trẻ không cần phải quấn khăn. Từ mốc thời gian này, trẻ bắt đầu hoạt động tay chân nhiều hơn và học lẫy nên mẹ cần để bé thoải mái. Tuy nhiên, một số trẻ 6 tháng tuổi mới bắt đầu bỏ khăn. Dù trẻ bỏ khăn ở thời điểm nào, mẹ không nên buộc trẻ phải bỏ thói quen này ngay mà hãy nới lỏng khăn từ từ để trẻ thích nghi dần.

 Tập cho bé bỏ quấn khăn

Mẹ nên nới lỏng khăn quấn dần và từ từ bỏ thói quen quấn khăn cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh không quấn khăn có sao không. Mỗi bé có một nhu cầu riêng nên các mẹ cần quan sát phản ứng của trẻ để biết có nên quấn khăn hay không. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lựa chọn thời điểm quấn khăn phù hợp để chăm sóc em bé khoa học, giúp trẻ phát triển tốt nhất về mọi mặt. Các mẹ hãy tiếp tục đồng hành cùng Huggies để học hỏi thêm nhiều kiến thức chăm sóc con nhé.

Xem thêm:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;