Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách, trẻ không bị sặc sữa

Cách cho bé bú mẹ

Các bà mẹ thường nghĩ cho con bú đúng cách là chuyện khá đơn giản, nhưng thực tế nó có thể không dễ dàng như bạn nghĩ. Đôi khi các bà mẹ cần vài ngày, hay thậm chí vài tuần hoặc vài tháng để có thể làm quen với việc cách cho bé bú đúng cách, thoải mái nhất. Đây cũng là một kỹ năng đòi hỏi bạn cần phải học và luyện tập nhiều lần đấy!

Tầm quan trọng của việc cho bé bú đúng cách

Cho con bú đúng cách không chỉ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho bé mà còn thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc mà chỉ mẹ mới có thể mang lại. Khi bé được cho bú đúng cách, nó tạo nên một liên kết đặc biệt giữa mẹ và con, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của bé.

Lợi ích đối với bé

Cho con bú đúng cách đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện của bé. Sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển của não bộ, xương khớp, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của bé. Các thành phần chống viêm và kháng khuẩn trong sữa mẹ giúp bảo vệ bé khỏi nhiễm khuẩn và bệnh tật, giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh.

Lợi ích đối với mẹ

Việc cho con bú đúng cách không chỉ tạo cơ hội gắn kết tình cảm mẹ và con mà còn giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt. Khi cho con bú, cơ tử cung của mẹ co bóp mạnh, giúp tăng tốc độ lấy lại hình dáng cơ bản sau sinh. Ngoài ra, việc cho con bú còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và bệnh tim, đồng thời giúp mẹ tiêu hao lượng calo dư thừa tích luỹ trong thai kỳ.

Vì sao nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất đối với sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ ra các lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ và khuyến nghị rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời. Sau đó, mẹ mới bắt đầu cho con ăn bổ sung và tiếp tục bú sữa mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi.

Sữa mẹ luôn duy trì nhiệt độ ổn định và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà bé cần như: đạm, sắt, chất béo, khoáng chất, đồng thời không có các thành phần protein lạ. Do đó, trẻ bú sữa mẹ thường dễ tiêu hóa, không bị táo bón và phân thải ra cũng không có mùi như các bé được nuôi bằng sữa bột.

Đồng thời, cho bé bú bằng sữa mẹ còn hạn chế nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh, giúp bé phòng ngừa các bệnh như: hen suyễn, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu chảy, viêm loét đại tràng, bệnh tim mạch lúc trưởng thành, béo phì,...

Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, việc cho con bú đúng cách bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn giúp bé lớn nhanh hơn, hạn chế còi xương, suy dinh dưỡng. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xương hàm và tốt cho sự phát triển của thị lực, hệ thần kinh, trí thông minh của bé.

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt nhất cho trẻ nhỏ mà còn mang đến nhiều lợi ích cho mẹ trên nhiều phương diện như: giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh; giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường loại II và bệnh loãng xương; tăng sức đề kháng, giảm cân; hỗ trợ tránh thai tự nhiên và sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh,... Do đó, trong thời gian này, mẹ cần cho con bú đúng cách để bé phát triển tốt nhất và dễ dàng cảm nhận được hơi ấm, tình yêu thương của mẹ.

Mẹ nên cho con bú đúng cách hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Mẹ nên cho con bú đúng cách hoàn toàn trong 6 tháng đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Bé bú sữa mẹ bao nhiêu lần một ngày là đúng và đủ

  • Dạ dày của bé sơ sinh có kích thước rất nhỏ, cỡ bằng một quả anh đào. Mỗi cữ bú, bé chỉ bú được khoảng 7ml sữa. Khi bé được 3 ngày tuổi, dạ dày bé lúc này có thể to bằng quả óc chó, giúp lượng sữa bé bú được nhiều hơn, từ 25 - 27 ml mỗi cữ bú. Đến mốc thời gian 7 ngày tuổi, dạ dày bé sẽ to bằng quả đào, lượng sữa mỗi cữ bú của bé là 45 - 60 ml mỗi cữ bú. Cứ như vậy, sau 2 tuần đầu tiên chào đời, bé sẽ bú được từ 60 - 100 ml mỗi cữ bú. Khi được 3 tháng tuổi, bé có thể bú được 120 - 210 ml mỗi cữ bú và có thể duy trì lượng này trong những tháng sắp tới.
  • Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng và cân nặng mà số lượng bú và lượng sữa của bé mỗi lần sẽ khác nhau và khác nhau tùy từng bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các bé nên bú mẹ 2 tiếng/lần, 3 tiếng/lần nếu bú sữa công thức.
  • Thời gian trung bình cho mỗi cữ bú của bé nên từ 20 - 30 phút, tương đương 10 - 15 phút mỗi bên cho một bầu ngực của mẹ. Trong khoảng 10 phút đầu, bé sẽ chỉ bú được nước, khoảng thời gian sau, bé mới bú được những chất dinh dưỡng cần thiết trong sữa mẹ. Càng lớn, thời gian này sẽ càng ngắn đi, bé chỉ cần 05 - 10 phút cho một bên ngực bú.
  • Tùy thuộc vào nhu cầu của bé mà mẹ có thể cân nhắc bé cần bú đêm hay không. Theo Today's Parents, ban đêm, cơ thể mẹ có thể sản xuất nhiều hormone prolactin hơn - Đây là hormones thúc sữa. Vì vậy, cho bé bú vào ban đêm có thể giúp duy trì sữa mẹ về đều đặn hơn. Tuy nhiên, việc cho bé bú đêm cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ của bé từ 10h tối - 3h sáng hôm sau, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Cách để cho con bú đúng cách và dấu hiệu bé bú thành công

  • Ôm em bé để con đối mặt với bạn, ngực bé áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti.
  • Bạn đừng nên quá kiểm soát khi nào thì cần cho bé bú mà hãy tin vào bản năng của bé, con sẽ đưa ra những dấu hiệu khi đói và cần bú mẹ.
  • Cởi bớt quần áo của bé khi cho con bú, tiếp xúc da giữa mẹ và bé có thể làm quá trình thuận lợi hơn.
  • Bạn có thể để con dùng bản năng tự tìm đến đầu ti, hay ôm mẹ đòi bú. Kỹ năng này đòi hỏi cả mẹ và bé đều phải ở trong tư thế thoải mái, bạn chỉ cần đỡ con trong khi bé bú.
  • Bạn có thể giúp con thoải mái hơn bằng cách nói chuyện, khuyến khích bé mở miệng rồi sau đó đưa đầu ti vào miệng con để bé bú. Hãy chú ý đừng để lưỡi bé cuốn vào trong mà phải nằm trên hàm dưới. Lúc này, đầu ti của bạn sẽ nằm trên lưỡi của bé, từ đó con có thể bú sữa thoải mái hơn.
  • Cằm con là nơi tiếp xúc đầu tiên với ngực của mẹ, chứ không phải là mặt.
  • Khi bạn ôm con vào lòng, hãy hướng đầu ti đến miệng của bé chứ đừng đẩy vào lưỡi con. Con có thể tự điều chỉnh để có thể bú mẹ một cách tốt nhất.
  • Hãy khuyến khích con đừng chỉ ngậm mỗi đầu ti mà hãy ngậm cả núm vú, cách này sẽ giúp con bú mẹ được nhiều hơn.

Tham khảo: Tư thế cho con bú

Bạn cho bé bú mẹ thành công là khi:

  • Bé bú đều và thoải mái.
  • Môi của bé không bị mút vào mà đặt trên quầng vú mẹ.
  • Bạn không cảm thấy đau đớn. Trong những ngày đầu bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, nhưng không phải là quá đau.
  • Phần hàm của bé di chuyển đều đặn, con cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
  • Có vài bé sẽ chóp chép miệng khi không được bú thoải mái, nhưng không phải bé nào cũng thế.
  • Má của bé không bị mút vào.

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Hướng dẫn mẹ cho con bú đúng cách và khoa học

  • Hãy giữ tâm trạng lạc quan, và tự tin rằng “Mình sẽ làm được!”
  • Được sự ủng hộ và động viên của các ông bố.
  • Khi bạn sinh thường và không gặp nhiều vấn đề khi sinh. Nếu bạn sinh thường, thì gần như ngay sau đó bạn có thể ngồi dậy và cho bé bú.
  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích các bà mẹ nên cho bé bú trong một giờ đồng hồ sau khi sinh.
  • Nếu bạn không thuận lợi lắm trong việc cho bé bú, đừng vội nản chí hay từ bỏ. Hãy thử lập lại từng bước một và cố gắng tìm ra cách thoải mái nhất cho cả mẹ và bé.
  • Nếu như các bà mẹ có vấn đề trong việc cho các bé bú, hãy coi đó như một động lực để cố gắng hơn!
  • Đừng nghĩ cho bé bú bình thì đơn giản hơn, hãy xem sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho con.
  • Sự hợp tác của các bé cũng là một nguyên nhân giúp trẻ bú mẹ thành công đấy.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc bé sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất

Cách để cho con bú đúng cách và dấu hiệu bé mẹ giúp bú thành công

Sự hợp tác của bé sẽ giúp mẹ cho bú dễ dàng hơn (Nguồn: Sưu tầm)

Cách cho con bú đúng tư thế để về sữa nhiều

Tư thế cho con bú đúng cách khi bế

Một trong các tư thế cho bé bú phổ biến và dễ dàng nhất là mẹ bế bé nằm ôm vào lòng, hai tay tạo thành vòng cung chắc chắn. Với tư thế này, mẹ cần thực hiện các động tác như sau:

  • Đặt đầu, lưng, mông của bé nằm trên một đường thẳng.
  • Đặt bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ, sao cho bụng mẹ và bé áp sát với nhau.
  • Mặt và mũi của bé đối diện với ngực mẹ.
  • Lưu ý: Mẹ không nên cho bé nằm ở tư thế ngửa, đầu nghiêng về phía ngực mẹ bởi điều này sẽ làm bé cảm thấy không thoải mái, về lâu dài có thể ảnh hưởng không tốt đến cổ của trẻ.

    Nâng đầu vú khi cho trẻ bú đúng cách

    Bên cạnh việc cho con bú đúng tư thế, mẹ cũng cần biết các kỹ thuật nâng đầu vú để hỗ trợ con bú được nhiều sữa nhất có thể. Cụ thể:

  • Đặt 4 ngón tay tựa vào bầu ngực phía dưới vú.
  • Dùng ngón tay trỏ nâng vú.
  • Ngón tay cái để trên vú.
  • Lưu ý: Mẹ cần thả lỏng các ngón tay, tránh để quá gần núm vú hay khum lại như gọng kìm bởi điều này có thể chặn dòng sữa chảy ra.

    Hướng dẫn tư thế mẹ giúp cho bé ngậm bắt vú đúng khớp

    Để bé ngậm bắt vú đúng khớp, tránh tình trạng bé bị sặc sữa, mẹ cần điều chỉnh tư thế và thực hiện theo các bước sau:

  • Bế bé áp vào người mẹ.
  • Để đầu bé hơi ngửa sao cho môi trên của bé có thể chạm vào núm vú.
  • Khi bé bắt đầu há miệng, mẹ đưa miệng của bé vào vú sao cho môi dưới ở dưới núm vú và hướng ra ngoài.
  • Lúc này, nếu miệng và lưỡi của bé không cọ xát vào da và núm vú thì được xem là tư thế ngậm bắt vú đúng khớp.

    Tư thế cho con bú đúng cách giúp sữa về nhiều

    Ngậm bắt vú đúng khớp giúp bé bú sữa mẹ dễ dàng mà không bị sặc (Nguồn: Sưu tầm)

    Những điểm mẹ cần ghi nhớ khi cho con bú

    • Sau khi bé chào đời, hãy cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt.
    • Đừng cho bé ngậm ti giả cho đến khi bé hoàn toàn quen với việc bú mẹ. Việc này có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần sau khi bé chào đời.
    • Đừng cho bé uống nước hay sữa ngoài mà hãy cho bé bú mẹ hoàn toàn. Vì bé bú mẹ càng thường xuyên thì bạn sẽ càng có nhiều sữa hơn.
    • Hãy luôn ở bên cạnh con có thể cho bé bú thường xuyên.
    • Thông thường bạn sẽ mất vài ngày để đợi “sữa về”. Nhưng đừng lo vì hãy cứ cho con bú mẹ vì ngực bạn sẽ sản sinh ra một lượng sữa non, rất tốt cho trẻ sơ sinh. Sữa non giàu năng lượng, dễ tiêu hóa và chứa nhiều chất đề kháng.

    Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

    Thông qua bài viết mà Huggies chia sẻ trên đây, hi vọng các mẹ đã nắm được việc cho con bú đúng cách như thế nào. Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi khi Cho con bú đang phân vân cần lời giải đáp, hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

    >> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm sinh thường cho các mẹ

    EmptyView

    Nguyễn Phước Mỹ Linh

    Avatar expert

    Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;