Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Mẹ uống thuốc khi cho con bú

Mẹ uống thuốc khi cho con bú

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Thông thường bác sĩ vẫn khuyên các bà mẹ đang cho con bú không nên uống thuốc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được như vậy, vì thỉnh thoảng các nguy cơ từ bệnh tật sẽ nặng nề hơn là nguy cơ ảnh hưởng em bé. Khi đó, bản thân người mẹ sẽ phải cần sự tư vấn của bác sĩ để cân nhắc việc dùng thuốc. Vậy mẹ uống thuốc có nên cho con bú?

Tham khảo: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Khi đến bác sĩ, bạn phải luôn nhớ thông báo việc mình đang cho con bú chứ đừng nghĩ rằng bác sĩ đương nhiên biết. Bạn là người bảo vệ tốt nhất cho bản thân bạn và bé. Khi mua thuốc ở nhà thuốc tây, bạn cũng nên kiểm tra lại cho chắc chắn là thuốc bạn mua dùng được cho người đang cho con bú. Tìm hiểu thông tin kỹ càng có thể mất thời gian nhưng bù lại là sự an toàn của bạn.

Bạn nên đọc kỹ những tờ giấy hướng dẫn sử dụng đi kèm với hộp thuốc. Chú ý các mục “Chống chỉ định” và “Sử dụng trong lúc có thai hoặc cho con bú”. Cũng như nên chú ý danh sách liên lạc ở cuối tờ giấy nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin.

Quan trọng nữa là nếu bạn cảm thấy thông tin đang có chưa đủ làm bạn yên tâm thì bạn khoan vội dùng thuốc.

Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa cho con bú

Mẹ bị ốm, có nên cho con bú?

Theo Health Service Executive, bạn cần xác định bạn đang mệt mỏi hay đang có triệu chứng bệnh. Nếu mệt mỏi do phải thức đêm hoặc chăm bé liên tục, bạn có thể dành thời gian để nghỉ ngơi bằng cách nhờ người thân trông trong gia đình chia sẻ công việc trông bé và tranh thủ chợp mắt lúc bé ngủ. 

Nếu đang xuất hiện triệu chứng ốm, bạn cũng đừng lo lắng vì cho bé bú sữa mẹ khi đang ốm nhìn chung là an toàn. Trong trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng, bạn có thể ngừng cho con bú và hãy liên hệ trực tiếp đến bác sĩ phụ trách của bạn.  

Đối với hầu hết các bệnh, việc tiếp tục cho con bú sẽ truyền các tế bào miễn dịch cho con, giúp con hoàn thiện hệ thống miễn dịch nhanh hơn. 

Thuốc sẽ qua sữa mẹ như thế nào?

Tuyến sữa được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu nhỏ. Các phân tử nhỏ từ thuốc vào máu, có thể đi xuyên qua thành mạch máu vào sữa mẹ. Các loại thuốc dễ tan trong mỡ thì dễ đi vào sữa mẹ với nồng độ cao hơn các thuốc khác.

Trong lúc cho con bú, sữa mẹ đóng vai trò vận chuyển các chất tương tự như vai trò nhau thai trong giai đoạn có mang. Khi người mẹ uống bất kì loại thuốc nào thì cũng có một lượng nhỏ sẽ vào sữa mẹ. Liều lượng chính xác thuốc vào sữa thì chưa biết được nhưng chúng ta có thể hiểu một lượng rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng em bé. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc được chia ra thành lượng vô cùng nhỏ nên không nguy hại đến em bé.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Góc chuyên gia Huggies giúp mẹ sáng tỏ đây

Tại sao em bé chịu ảnh hưởng của thuốc khác với người lớn?

Em bé và trẻ con thường nhỏ con và nhẹ kí hơn người lớn nhiều, do đó các bé đáp ứng với liều thuốc rất nhỏ so với người lớn. Ngoài ra sự phân bố thành phần cơ thể như mỡ, nước của trẻ con cũng khác biệt nhiều so với người lớn. Sự phát triển, tuổi tác và chức năng các cơ quan nội tạng đều ảnh hưởng đến các thuốc đưa vào cơ thể qua sữa mẹ.

Quan trọng hơn là chức năng gan của trẻ nhỏ thường chưa đủ trưởng thành để phân rã các loại thuốc như gan người lớn. Tương tự, thận của trẻ nhỏ cũng không thể bài tiết chất thải từ thuốc hiệu quả như người lớn. Việc này sẽ dẫn đến nồng độ thuốc cao lưu lại trong cơ thể bé một thời gian dài.

Tham khảo: Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Ảnh hưởng của thuốc khi mẹ cho con bú

  • Các thuốc an thần có thể làm các bé ngủ nhiều hoặc thay đổi mức độ tỉnh táo của bé. Thuốc này có thể làm ảnh hưởng việc ăn uống dẫn đến sụt cân.
  • Thuốc kháng sinh có thể làm các bé tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá hoặc nổi mẫn ở da.
  • Khi mẹ uống thuốc chống táo bón thì bé có thể bị tiêu lỏng, vặn mình, hăm tã và thay đổi cân nặng.
  • Nổi ban, ngứa và thay đổi hành vi cũng xảy ra với một số thuốc.
  • Một số thuốc có thể làm giảm lượng sữa mẹ khiến bé sụt cân.
  • Một số thuốc khác thì làm ảnh hưởng mùi và màu sữa mẹ nên bé bị lạ và không chịu bú.

Khi bắt đầu uống thuốc, bạn nên để ý hành vi và thái độ của bé. Mặc dù bạn cảm thấy khoẻ hơn sau khi uống thuốc, nhưng không có nghĩa là em bé cũng vậy.

Những điều mẹ nên biết

  • Nếu có thể thì nên hạn chế uống thuốc. Thỉnh thoảng có một số cách điều trị tại chỗ thay cho thuốc uống như thoa kem chẳng hạn.
  • Thuốc dùng được trong lúc mang thai không chắc chắn dùng được trong lúc cho con bú.
  • Cho bé bú trước khi bạn uống thuốc. Thuốc sẽ xuất hiện trong sữa mẹ khoảng 1-2 giờ sau khi uống.
  • Hỏi kỹ về thời gian bán huỷ của thuốc bạn sắp uống. Thuốc có thời gian bán huỷ ngắn và bài tiết nhanh qua cơ thể mẹ sẽ ít gây rủi ro cho bé hơn.
  • Đừng quá tin tưởng vào các loại thuốc “an toàn” hay “tự nhiên”, vì các loại này rất khó xác định nồng độ và liều lượng thuốc.
  • Rượu, chất kích thích, caffein và thuốc lá đều có thể vào sữa mẹ.
  • Nên lau sạch các loại thuốc thoa ngoài da quầng vú trước khi cho bé bú mẹ. Đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc.

Mẹ uống thuốc khi cho con bú

Có cần vắt sữa và bỏ đi khi đang dùng thuốc và cho con bú không?

Bạn có thể được khuyên nên vắt và bỏ sữa đi khi đang dùng một số loại thuốc có hại có thể truyền sang qua sữa mẹ. Vắt sữa và bỏ đi có nghĩa là sử dụng máy hút sữa để làm trống bầu vú của bạn và sau đó đổ sữa bạn thu được ra ngoài. Việc này được thực hiện khi bạn không thể hoặc không nên cho con uống sữa nhưng vẫn sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa và bắt đầu cho con bú trở lại sau này. 

Trong một số trường hợp, bạn có thể uống thuốc ngay sau khi cho con bú và cho bé bú lại ngay trước khi đến lúc dùng liều tiếp theo. Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem phương pháp này có an toàn cho con bạn không. Nếu bác sĩ khuyên bạn ngừng cho con bú trong khi dùng thuốc, hãy hỏi xem có loại thuốc thay thế nào an toàn cho bé không. 

Nếu bạn biết trước rằng bạn sẽ phải vắt sữa và bỏ đi, hãy cân nhắc việc vắt và trữ đông sữa từ trước, điều này sẽ giúp trẻ có đủ dự trữ trước khi bạn bắt đầu dùng thuốc. 

Làm thế nào khi bé bị dị ứng thuốc?

Nếu bạn uống thuốc khi cho con bú, hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có các triệu chứng bất thường không. 

  • Nếu thấy bé có những triệu chứng bất thường, hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa ngay. Đây là cách để hạn chế những rủi ro lâu dài về sức khỏe.
  • Không nên cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào để điều trị những dấu hiệu bất thường nếu bạn vẫn chưa biết rõ về tình trạng của bé. Việc sử dụng thuốc vào lúc này không những không có lợi mà có thể gây ra những điều không tốt cho sức khỏe của bé. 

Sức khỏe và sự an toàn của bé phải là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, hãy hết sức thận trọng với những loại thuốc mà bạn dùng trong giai đoạn cho con bú nhé. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Các loại thuốc đều có thể vào sữa mẹ.
  • Bạn nên nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn trước khi dùng thuốc.
  • Một số thuốc bán rộng rãi không cần toa bác sĩ không có nghĩa là an toàn. 
  • Thời điểm uống thuốc tốt nhất là ngay trước khi cho con bú. 
  • Nhiều vitamin và chất khoáng an toàn cũng chỉ nên uống theo chỉ định, không nên tự ý uống dư. 
  • Lưu ý tránh uống thuốc chung với rượu. 
  • Chỉ nên uống thuốc kê toa cho bạn, đúng liều, đúng thời điểm và đúng cách dùng. 
  • Luôn kiểm tra thời hạn sử dụng và cách lưu trữ thuốc. 
  • Lưu ý với các loại thuốc vỉ có thể bị giả mạo. Nếu bạn không đọc được rõ tên và liều thuốc thì bạn không nên uống. 
  • Thuốc nên cất trên cao, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Nếu cất trong giỏ thì cần cẩn thận các bé. 
  • Không tự ý ngưng thuốc. 
  • Nếu có ai muốn cho con bạn bú dùm hoặc dùng sữa mẹ từ người khác, bạn nên kiểm tra nguồn sữa mẹ đó có dùng thuốc gì không. Cho các bé uống sữa mẹ từ người khác có rất nhiều nguy cơ về vệ sinh cũng như bệnh tật cần kiểm tra. 
  • Cần được tư vấn bác sĩ, dược sĩ, y tá…khi mẹ uống thuốc khi cho con bú

Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

https://www2.hse.ie/wellbeing/child-health/taking-medication-while-breastfeeding.html

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;