MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Quấn khăn cho bé sơ sinh có lợi ích gì?
- Biết cách quấn khăn cho bé giúp mẹ như thế nào?
- Mẹ nên dùng chất liệu khăn nào để quấn bé?
- Thời gian nào thích hợp nhất cho bé quấn khăn?
- Hướng dẫn các cách quấn khăn cho bé sơ sinh khi ngủ, mùa hè, khi ra ngoài
- Lưu ý quan trọng khi quấn khăn cho bé
- Nguy hiểm khi mẹ không biết cách quấn khăn cho bé
- Không quấn khăn cho bé có được không?
- Khi nào thì ngưng quấn khăn?
- Làm thế nào để bé quen với việc ngưng quấn khăn?
Quấn khăn hay quấn chũn cho bé sơ sinh là một phương pháp lâu đời vẫn còn thông dụng đến nay. Biện pháp này giúp trấn an và làm dịu bé cưng của bạn. Vậy có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không? Cách quấn khăn cho bé sơ sinh mẹ đã biết? Cùng Huggies giải đáp trong bài viết sau mẹ nhé!
>> Xem thêm:
- Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ?
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới nhất]
Quấn khăn cho bé sơ sinh có lợi ích gì?
Tại sao trẻ hay vặn mình? Quấn khăn cho trẻ mới lọt lòng giúp giảm giật mình hay phản xạ Moro. Đây là phản xạ nguyên thuỷ mà bé không tự điều khiển được. Nếu không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng thì trẻ dễ bị giật mình gây thức giấc, ngủ không trọn giấc, hay vặn mình và quấn khăn cho bé sẽ giảm được tình trạng này. Không chỉ vậy, biết cách quấn khăn cho bé còn có những lợi ích sau:
- Giữ ấm cho bé: Khi ở trong bụng, thân nhiệt của bé sẽ luôn cao hơn của mẹ khoảng từ 0.5 – 1 độ. Sau khi sinh nhiệt độ đột ngột thay đổi, nó giảm xuống so với trong bụng mẹ nên sẽ làm bé bị lạnh. Việc quấn khăn sẽ đảm bảo bé được giữ ấm và không bị sốc nhiệt.
- Bảo vệ mặt và mắt bé: Quấn chũn hoặc quấn khăn giảm thiểu đáng kể nguy cơ trong khi ngủ tay của bé vô tình cào trúng mặt, trúng mắt và tổn thương da. Vì lúc trẻ sơ sinh đang lớn, làn da bé vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương, xước.
- Giúp bé nằm ngửa: Khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, mẹ sẽ an tâm khi có thể loại trừ nguy cơ SIDS (Hội chứng tử vong sơ sinh đột ngột) - căn nguyên do khi ngủ, trẻ nằm sấp khiến cho cơ chế của thần kinh, tim phổi gặp vấn đề. Nếu phát hiện quá muộn, nằm sấp sẽ dẫn đến ngừng thở kéo dài và tử vong.
- Tạo cảm giác an toàn: Quấn khăn còn giúp xoa dịu và trấn an bé. Các bé đã quen với tình trạng có áp lực và cọ xát khi còn trong tử cung. Quấn khăn sẽ làm bé cảm thấy an toàn, như vẫn đang được bảo vệ trong tổ kén bao bọc ở trong bụng mẹ.
- Giấc ngủ sâu và chất lượng hơn: Quấn khăn sẽ giúp bé ngủ ngon và lâu hơn, giảm số lần thức giấc cũng như thời gian khóc của bé. Biết cách quấn khăn cho bé khi ngủ sẽ tránh được vô số lý do làm bé giật mình, từ đó chất lượng giấc ngủ cũng tăng.
>> Xem thêm:Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình: Nguyên nhân và cách khắc phục
Lợi ích khi biết cách quấn khăn cho bé sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh
Quấn khăn hạn chế chuyển động của em bé và giúp tay chân trẻ co lại giống tư thế trong bụng mẹ, có thể giúp xoa dịu trẻ sơ sinh. Đây là lý do tại sao quấn khăn được thực hành trên khắp thế giới như một cách phổ biến để làm dịu và tạo cảm giác an toàn cho trẻ sơ sinh.
>> Tham khảo:Tại sao bé ngủ hay giật mình? Cách xử lý hiệu quả
Biết cách quấn khăn cho bé giúp mẹ như thế nào?
Đầu tiên, đặc biệt với những người mẹ lần đầu có con, quấn khăn cho bé giúp mẹ dễ dàng bế con hơn, ví dụ như khi cho con bú, mà không sợ lóng ngóng khi tay chân con quẫy đạp. Hơn nữa là khi quấn khăn bọc con, các mẹ cũng không quá lo lắng rằng móng tay hay các vật khác vô tình cào, cọ làm xước da bé.
Khi chuyển bé từ người này qua người khác cũng dễ dàng và yên tâm hơn. Đồng thời giúp giữ người bé thẳng nhất là khi các bé sơ sinh chưa kiểm soát được cổ.
Quấn khăn cũng giúp cho mẹ điều chỉnh nhiệt độ môi trường dần dần để con làm quen hơn. Nếu quá lạnh hay quá nóng thì bạn vẫn có thể cân nhắc về lớp khăn quấn hoặc chất liệu nhưng vẫn giúp con không sốc nhiệt đột ngột.
Quấn khăn cho bé giúp mẹ dễ dàng bế con hơn, và nhiều lợi ích khác (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo:Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ thật ngon giấc
Mẹ nên dùng chất liệu khăn nào để quấn bé?
Chất liệu của khăn quấn là yếu tố quyết định đến sự thoải mái của bé trong suốt quá trình quấn khăn. Theo kinh nghiệm của các mẹ bỉm sữa, chất liệu an toàn và mềm mại, có độ mềm, đủ mỏng và thoáng khí cũng như co giãn tốt sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Mẹ nên dùng loại vải 100% cotton hoặc muslin. Bạn có thể mua loại may sẵn hoặc về tự may. Khăn quấn bé nên hình vuông hơn là hình chữ nhật để không bị giới hạn diện tích dùng. Bạn có thể mua các loại khăn quấn được thiết kế như chiếc phong thư rất tiện dụng và chắc chắn.
>> Xem thêm:Bé bị hăm tã nổi mụn có nguy hiểm không? Cách xử lý nhanh chóng
Cotton 100% hoặc Muslin là chất liệu lý tưởng cho khăn quấn trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Khả năng thấm hút cũng là yếu tố đáng cân nhắc cho chất liệu của khăn quấn. Một phần là thời gian quấn khăn sẽ không ngắn, khăn có khả năng thấm hút tốt hạn chế được việc bé bị bí, hăm da và nóng. Đừng thử dùng các loại vải dày hay chăn để quấn bé. Những loại vải này quá dày có thể làm bé bị nóng và có nguy cơ che phủ mặt bé. Càng không nên chọn các loại vải có mặt thô, cứng, giòn vì nó có thể gây tổn thương đến làn da nhạy cảm, non nớt của trẻ sơ sinh.
Đặc biệt là với làn da trẻ sơ sinh, khả năng thấm hút mồ hôi giúp bé vượt qua rất nhiều trở ngại trong chịu nóng. Dù vậy, không chỉ khăn có khả năng thấm hút tốt mà tã em bé cũng là một yếu tố quan trọng. Huggies Skin Perfect là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Nature Made đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Trong giai đoạn sơ sinh, mỗi ngày bạn có thể phải dùng đến vài chiếc khăn quấn như vậy cho nhiều mục đích khác nhau như là che chắn khi cho bé bú chẳng hạn. Cũng có rất nhiều bé thích ôm khăn khi ngủ, rất nhiều công dụng tiện lợi phải không nào?
>> Tham khảo: Cách quấn tã nhanh cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn, bé ngủ ngon
Thời gian nào thích hợp nhất cho bé quấn khăn?
Ba mẹ nên biết rằng không phải khi nào quấn khăn hay ngừng quấn cũng được, việc này còn tùy thuộc từng giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, nhận lời khuyên và tư vấn của các bác sĩ của bé cũng là điều nên làm. Ngoài việc biết cách quấn khăn cho bé, xem xét các mốc thời gian cho việc này cũng đáng lưu ý:
- Bắt đầu quấn khăn khi nào? Thời gian bắt đầu tập quấn khăn cho cả người bé có thể là từ sau khi ra đời đến 2-3 tháng sau. Tiếp theo, dần dần mẹ chuyển sang quấn khăn từ eo xuống dưới để bé tự do vận động và phát triển các cơ quan linh hoạt hơn.
- Kết thúc quấn khăn khi nào? Từ sau 6 tháng tuổi là mẹ có thể bỏ việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn các cách quấn khăn cho bé sơ sinh khi ngủ, mùa hè, khi ra ngoài
Cách quấn khăn cho bé nằm nghiêng kiểu vòng tay mẹ
Quấn khăn kiểu vòng tay mẹ giúp bé nằm trong chiếc ổ, cho những bé không thích nằm kiểu tổ kén và bé sẽ nằm nghiêng
- Bước 1: Chuẩn bị khăn quấn trẻ sơ sinh hình chữ nhật
- Bước 2: Cuộn chéo khăn theo chiều dài để tạo thành một cuốn dài hình tròn
- Bước 3: Mẹ đặt bé nằm nghiêng sang bên phải, từ từ quấn khăn quanh bé từ chân lên đầu. Khi đó, một đầu khăn quấn vòng xuống dưới phía cổ của bé còn đầu kia vòng trên đầu.
Kết quả của kiểu quấn này là khăn sẽ bọc quanh người bé như vòng tay mẹ đang ôm.
>> Xem thêm: Trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ: Nguyên nhân, cách xử lý
Cách quấn khăn theo kiểu vòng tay mẹ ôm con (Nguồn: Sưu tầm)
Cách quấn khăn để mẹ cho bé bú
Biết cách quấn khăn cho bé để bú mẹ sẽ giúp tránh được những tình huống ngại ngùng khi bé đòi bú ở ngoài đường. Quấn khăn để mẹ cho bé bú vẫn giữ được sự riêng tư cho mẹ và giải quyết vấn đề no say của bé:
- Bước 1: Chuẩn bị một khăn choàng to có thể trùm được bé
- Bước 2: Mẹ dùng phần quai đeo cổ ở độ dài sao cho khi bế bé mẹ vẫn có thể quan sát phía dưới để nhìn thấy và tiện lợi cho bé bú.
- Bước 3: Sau đó, mẹ đeo quai khăn choàng vào cổ và bế bé ở tư thế quen thuộc thuận lợi nhất rồi dùng khăn choàng trùm lên người bé ở phía ngoài là hoàn thành.
Cách quấn khăn cho bé ngủ ngon, không giật mình
Sau đây là một trong nhiều cách quấn bé sơ sinh khi ngủ:
- Trải khăn ra trên mặt bàn hay giường sao cho khăn trải hình vuông.
- Đặt bé nằm ngửa vào phần phía trên tấm trải.
- Đảm bảo tay bé để 2 bên người và thoải mái. Không cần ép bé thẳng tay. Bạn nên nhớ cánh tay sẽ giúp bé cảm giác an toàn nên đừng cứng nhắc quá.
- Xếp 1 góc của tấm khăn dọc xuống dưới, qua vai và bụng bé. Luồn góc này vào dưới mông bé để giữ chặt lại. Không cần kéo căng tấm trải nhưng ráng giữ nó thẳng và đủ thoải mái cho bé.
- Bên đối diện làm tương tự rồi chèn góc khăn vào dưới phần khăn bên kia.
- Phủ phần dưới tấm trải lên tới vai bé, gấp về phía sau lưng.
>> Xem thêm: 7 mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc xuyên đêm, không vặn mình
Hướng dẫn các cách quấn khăn cho bé mẹ nên biết (Nguồn: Sưu tầm)
Cách quấn khăn cho bé khi đi ra ngoài
Khi ra ngoài, bạn có thể sử dụng nhộng chũn hoặc túi ngủ cho bé sơ sinh. Bởi nó sẽ tiện lợi, chắc chắn và thẩm mỹ hơn. Cách sử dụng túi ngủ cho bé sơ sinh khá đơn giản:
- Bước 1: Mở khóa kéo/ nút của túi ngủ
- Bước 2: Đặt bé nằm vào
- Bước 3: Kéo khóa/ cài nút lại
Nếu các mẹ thích tự quấn bằng khăn trùm mà không sử dụng túi ngủ có sẵn, các mẹ có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khăn hình vuông và trải theo dạng hình thoi.
- Bước 2: Mẹ gấp 1 góc phía trên vừa đủ và đặt bé nằm lên sao cho phần cổ và lưng của bé nằm trên nếp gấp.
- Bước 3: Mẹ xếp hai tay của bé để xuôi theo cơ thể 1 cách tự nhiên, tiếp theo gập phần đầu của khăn chéo qua để che vai và bụng bé. Phần vải thừa mẹ lòng qua mông bé để cố định khăn.
- Bước 4: Bên còn lại mẹ cũng xếp tương tự và quấn phần dưới cuối cùng lên phủ vai bé rồi cố định ở sau lưng là đã hoàn thành.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo không và bố mẹ cần làm gì
Các bước quấn khăn quen thuộc cho bé ra ngoài, đi ngủ (Nguồn: Sưu tầm)
Cách quấn khăn cho bé trong khi tắm
Mẹ biết cách quấn khăn cho bé trong lúc tắm sẽ bảo vệ làn da và giữ ấm cho bé tuyệt đối:
- Bước 1: Chuẩn bị khăn tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh
- Bước 2: Sau khi cởi quần áo cho bé, mẹ dùng khăn quấn nhẹ từ 2 bên cho đến khi hết mép khăn bọc quanh người bé
- Bước 3: Mẹ đặt bé vào chậu hoặc bồng trên tay tắm, mở từng phần khăn để vệ sinh, tắm và lau người lần lượt. Sau khi xong phần nào thì quấn khăn lại và chuyển sang vùng tiếp theo một cách từ tốn.
Cách quấn khăn có mũ cho bé sơ sinh sau khi tắm
Thường thì một đứa trẻ sẽ rất vui khi trong bồn tắm, được xoa dịu bởi làn nước ấm, nhưng khi bạn nhấc đứa trẻ ra ngoài không khí lạnh, mọi thứ sẽ trở nên rối loạn. Một cách để mang lại tất cả sự thoải mái dễ chịu của một chiếc khăn quấn tắm có mũ cho bé.
Đơn giản chỉ cần làm theo bốn bước sau để nâng niu em bé của mình trong sự thoải mái êm dịu sau khi ngâm mình nhẹ nhàng.
Cách quấn khăn cho trẻ sau khi tắm (Nguồn: Sưu tầm)
- Bước 1: Đặt khăn tắm xuống một mặt phẳng với mũ trùm ở trên cùng và cả hai dây đai hướng ra ngoài. Tiếp đó, đặt em bé vào giữa khăn tắm với phần đầu được đặt vào bên trong mũ trùm đầu.
- Bước 2: Gấp phần dưới của khăn tắm lên và lên trên bàn chân của bé.
- Bước 3: Đặt cánh tay trái của bé hơi cong ở khuỷu tay bằng phẳng so với cơ thể của bé. Lấy mặt trái của khăn tắm và quấn ngang ngực bé. Đảm bảo cánh tay được cố định chắc chắn dưới lớp vải.
- Bước 4: Cuối cùng, đặt cánh tay phải của bé hơi cong ở khuỷu tay so với cơ thể. Lấy mặt phải của khăn tắm và quấn ngang ngực của bé. Sau đó buộc các dây đai lại để đảm bảo chắc chắn chiếc khăn quấn trong bồn tắm.
>> Xem thêm: 10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh
Cách quấn tã bằng khăn cho bé
Cách quấn khăn kiểu tã này cho ra đời một dáng quấn như tã khổ lớn chéo ngang người bé:
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị khăn quấn kiểu tã cỡ lớn hình vuông đặt trên giường và gấp một góc xuống dưới sao cho bé nằm lên thì mông sẽ ở nếp gấp.
- Bước 2: Mẹ bắt đầu quấn tã từ trái sang phải, tay trái bé để dọc sát người cho đến khi cơ thể được khăn tã che kín. Phân mép tã còn dư mẹ quấn vào dưới lưng ở phía bên phải của bé.
- Bước 3: Sau đó, mẹ quấn tiếp mép tã ở dưới chân bé, kéo nhẹ sang bên phải sao cho che kín chân. Tiếp đó mẹ cố định phần khăn tã thừa vào vị trí lưng và mông ở nếp gấp bước 1.
- Bước 4: Thực hiện tương tự như vậy với phần tã ở phía bên phải và cố định nó ở dưới lưng bên trái còn lại là xong.
Các bước quấn khăn tã cho bé sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý quan trọng khi quấn khăn cho bé
Sau khi quấn khăn xong, ba mẹ cũng cần chú ý những điểm sau để an toàn và không làm bé khó chịu khi quấn khăn:
- Đảm bảo khăn che đầu hay mặt bé. Không để khăn quấn cổ quá chặt sẽ khiến bé ngạt thở, khó thở.
- Quan sát con bạn có thoải mái hay không. Sự liên kết giữa bạn và con luôn quan trọng hơn là cố gắng xử lý tình huống theo một chỉ dẫn nào đó.
>> Xem thêm: Tạo mối dây liên hệ với trẻ sơ sinh
- Tránh dùng nhiều khăn cùng lúc vì bé có thể bị nóng. Bé có thể chỉ cần mặc tã rồi quấn khăn hoặc mặc thêm một bộ đồ là đủ.
- Không quấn khăn trong thời tiết quá nóng, sẽ khiến bé không thoát được mồ hôi hoặc nóng đến mất ngủ. Nếu muốn quấn khăn, mẹ nên chọn loại khăn thoáng khí tốt, thấm hút mồ hôi tốt và bật điều hòa phù hợp cho nhiệt độ.
- Tránh quấn chũn cho bé quá chặt. Bé vẫn cần đủ không gian để thở và cử động trong tấm khăn.
- Nếu bé thích để tay tự do thì đừng ép bé nằm trong khăn. Các bé phải tự học cách trấn an và điều chỉnh cảm xúc của mình. Nhiều bé thích để tay tự do để bú tay chẳng hạn.
- Đảm bảo chân bé vẫn cử động thoải mái được, hông bé cũng cử động được. Nếu bị quấn trong tư thế ép chân thẳng bé có khả năng bị kém phát triển phần hông.
- Không bao giờ quấn bé ở tư thế nằm sấp cả. Đảm bảo sau khi quấn bé và đặt vào nôi, bé phải ở tư thế nằm ngửa.
- Chỉ cần quấn khăn khi bé ngủ. Còn khi bé thức cứ để bé tự do.
- Khi ngủ chung giường với mẹ thì không cần quấn khăn. Sẽ khó cho bé cử động, phản ứng nếu mẹ nằm đè lên bé hoặc chăn của mẹ che mặt bé.
- Không quấn khăn liên tục 24 giờ vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển khớp háng, hông và xương chân của trẻ.
Ba mẹ cần lưu ý khi quấn khăn cho trẻ an toàn, thoải mái (Nguồn: Sưu tầm)
Nguy hiểm khi mẹ không biết cách quấn khăn cho bé
Quấn khăn cho bé mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên, nếu mẹ quấn khăn không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến những tiềm tàng đến sức khỏe và sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương: Khi mẹ quấn sai cách và còn quấn quá chặt, nguy cơ bé bị loạn sản xương hông, trật hoặc sai khớp. Trong thời gian dài quấn khăn sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh sau này mắc các bệnh về khớp, xương cao hơn những trẻ khác.
- Trẻ sơ sinh viêm phổi: Khi quấn khăn sẽ giúp trẻ giữ ấm và tăng nhiệt độ so với bên ngoài. Đồng thời, nếu không chú ý và thường xuyên lau người, quấn khăn sẽ làm nóng và chảy mồ hôi, sau đó mồ hôi thấm ngược lại vào cơ thể làm trẻ lạnh và ho. Do đó, quấn khăn sai cách sẽ tăng nguy cơ viêm phổi và đường hô hấp của trẻ.
Viêm phổi và không phát triển về xương là nguy hiểm tiềm tàng khi không biết cách quấn khăn (Nguồn: Sưu tầm)
Không quấn khăn cho bé có được không?
Quấn khăn có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhưng không phải trẻ sơ sinh nào cũng phù hợp với việc quấn khăn. Vậy quấn khăn cho trẻ sơ sinh có bắt buộc không?
Một số bé sơ sinh cảm thấy ngột ngạt, cố gắng tỏ ra “chống đối" việc quấn khăn của cha mẹ bất cứ lúc nào có thể. Theo Whattoexpect, nếu việc quấn khăn làm cho trẻ khó chịu, thì ba mẹ không cần thiết phải quấn khăn cho bé.
Trước khi “đầu hàng" với việc quấn khăn cho bé, bạn có thể thử một số cách cho bé tập quen dần:
- Thử để tay bé ra khỏi khăn quấn, nếu bé có vẻ muốn dang tay ra.
- Thử các loại khăn quấn khác nhau để tìm ra loại khăn mà bé thích nhất.
- Thử các loại khăn quấn có miếng dán sẵn, các loại kén có dây kéo hoặc túi nhộng chũn.
Sau khi đã thử qua hết các cách giúp bé cảm thấy tự do hơn, cả về cử động tay chân, nhưng việc quấn khăn cũng không hề dễ chịu hơn? Hãy thoải mái bỏ qua giai đoạn quấn khăn này, không cần ép nếu bé không thích.
Khi nào thì ngưng quấn khăn?
Không có thời gian cụ thể khi nào thì nên ngừng quấn khăn cho bé. Mỗi bé phát triển khác nhau và sẽ tự học cách xoay trở tự nhiên. Một số chuyên gia cho rằng ba mẹ nên ngừng quấn khăn cho bé từ 2 tháng trở đi nhưng cũng có người cho là 6 tháng.
Quấn khăn cả người chỉ phù hợp với bé 0 - 3 tháng tuổi. Còn từ 3 - 6 tháng tuổi thì các bé chỉ thích quấn từ eo trở xuống. Quấn khăn là cách hiệu quả để giữ yên bé khi nằm ngửa và nó giúp khuyến khích bé tập nằm ngửa nhiều hơn. Lúc 3-4 tháng tuổi tuy bé đã biết lật nhưng việc quấn khăn vẫn còn có ích khi giữ tư thế nằm ngửa lúc ngủ.
Thời điểm ngưng quấn khăn thường sau 6 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Việc quấn khăn để giúp bé ngủ tốt rất thông dụng. Các bé có thể quẫy đạp rối tung chiếc khăn và chỉ ngừng cho đến khi được quấn khăn trở lại hoặc bạn nên sắm một chiếc khăn lớn hơn cho bé rồi đó.
Làm thế nào để bé quen với việc ngưng quấn khăn?
Quấn chũn cho bé trong một thời gian dài, bạn cho rằng đó là một phần giấc ngủ của bé, và bạn lo lắng rằng việc quấn khăn có thể khiến bé ngủ chập chờn, không yên giấc?
Thực tế, tất cả trẻ sơ sinh đều rất dễ dàng thích nghi với việc ngủ mà không cần quấn khăn. Nhưng nếu bạn vẫn còn lăn tăn và muốn ngừng việc quấn khăn mỗi đêm một cách chậm rãi, bạn có thể thử:
- Cho một tay của bé ra khỏi khăn quấn.
- Sau vài đêm, cho cả hai tay của bé ra khỏi khăn quấn.
- Một vài đêm sau đó, ngừng sử dụng chăn quấn hoàn toàn.
Ba mẹ tham khảo các thói quen giúp bé quen với việc ngưng quấn khăn (Nguồn: Sưu tầm)
Hoặc bạn có thể đổi khăn quấn thành những túi nhộng chũn. Những loại khăn hay túi thay thế này chắc chắn, không dễ bung ra khi con bạn trở mình hoặc cử động lúc đang ngủ. Tuy nhiên, em bé sẽ dần phát triển lớn hơn, di chuyển nhiều hơn nên các dòng túi ngủ này sẽ không còn phù hợp với kích thước và độ an toàn cho bé nữa.
Ngoài ra, bạn có rất nhiều công cụ hữu ích xung quanh để giúp bé ngủ ngon hơn:
- Tạo thói quen cho bé như tắm - cho ăn - đung đưa - hát ru hoặc kể chuyện, giúp con thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ.
- Tạo không khí nhẹ nhàng bằng cách làm mờ đèn, nói nhỏ, mở tiếng ồn trắng.
- Mát-xa cho bé nhẹ nhàng.
Quấn khăn là một chiến lược ngủ thông minh cho trẻ sơ sinh. Nhưng khi con bạn được khoảng 2 tháng tuổi và luôn cố gắng cuộn hoặc đạp tung chiếc khăn quấn của mình, hãy suy nghĩ đến việc ngưng quấn khăn, bạn nhé!
Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bố mẹ thông tin hữu ích về cách sử dụng khăn quấn bé sơ sinh trong mục Chăm sóc bé. Nếu bố mẹ còn có thắc mắc thì hãy gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp ngay nhé!
>> Tham khảo: https://www.pampers.com/en-us/baby/sleep/article/how-to-swaddle-a-baby
Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:
tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum