MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?
- Vì sao trẻ sơ sinh ngủ chập chờn, không sâu giấc?
- Nếu bé không chịu đi ngủ - Bố mẹ cần làm gì?
- Một số lưu ý về giấc ngủ của bé sơ sinh
- Cách giúp bé sơ sinh khó ngủ thành ngủ ngon và sâu giấc
- Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
- Các câu hỏi thường gặp về vấn đề trẻ sơ sinh không chịu ngủ
Giấc ngủ vô cùng quan trọng trong những tháng đầu đời của bé, giúp con phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh khó ngủ, trẻ sơ sinh ngủ ít hoặc ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy nguyên nhân nào khiến bé sơ sinh khó ngủ và cách khắc phục?
>> Xem thêm bài viết:
- Mách mẹ các mẹo dỗ trẻ khóc đêm theo dân gian
- 9 Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày và Cách xử lý
Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?
Thông thường trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào cả ngày đêm và chỉ thức dậy khi đói để bú (khoảng 2 - 3 giờ/lần). Vì bé chưa phân biệt được ngày đêm nên có thể ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm (khoảng 8 - 9 giờ ban ngày và 8 giờ vào ban đêm).
Đối với trẻ 3 tháng tuổi hoặc có cân nặng khoảng 6kg thì sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 - 8 giờ) mà không thức giấc như lúc mới sinh. Khi đó, bố mẹ không cần đánh thức bé dậy cho bú nhưng không nên để trẻ ngủ quá 3 giờ mà không cho bú.
Với các trường hợp đặc biệt như sinh non tháng, trào ngược dạ dày thực quản hay nhẹ cân, bố mẹ cần phải cho trẻ sơ sinh bú thường xuyên hơn.
Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia làm nhiều giai đoạn giống như người lớn và tùy vào từng giai đoạn mà bé có thể nằm yên hoặc có những cử động. Đối với trẻ sơ sinh thường có hai loại giấc ngủ đó là giấc ngủ nhanh (REM - Cử động mắt nhanh) và giấc ngủ chậm (Non-REM - Không cử động mắt nhanh).
Giấc ngủ nhanh: Là giấc ngủ nông nên bé sẽ nằm mơ và mắt cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ này chiếm khoảng ½ thời gian ngủ của bé trong ngày, do đó dù trẻ ngủ tới 16 giờ/ngày nhưng chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ.
Giấc ngủ chậm: Được chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Buồn ngủ - Mí mắt sụp xuống hoặc chớp liên tục, có thể ngủ gà ngủ gật.
- Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ - Cử động, giật mình hoặc vặn mình.
- Giai đoạn 3: Ngủ sâu - Nằm im lặng và không cử động.
- Giai đoạn 4: Trẻ ngủ rất sâu - Im lặng và không cử động.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ diễn biến tuần tự theo 4 giai đoạn, sau đó quay lại giai đoạn 2 rồi chuyển sang giấc ngủ nhanh. Tại sao trẻ hay vặn mình? Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh thường bị giật mình, vặn mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ ngắn và bé sẽ khó ngủ trở lại.
>> Xem thêm bài viết:Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ?
Mẹ có biết:
Tã, bỉm cũng là một sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Bởi nếu tã thấm hút không tốt và hay tràn thì sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Nature Made đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Vì sao trẻ sơ sinh ngủ chập chờn, không sâu giấc?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi
Ba nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng trẻ sơ sinh 0 - 3 tháng tuổi ít ngủ, ngủ không sâu giấc là:
- Trẻ không chịu nằm ngửa: trẻ sơ sinh thường cảm thấy an toàn khi ngủ với tư thế nằm sấp, đó là lý do khiến trẻ quấy khóc, khó chịu khi được bố mẹ đặt nằm ngửa lúc ngủ. Tuy nhiên, việc nằm sấp khi ngủ của trẻ lại liên quan đến tỷ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) rất cao. Do đó, các chuyên gia, bác sĩ khuyên bố mẹ nên và luôn đặt bé nằm ngửa khi cho trẻ ngủ. Nếu trẻ không chịu và hay quấy khóc, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra thể chất.
- Trẻ ngủ gần hết thời gian ban ngày: do trẻ đã ngủ cả ngày, nên ban đêm trẻ sẽ khó ngủ, thậm chí không ngủ. Mẹ đừng lo lắng nhé, các thói quen về đêm của trẻ sẽ tự được điều chỉnh khi trẻ dần quen với môi trường xung quanh. Hoặc mẹ có thể giúp trẻ phân biệt ngày và đêm bằng cách giới hạn giờ ngủ ban ngày còn 3 giờ, luôn giữ phòng của trẻ tối khi vào đêm.
- Mẹ cho trẻ bú đêm khuya: trẻ sơ sinh 0 - 3 tháng tuổi vẫn cần bú sữa mẹ khoảng 1 - 2 lần trong đêm. Vì bị thức giấc sau mỗi lần bú nên khiến trẻ khó vào giấc lại được. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về tần suất bé bú đêm của trẻ để tìm ra giải pháp thích hợp khắc phục tình trạng này.
>> Tham khảo thêm:Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình: Nguyên nhân và cách cải thiện
Trẻ sơ sinh ngủ chập chờn không sâu giấc một phần nguyên nhân đến từ việc trẻ ngủ gần hết thời gian ban ngày (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi
12 - 16 giờ là tổng số thời gian trẻ 4 tháng tuổi nên ngủ trong ngày. Mẹ có thể dành 3 - 6 giờ để chia thành 2 - 3 giấc ngủ ngắn ban ngày và 9 - 11 giờ cho ban đêm. Còn đối với trẻ 5 tháng tuổi, ngủ từ 10 - 11 tiếng vào đêm sẽ là tiêu chuẩn. Nhưng vẫn có một số nguyên nhân khiến trẻ ở giai đoạn này ít ngủ, ngủ không sâu giấc:
- Tình trạng hồi quy giấc ngủ ở trẻ sơ sinh: 4 tháng - em bé hay buồn ngủ trước đây giờ đã không chịu ngủ. Đây là chứng thoái triển giấc ngủ mà nhiều trẻ sơ sinh sẽ gặp phải trong 4 tháng, sau đó lặp lại 6, 8, 10, 12 tháng hoặc bất cứ lúc nào. Lúc này, em bé sẽ thấy cuộc sống bên ngoài có quá nhiều thứ mới mẻ, hấp dẫn để vui chơi, khám phá nên thường không chịu ngủ. Mẹ hãy hát ru, âu yếm, kể chuyện,... cho bé, đảm bảo giấc ngủ ban ngày của bé để bù lại giấc đêm đã mất. Đừng quá lo lắng các mẹ nhé, khi con đã dần thích nghi với sự phát triển mới, giấc ngủ sẽ trở lại như ban đầu.
- Thói quen ngủ trưa của trẻ bị thay đổi: trẻ càng lớn càng ít ngủ trưa. Nếu trẻ đang hài lòng với giờ giấc ngủ mà mẹ đưa ra, mẹ hãy tiếp tục duy trì. Nhưng nếu trẻ ngủ ít hơn, quấy khóc, đêm khó ngủ,... Hãy cho bé ngủ trưa vì bé đang quá mệt mỏi.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh thở khò khè và hay vặn mình nguy hiểm không?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên
Khi trẻ 6 tháng tuổi, trẻ nên ngủ từ 10 - 11 giờ mỗi đêm và 2 - 3 giấc vào ban ngày. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên hoàn toàn có khả năng ngủ suốt đêm, nhưng lại có một số nguyên nhân khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn như:
- Trẻ không thể tự chìm vào giấc ngủ: mẹ hãy lên lịch bú cho bé 30 phút trước giấc ngủ. Sau khi bú xong, trẻ sẽ dần cảm thấy buồn ngủ, lúc này hãy đưa bé nằm vào nôi. Một điều chắc chắn là trẻ sẽ quấy khóc và không chịu nằm. Tuy nhiên, mẹ hãy ra khỏi phòng, tắt đèn, trẻ sẽ tự làm dịu bản thân lại bằng cách mút ngón tay, núm vú giả rồi sau đó lăn sâu vào giấc ngủ.
- Trẻ hay bú đêm: 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ không cần bú đêm nữa. Mẹ nên cắt giảm giờ ăn đêm này của bé và bổ sung vào ban ngày.
- Trẻ thức dậy sớm: trẻ sơ sinh thường thức giấc rất sớm. Có một số mẹo để giúp trẻ dậy trễ hơn mẹ có thể áp dụng như: cho trẻ ngủ muộn, điều chỉnh lịch ngủ trưa của con,....
- Trẻ bắt đầu mọc răng: đau khi mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ quấy khóc vào đêm. Hãy vỗ về bé, hát ru,... rồi rời phòng để cho bé tự ổn định lại mẹ nhé. Nếu trẻ bị đau nướu vào đêm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau cho trẻ.
Ngoài ra, bé cũng có thể bị khó ngủ vì mắc các bệnh lý như trẻ sơ sinh bị bón, trẻ đi ngoài ra nước vàng, bé bị nổi mẩn đỏ, trẻ bị sôi bụng, bé bị rôm sảy hoặc trẻ bị nghẹt mũi. Những bệnh lý này khiến bé khó chịu nhưng vì chưa đủ khả năng bộc lộ bằng lời nói nên bé thường quấy khóc, không chịu ngủ.
>>Tham khảo thêm:Trẻ hay khóc đêm: Vì sao và lời khuyên dành cho mẹ
Huggies mời mẹ tham khảo thêm các cách tập cho bé ngủ riêng theo hướng dẫn của chuyên gia trong video sau
Nếu bé không chịu đi ngủ - Bố mẹ cần làm gì?
Mặc dù ngủ là một hoạt động rất tự nhiên và thuộc về bản năng, nhiều em bé vẫn ngủ không tốt lắm. Bé thường cần sự giúp đỡ của bố mẹ để học cách thiếp ngủ và sau đó tiếp tục ngủ trong đủ giấc. Những em bé được nghỉ ngơi tốt, nhờ ngủ và thức đúng giờ, thường sẽ dễ chăm sóc hơn.
Chăm sóc trẻ khó ngủ hay nhiều ngày không chịu ngủ sẽ khiến bạn kiệt sức. Mỗi em bé có nhu cầu riêng đặc biệt đối với giấc ngủ. Rất khó để so sánh con bạn với những đứa bé khác và việc cho bé ngủ là một chủ đề chung khi các bố mẹ trò chuyện. Hãy nhớ rằng tính cách, thể trạng và tuổi sẽ đóng vai trò lớn trong thói quen ngủ của bé.
- Bố mẹ có thể giúp trẻ tạo thói quen đi ngủ đúng giờ và không nên bế, lắc hay sử dụng bình sữa, núm vú giả để ru bé ngủ. Mặc dù các phương pháp này có tác dụng hiệu quả nhưng có thể trẻ sẽ phụ thuộc vào việc đưa vào giấc ngủ thay vì tự ngủ. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ, mẹ hãy thử để bé khóc trong khoảng thời gian dài, bắt đầu từ 5 phút rồi tăng lên 10 phút,... Sau mỗi khoảng thời gian, có thể dành 2 - 3 phút trấn an bé bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng và vỗ về trẻ.
- Nên cho trẻ ngủ ít vào ban ngày nhằm đảm bảo giấc ngủ ban đêm cho bé.
- Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bú sữa thì mẹ có thể massage cho trẻ sơ sinh và hát ru cho trẻ. Thói quen đi ngủ đúng giờ của bé sẽ được hình thành nếu bố mẹ lặp đi lặp lại hành động này mỗi ngày. Như vậy, trẻ sẽ biết được rằng đã đến giờ đi ngủ khi cảm nhận được những hành động mà bạn làm.
Để bé không bị giật mình tỉnh giấc, mẹ có thể sử dụng cách dỗ trẻ ngủ như ôm, vỗ về lưng tới khi trẻ ngủ say thì đặt xuống giường. Hoặc bố mẹ có thể hát ru những bài nhạc ru bé ngủ giúp bé ngủ ngon hơn. Bố mẹ nên hạn chế các tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. - Bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ giúp ngăn ngừa hormone melatonin (Hormone điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ). Khi bé ngủ, mẹ nên tắt bớt đèn để giúp trẻ phân biệt được ban ngày và ban đêm.
>> Tham khảo thêm:Massage cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà mẹ nên biết
Bố mẹ có thể hát ru và massage cho trẻ sơ sinh để giúp bé ngủ ngon hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý về giấc ngủ của bé sơ sinh
Các kiểu ngủ của trẻ sơ sinh rất khác nhau, mặc dù nhìn chung các bé cần phải ngủ từ 9-18 tiếng trong một ngày. Khi lớn lên, bé sẽ ngủ ít đi và thích được thức lâu hơn. Khi sáu tháng tuổi, nhiều em bé sẽ ngủ suốt đêm.
- Trẻ sơ sinh có thể sẽ ngủ nhiều hơn trong một số ngày. Giấc ngủ của bé là một quá trình có sự thay đổi liên tục và bị ảnh hưởng bởi sự phát triển và lớn lên của bé.
- Trẻ nhỏ cần bố mẹ giúp điều chỉnh cảm xúc và cần cảm giác an toàn và được bảo vệ. Chúng thích được ủ chăn hay quấn tã, ôm ấp hay đu đưa nhẹ để ngủ.
- Trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi có thể dần dần học các kỹ năng để tự ổn định sau khi được đáp ứng tất cả mọi nhu cầu. Bé cũng có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm mà không đánh thức bố mẹ dậy.
- Giấc ngủ của bé không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của bạn. Phản ứng của bạn đối với giấc ngủ của bé sẽ ảnh hưởng đến việc làm sao để bé bình tĩnh và học cách đi vào giấc ngủ.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải thích thời gian ngủ theo tuổi của bé như sau:
Bé từ 1-4 tuần tuổi ngủ từ 15.5 – 16.5 tiếng mỗi ngày, bao gồm 9 tiếng ngủ ban đêm.
Đối với bé từ 3-18 tháng, tổng số giờ ngủ mỗi ngày giảm dần từ 15 đến 13.5 tiếng, với thời gian ngủ vào ban đêm tăng dần từ 10 đến 11.5 tiếng.
Trẻ từ 2 tới 18 tuổi, tổng số giờ ngủ mỗi ngày giảm dần từ 13 đến 8 tiếng vào bạn đêm, với 1-2 tiếng ngủ ban ngày.
>> Tham khảo thêm:Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị có sao không? cách xử lý
Có một số lưu ý về giấc ngủ của bé sơ sinh mà bố mẹ cần ghi nhớ (Nguồn: Sưu tầm)
Cách giúp bé sơ sinh khó ngủ thành ngủ ngon và sâu giấc
Một em bé không ngủ thường sẽ trở nên mệt mỏi và khiến bố mẹ thấy khó khăn với việc chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu của bé. Điều đó cho thấy chúng ta không nên đánh giá thấp tác động của việc bé không chịu ngủ có thể gây ra khó khăn đối gia đình, bố mẹ có thể trở nên nản lòng và ngột ngạt khi họ không được nghỉ ngơi. Dưới đây là một số cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngon:
- Khi bé quấy khóc liên tục khiến bạn không thể làm được việc gì sẽ khiến bạn kiệt sức. Hãy nhờ người thân, họ hàng, bạn bè tin cậy hay hàng xóm để có được những lời khuyên và sự giúp đỡ.
- Nhận thức được rằng bạn cũng có nhu cầu riêng của mình. Đây là lý do xác đáng để bạn đôi khi thoát khỏi việc chăm con để dành thời gian cho riêng mình.
- Một sự thay đổi đột ngột trong hành vi ngủ của bé có thể là một dấu hiệu của bệnh tật. Hãy nhận biết các triệu chứng ở sự thay đổi về sức khỏe của bé. Tin tưởng vào phán đoán riêng của bạn bởi bạn hiểu con mình hơn ai khác.
- Mẹ nên kiểm tra và tạo môi trường thoải mái, nhẹ nhàng nhất cho bé. Mẹ có thể bắt đầu với việc dùng tấm chăn mềm hơn, làm phòng bé tối hơn, cắt bỏ mác quần áo, kiểm tra xem bé có nóng quá không,...
- Mẹ cho bé tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời như cho bé đi dạo buổi sáng, ở nơi có ánh nắng chiếu vào. Tạo cho bé thói quen liên hệ giữa hoạt động ban ngày với ánh nắng mặt trời và việc nghỉ ngơi liên quan đến bóng tối.
- Mẹ nên cho con bú trước giờ ngủ một chút, thay tã và đặt bé vào giường hay nôi khi bé còn thức.
- Chọn cho bé thời điểm ngủ trưa thích hợp khi bé dưới 1 tuổi. Đó là lúc trẻ ngáp và mắt sụp xuống. Hãy cho bé đi ngủ ngay lúc đó.
- Nếu cho bé ngủ riêng, đừng bỏ rơi bé hoàn toàn và ngay lập tức, hãy từ từ giảm bớt thời gian ở bên cạnh bé mỗi đêm. Lưu ý là không để bé ngủ một mình cho đến khi bé được 6 tháng tuổi mẹ nhé.
- Nếu bạn cảm thấy quá lo lắng về việc con mình thiếu ngủ, hãy tìm lời khuyên từ chuyên gia y tế của bạn.
>> Tham khảo thêm: Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh? Cách tắm nắng đúng cho bé
Khi cho bé ngủ riêng, đừng vội đi ngay mà mẹ nên giảm bớt thời gian ở bên bé mỗi đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Dưới đây là một số mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm theo cách dân gian mà Huggies muốn chia sẻ với các ông bố bà mẹ bỉm sữa
- Cho trẻ nằm gối làm từ lá đinh lăng: đinh lăng là một loại cây thảo dược sẽ giúp cho giấc ngủ của bé ngon và sâu hơn.
- Đặt một con dao cùn ở đầu giường: đây là cách ông bà xưa hay dùng để xua đuổi tà khí cho bé ngủ ngon. Cách này thường được áp dụng cho trẻ hay giật mình trong lúc ngủ.
- Để vỏ cam, chanh, quýt trong phòng ngủ của bé: tinh dầu từ các loại vỏ này sẽ giúp lưu thông máu, thư giãn, bé dễ đi vào giấc ngủ.
- Treo tỏi ở đầu giường bé ngủ: đây là một mẹo dân gian cũng giúp xua đuổi tà ma khi bé ngủ.
- Treo cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé: dâu tằm tươi là loại cây có thể xua đuổi tà khí khi bé ngủ theo quan niệm xưa. Để giấc ngủ của bé được ngon và trọn vẹn, ba mẹ có thể treo một cành dâu tằm tươi trong phòng ngủ của bé.
>> Tham khảo thêm:Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt và cách điều trị
Các câu hỏi thường gặp về vấn đề trẻ sơ sinh không chịu ngủ
Trẻ sơ sinh thức liền 5 tiếng có sao không?
Thông thường trẻ sơ sinh chỉ thức từ 1,5 - 3 tiếng sau đó sẽ lăn vào giấc ngủ. Nếu bé thức liền 5 tiếng và tình trạng này diễn ra thường xuyên, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và tìm ra giải pháp khắc phục.
Trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ là do đâu?
Nếu mẹ cho bé bú xong mà con vẫn chưa chịu ngủ, thì mẹ cần phải xem là bé đã bú đủ hay chưa. Hay bé đang muốn bú tiếp mà mẹ lại dừng. Trẻ sơ sinh phát triển mỗi ngày nên kích thước dạ dày cũng sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Do đó, lượng sữa bú cũng sẽ có sự thay đổi theo thời gian.
Trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ - Nguyên nhân do đâu?
Ngáp là phản xạ tự nhiên của cơ thể đưa nhiều oxy tới não hơn và xảy ra khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, đói,... Một số lý do có thể khiến trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ có thể nhắc đến như:
- Trẻ bị thiếu sắt.
- Trẻ mắc bệnh tim.
- Trẻ bị béo phì.
- Giấc ngủ của trẻ bị rối loạn
Trẻ sơ sinh khó ngủ thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi. Thông qua bài viết mà Huggies chia sẻ trên đây, hi vọng các mẹ hiểu được nguyên nhân con khó ngủ và có cách giúp bé ngủ ngon rồi nhé! Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm về chuyên mục Giấc ngủ của bé tại Huggies hoặc đặt câu hỏi tại Góc chuyên gia.
>> Xem thêm:
- 10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh
- Có nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước?
- Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ bé nhanh khỏi
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S
Nguồn tham khảo: https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/preventing-sleep-concerns-babies-0-6-months