MỤC LỤC BÀI VIẾT
Vậy là tiệc mừng đầy tháng của con cũng diễn ra! Tròn một tháng được bên cạnh và chăm sóc cục cưng nhà mình, mẹ cảm thấy thế nào? Bé sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ thay đổi như thế nào? Mời mẹ cùng tìm đọc thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn chọn loại bỉm nào tốt cho bé, an toàn, thấm hút hiệu quả
- 9 Cách trị hăm tã ở trẻ em mà mẹ nên biết
- Cách sử dụng miếng lót sơ sinh an toàn cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Hoạt động chính của bé sơ sinh 1 tháng tuổi vẫn ngủ liên tục cả ngày. Bé có thể thức ngắn để bú và chơi đùa, giao tiếp với mẹ.
Bú
Bé một tháng tuổi cần được bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 tiếng. Nếu bé bú sữa mẹ thì số lần bú có thể lên đến 12 lần. Mẹ không nên cố kiểm soát số lần cho con bú mà hãy để bé tự quyết định thời gian và số lần bú. Ngoại trừ trường hợp bé không khỏe hoặc chậm lớn, bé có khả năng tự điều chỉnh khi nào cần bú và bú bao nhiêu thì đủ.
Mẹ cũng nên phối hợp hút sữa nhằm kích sữa và bổ sung nhiều nước, chất dinh dưỡng vào chế độ dinh dưỡng của mình để duy trì nguồn sữa dồi dào cho con.
>> Tham khảo thêm:Hướng dẫn mẹ cho bé bú đúng cách, không bị sặc
Ngủ
Trẻ một tháng tuổi, phần lớn thời gian con dành cho việc ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giấc ngủ giúp chuyển hóa năng lượng tế bào, giúp cơ thể phát triển hoàn thiện.
Hãy chú ý đến những dấu hiệu bé tỏ ra buồn ngủ. Sự hưng phấn vì có một thành viên bé bỏng trong nhà sẽ dẫn đến những chăm sóc thái quá dành cho bé. Điều này có thể làm bé mệt mỏi. Thậm chí từ những ngày đầu tiên, mẹ hãy chú ý đến chuyện đặt bé vào trong nôi khi bé tỏ ra mệt mỏi, hơn là đợi cho đến lúc bé chìm vào giấc ngủ. Hầu hết trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ lại ngủ ngay sau khi bú và giấc ngủ có thể rất ngắn.
Trẻ ngủ ngon cần phải có một môi trường yên tĩnh, nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, được bú no và đặc biệt tã của trẻ phải luôn sạch sẽ khô thoáng. Vì thế, khi lựa chọn bỉm tã cho trẻ sơ sinh, mẹ cần phải tìm hiểu các loại tã dán có khả năng thấm hút tốt, mềm mại và thoáng khí tốt, học khóa tràn 3 chiều với vách chống tràn sau và hộc chống tràn sau như tã dán Lọt Lòng Huggies Bọc Kén Con tằm 360 vậy đó. Đây là tã Sơ sinh duy nhất có thiết kế độc đáo, đáp ứng mọi “yêu cầu”, mang đến cho con sự bảo bọc êm mềm nhất từ ngày đầu đỏ hỏn.
Làm theo những hướng dẫn của SIDS mỗi khi mẹ đặt bé vào trong nôi.
>> Tham khảo thêm:Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ?
Mẹ có biết:
Để bé có giấc ngủ ngon và sâu thì tã, bỉm cũng đóng một phần rất quan trọng trong từng giấc ngủ của bé. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.
Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!
Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Nature Made đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.
Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)
Giao tiếp
Mẹ có thể thấy những nụ cười đầu tiên khi bé khi được một tháng tuổi nhưng đó dường như là những phản xạ hơn là một cử chỉ đáp lời. Khi trẻ 6 tuần tuổi, bé của mẹ bắt đầu thật sự cười với mẹ. Nhiều trẻ phát triển hành vi thể hiện sự đau bụng và cảm nhận được phổi của chúng khi được một tháng tuổi. Điều này có thể làm các bậc phụ huynh ngạc nhiên khi vẫn nghĩ rằng em bé của họ vẫn còn thụ động và chưa thể thể hiện cảm xúc.
Khóc vẫn là cách giao tiếp chính của trẻ trong giai đoạn này. Tiếng khóc của bé đem lại nhiều mệt mỏi và cả lo lắng cho cả bố mẹ và bé. Việc tìm ra cách dỗ cho bé nín khóc có thể hiệu nghiệm ở thời điểm này nhưng lại không thích hợp trong những lúc khác. Vì vậy mẹ cần sáng tạo ra những cách dỗ dành mới và trải nghiệm. Mẹ bên nhớ không có gì là đúng hay sai miễn là có thể làm dịu cơn khóc của bé. Hầu hết bé sẽ nín khóc khi cảm nhận được sự dịu dàng, vỗ về, âu yếm của mẹ.
>> Xem thêm:
Các cột mốc phát triển
Ở giai đoạn này, bé 1 tháng tuổi của mẹ đã bắt đầu nhận biết mọi thứ xung quanh được nhiều hơn. Bé đã có thể:
- Quan sát sự vật bằng mắt và dõi theo khi chúng di chuyển. Bé sẽ bắt đầu chăm chú quan sát các hành động cử chỉ của mẹ.
- Tìm kiếm khuôn mặt mẹ và tập giao tiếp bằng mắt. Bé được cho là có thể tìm kiếm khuôn mặt bố mẹ.
- Lắng nghe giọng nói và xoay đầu về hướng phát ra giọng nói từ những người quen thuộc
Những kinh nghiệm giao tiếp đầu tiên với mẹ và mọi người trong giai đoạn này sẽ giúp não bé phát triển, cũng như nhận biết về thế giới xung quanh và các tác nhân kích thích khác.
>> Tham khảo: Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
Sự phát triển thể chất
Khi được một tháng tuổi, bé sẽ cân nặng hơn lúc mới sinh nhiều. Hầu hết trẻ sơ sinh tăng gấp đôi cân nặng sau khi sinh hai tuần. Trong giai đoạn này trẻ tăng trung bình 150-200 gram/tuần. Nếu bé của mẹ không tăng cân và không có dấu hiệu phát triển thể chất mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn thêm.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh khuyên rằng:
Để trẻ phát triển khỏe mạnh, ngoài bú mẹ, mẹ cần bổ sung vitamin D cho trẻ theo nhu cầu 400ui/ giọt mỗi ngày vào buổi sáng.
>> Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới nhất]
Giữ cho bé khỏe mạnh về thể chất
Trẻ 1 tháng tuổi, trẻ 2 tháng tuổi bị ho là điều thường thấy, nguyên nhân do vi rút cảm cúm, sốt không bỏ qua bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, được một tháng tuổi cũng là lúc bé phải được tiêm ngừa, vì vậy hãy tìm hiểu thông tin và địa điểm cho việc này. Hầu hết chính quyền cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí và thông báo rộng rãi các chương trình tiêm chủng trên các phương tiện truyền thông. Ngoài ra mẹ cũng có thể đến gặp bác sĩ gia đình để nhờ tư vấn thêm.
Giảm tối thiểu việc bé của mẹ tiếp xúc với người mang bệnh. Luôn ý thức hạn chế mọi khả năng bé tiếp xúc với nguồn lây nhiễm mặc dù mẹ không thể hoàn toàn cách ly bé với thế giới bên ngoài.
Rửa tay là cách để kiểm soát sự lây nhiễm cũng như giảm thiểu sự truyền nhiễm. Mẹ nên rửa và lau khô tay sau khi thay tã và trước mỗi lần cho bé ăn.
>> Tham khảo thêm:
- Nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào là tốt nhất?
- Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị ho?
Giữ cho bé an toàn
Hãy tập thói quen đóng cửa cũi trước khi mẹ đi làm chuyện khác, vì đây là một thói quen tốt nên được tập dần mặc dù phải vài tháng nữa bé mới có thể lăn, lật được. Tương tự, hãy luôn giữ bé khi bé nằm trên bàn, trên ghế hay trên bất mặt phẳng nào khác. Với những bé hiếu động có thể luồn lách hay vặn vẹo mẹ cần phải chú ý đặc biệt.
Luôn luôn cột dây an toàn khi bé nằm trong xe đẩy hoặc xích đu mặc dù có thể trông dây an toàn là hơi to so với bé. Dây an toàn được thiết kế để giữ em bé của mẹ an toàn. Nếu xe đẩy của mẹ được thiết kế có một vòng đeo cổ tay, hãy luôn đeo nó.
Mẹ nên làm quen với các dụng cụ hay đồ đạc được thiết kế cho bé. Dành thời gian đọc hướng dẫn sử dụng và lắp ráp. Tránh tối đa trường hợp một tay giữ em bé đang khóc, tay kia thì loay hoay với một chiếc xe nôi bằng hơi trong khi mắt lại đọc hướng dẫn sử dụng. Việc giữ an toàn cho bé luôn là ưu tiên hàng đầu trong lúc này.
>> Tham khảo thêm: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Chơi đùa và giao tiếp
Hãy tập cho bé nằm sấp mỗi ngày vì điều này sẽ giúp bé phát triển cơ cổ và cơ lưng. Bé có thể không thể chịu được lâu ở tư thế này vì vậy mỗi ngày nên tập một ít.
Hãy chơi nhạc và tập cho bé làm quen với âm thanh. Mẹ không cần thiết phải đi nhón chân quanh nhà khi bé ngủ vì điều này có thể làm cho bé trở nên nhạy cảm với tiếng ồn. Bé cần phải học cách thích nghi với những tiếng ồn trong nhà vì đó là một phần của cuộc sống.
Từ khi chào đời đến một tháng tuổi, thể trạng và chức năng cơ thể của con có sự thay đổi lớn không ngờ. Hãy cùng Huggies tìm hiểu xem con có những thay đổi gì và học được những kỹ năng nào trong chuyên mục Chăm sóc bé trên website huggies.com.vn.
>> Tham khảo thêm:
Những vấn đề sức khỏe của trẻ 1 tháng tuổi
Sau 1 tháng chào đời, em bé vẫn còn rất non nớt, chỉ cần những biểu hiện bất thường của bé cũng khiến cho ba mẹ “đứng ngồi không yên”.
Một vấn đề có thể kể đến đó là hiện tượng bé hay quấy khóc. Nhiều ba mẹ nghi ngờ con mình đang bị hội chứng colic hay còn gọi là trẻ khóc dạ đề. Lời khuyên cho phụ huynh là hãy bình tĩnh và theo dõi các triệu chứng ở trẻ. Một số dấu hiệu sau có thể nhận biết bé bị hội chứng colic hay không:
- Bé co đầu gối lên gần phía ngực
- Khi khóc, mắt bé mở to hoặc nhắm thật chặt
- Bụng của bé cứng
- Nếu theo dõi kỹ, ba mẹ còn nhận ra bé có thể nín thở trong khi khóc
- Thời gian khóc rất nhiều với tần suất 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày một tuần và kéo dài tối thiểu 3 tuần
Do bé còn quá nhỏ nên các phương pháp giao tiếp còn hạn chế. Bé chỉ biết diễn đạt ý của mình thông qua việc cười và khóc. Một số trường hợp bé sẽ khóc như bé đòi bú, tã của bé bị ướt và cần thay mới, bé muốn được mẹ ôm,... Bên cạnh đó, không phải trẻ sơ sinh nào khóc cũng là biểu hiện của bệnh tật, thậm chí, việc bé khóc còn cho thấy sức khỏe của bé đang rất tốt.
Nếu trẻ chỉ ọ ẹ mà không khóc, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để khám và tìm ra lý do vì sao trẻ lại như vậy. Ba mẹ cũng cần chú ý việc giữ vệ sinh cho bé để phòng bệnh như rửa tay trước và sau khi thay tã hay chăm sóc cho bé, giữ cho bé tránh xa các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên theo dõi kỹ tình trạng ho của bé để có được nhận định chính xác nhất về sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng cần khám sức khỏe và chủng ngừa một số bệnh. Ba mẹ nên dành thời gian đưa con mình đến các trung tâm y tế để tiêm phòng nhé.
>> Tham khảo: Lịch tiêm chủng cho bé đầy đủ từ 0-10 tuổi bố mẹ cần lưu ý
Về cảm xúc của mẹ
Đôi lúc mẹ sẽ cảm thấy đuối và muốn khóc. Năng lượng mà mẹ dự trữ trong quá trình mang thai bắt đầu cạn và đây là thời điểm mẹ cảm thấy rất mệt mỏi. Lời khuyên thông thường là hãy cố gắng ngủ cùng với bé. Đừng cố tranh thủ lúc bé ngủ để làm chuyện khác vì nó sẽ làm mẹ kiệt sức.
Tự chăm sóc bản thân
Đừng bỏ lơ việc chăm sóc bản thân. Tắm rửa, thay quần áo sạch, đánh răng, làm tóc sẽ làm tinh thần mẹ phấn chấn hơn. Nhiều bà mẹ thỉnh thoảng mặc kệ bé khóc để làm nốt phần việc còn dang dở bởi vì họ biết rằng mặc dù khóc nhưng bé vẫn an toàn trong nôi. Dành thời gian nghỉ ngơi và làm điều gì đó cho chính bản thân sẽ làm thay đổi đáng kể nhận thức của mẹ và đem lại cho mẹ nguồn năng lượng mới để chăm sóc bé.
Mẹ cần ngủ
Hãy tập ngủ vào ban ngày ngay cả khi mẹ không quen, mặc dù giấc ngủ chẳng phải là tất cả và cũng chẳng thể giải quyết mọi vấn đề. Nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể, đọc tạp chí hay đơn giản là không làm gì cả để bảo toàn năng lượng. Tất cả những cặp bố mẹ nuôi con nhỏ đều bị gián đoạn giấc ngủ về đêm. Trẻ sơ sinh không biết và cũng không thể đáp ứng nhu cầu ngủ ban đêm của bố mẹ vì bé vẫn chưa có đồng hồ sinh học ổn định...
Các mối quan hệ của mẹ
Đây là quãng thời gian bận rộn vì vậy chỉ nên dành một ít thời gian để duy trì các mối quan hệ. Cố gắng sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên và cũng đừng cảm thấy có lỗi nếu mẹ có quá ít thời gian dành cho đối tác cũng như bạn bè. Hầu hết những người hiểu biết đều biết rằng mẹ bận bịu với em bé như thế nào.
>> Tham khảo:
- Các tuần khủng hoảng Wonder Week của trẻ và cách vượt qua
- Sự phát triển của bé 3 tháng tuổi, bé làm được những gì?
Ba mẹ đừng quên xem các bài viết liên quan tại mục Chăm sóc bé hoặc đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia của Huggies để được giải đáp thắc mắc.
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/baby/1-month-old-baby
- https://www.parents.com/1-month-old-baby-milestones-and-development-8574814
- https://www.babycenter.com/baby/month-by-month/1-month-old-baby-milestones-and-development_1077
Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:
tã dán sơ sinh Huggies, Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum
Câu hỏi thường gặp
Trẻ 1 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường uống khoảng 35 - 60ml/cữ và mỗi ngày uống từ 6 - 8 cữ.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?
Bé trai 1 tháng tuổi thường nặng 4,5 kg và dài khoảng 54cm, bé gái 1 tháng tuổi nặng khoảng 4,2kg và dài khoảng 53cm.