Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Mách mẹ cách nấu bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi thơm ngon

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thời điểm lý tưởng để bắt đầu cho bé ăn dặm là khi trẻ đạt khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng, sự phát triển của từng trẻ, bé có thể bắt đầu cho con ăn dặm sớm từ 4 tháng tuổi, Vậy trẻ 4 tháng ăn dặm được không? Ăn dặm như thế nào là đúng? Dưới đây, Huggies sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn cũng như hướng dẫn cách nấu bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi thơm ngon, dễ làm, con đủ chất

>> Tham khảo:

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ sơ sinh nên bắt đầu ăn thức ăn đặc khi được 4-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng để bắt đầu là khi trẻ đạt 6 tháng. Vậy, trẻ 4 tháng tuổi có thể ăn dặm được chưa?

Thực tế, việc bắt đầu cho bé ăn dặm sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của mỗi bé. Bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết xem bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:

  • Bé có thể giữ đầu thẳng và thường xuyên ngẩng cao đầu
  • Bé thể hiện sự thích thú khi thấy đồ ăn
  • Bé có thể ngồi dậy được
  • Bé thường ngậm thức ăn và nuốt
  • Bé hướng môi dưới ra khi đút thức ăn
  • Bé thích thú khi nhìn người khác ăn
  • Miệng bé tóp tép như đang nhai
  • Bé hay mút tay, đưa đồ chơi lên miệng

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:

bac si

Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế thế giới, bạn nên cho bé bắt đầu ăn dặm khi bé 6 tháng tuổi. Những trẻ từ 4-6 tháng tuổi sẽ thử ăn dặm nếu bé có các dấu hiệu kể trên. Không nên cho trẻ ăn sớm hơn vì 7 lý do sau:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh để tiêu hóa tốt các thức ăn dặm, dễ rối loạn tiêu hóa
  • Thận chưa đủ sức lọc
  • Bé dễ bị sặc nghẹn gây viêm nhiễm đường hô hấp
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng vì khi ăn dặm bé sẽ giảm uống sữa lại
  • Dễ ăn quá đà
  • Tổn thương dạ dày
  • Bé chậm lớn: do không hấp thu được hết các dưỡng chất từ thức ăn…
bac si

>> Tham khảo:

Bé 4 tháng tuổi có thể ăn dặm tùy vào sự phát triển của trẻ

Bé 4 tháng tuổi có thể ăn dặm tùy vào sự phát triển của trẻ (Nguồn: Huggies)

Bé 4 tháng ăn dặm như thế nào là đúng?

Ăn dặm là một bước ngoặt lớn đối với mỗi em bé và đây cũng là thời điểm mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho con, cùng với những công thức chế biến đa dạng và bổ dưỡng. Dù mẹ chọn phương pháp ăn dặm nào, cũng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản dưới đây để đảm bảo bé có một chế độ ăn dặm khoa học và lành mạnh.

1. Ăn thức ăn từ loãng đến đặc

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc. Vì bữa ăn chính trong giai đoạn đầu đời của bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, mẹ nên cho bé ăn thức ăn có độ loãng nhất định để giúp bé dễ tiêu hóa và tránh bị nghẹn.

Khi bé đã dần quen với việc ăn dặm, mẹ có thể tăng độ đặc của thức ăn, từ các món cháo loãng, bột xay nhuyễn đến thức ăn có độ thô hơn, như cơm nhão, cơm lợn cợn, và cuối cùng là cơm hạt. Điều này giúp bé làm quen dần với việc ăn thức ăn thô, hỗ trợ phát triển cơ hàm và hệ tiêu hóa.

>> Tham khảo:

2. Ăn từ ít đến nhiều

Ở giai đoạn đầu, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng thức ăn nhỏ, khoảng 1 muỗng/ ngày, rồi tăng dần số lượng theo thời gian. Mẹ không cần quá lo lắng về việc bé ăn ít hay nhiều vì đây là giai đoạn bé tập làm quen với thức ăn mới. Hơn nữa, mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều, vì dễ khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

3. Ăn từ ngọt sang mặn

Để giúp bé dễ dàng thích nghi với các loại thức ăn mới, mẹ nên bắt đầu cho bé ăn từ các món có vị ngọt nhẹ, như bột ăn dặm từ củ quả xay nhuyễn kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Những thực phẩm này có hương vị gần giống sữa mẹ, sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu và thích thú hơn khi ăn dặm. Sau một thời gian, mẹ có thể giới thiệu các món ăn mặn như bột mặn từ thịt, cá, trứng, tôm… Tuy nhiên, mẹ cần chọn thực phẩm tươi ngon và chú ý với hải sản, vì có thể gây dị ứng cho bé.

>> Tham khảo: 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt được khuyên dùng

4. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính

Mặc dù cho bé ăn dặm là cần thiết, nhưng trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Mẹ nên duy trì việc cho bé bú sữa mẹ thường xuyên, không nên thay thế bữa bú bằng thức ăn dặm quá sớm hoặc quá nhiều. Sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng và sức đề kháng thiết yếu, vì vậy mẹ cần đảm bảo bé không giảm lượng sữa bú trong ngày để hỗ trợ sự phát triển toàn diện.

>> Tham khảo:

Nguyên tắc ăn dặm bé 4 tháng ăn dặm

Nguyên tắc ăn dặm bé 4 tháng ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Cách nấu bột ăn dặm cho bé thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng

Mẹ có thể nấu bột ăn dặm cho bé từ bột gạo xay, với tỷ lệ nước và bột tùy theo khả năng hấp thụ của mỗi bé. Dưới đây là bảng tỷ lệ và định lượng bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi:

Tuổi của bé

Tỷ lệ bột và nước

Định lượng bột

Lượng nước

4 tháng tuổi

1:12

20g

250ml

6 tháng – 7 tháng tuổi

1:10

25g

250ml

8 tháng11 tháng tuổi

1:8

30g

250ml

Cháo cấp đông

1:5

50g

250ml

Khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ cần dùng 2/3 lượng nước sôi để khuấy bột. Phần nước còn lại có thể khuấy với thực phẩm bổ sung trước khi nấu, giúp bột mềm, mịn và không bị vón cục. Nếu mẹ bận rộn, có thể nấu sẵn bột ăn dặm cho cả tuần và bảo quản trong tủ lạnh bằng cách cấp đông

1. Cách nấu bột ăn dặm cho bé: Bột gạo sữa

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 10g
  • Sữa bột: 20g
  • Nước: 200ml (nước nguội)

Các bước thực hiện:

  • Cho 200ml nước lọc và 10g bột gạo/bột ăn dặm vào nồi, khuấy đều cho bột tan. (Lưu ý không dùng nước ấm, vì nước nóng có thể làm bột bị vón cục).
  • Bật lửa to và khuấy đều tay để bột không bị vón cục. Khi bột sôi lăn tăn, vặn nhỏ lửa và tiếp tục nấu khoảng 7-10 phút. Nếu sử dụng bột ăn dặm, mẹ chỉ cần nấu từ 3 – 5 phút là bột đã chín.
  • Đổ bột ra bát, để nguội khoảng 40-50 độ C. Sau đó, cho 20g sữa bột vào trộn đều cho đến khi mịn.

Bột gạo sữa ăn dặm cho bé bổ dưỡng

Bột gạo sữa ăn dặm cho bé bổ dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo: Bột ăn dặm cho bé: Bột gạo cà rốt

2. Làm bột ăn dặm cho bé: Cải bó xôi và khoai mỡ

Nguyên liệu

  • Một vài lá cải bó xôi tươi
  • 10g khoai mỡ
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch cải bó xôi, sau đó thái nhỏ.
  • Gọt vỏ khoai mỡ, cắt khúc.
  • Hấp chín khoai mỡ và cải bó xôi, sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
  • Lọc qua rây để hỗn hợp mịn.
  • Trộn đều hỗn hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức.

>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi kiểu Nhật và truyền thống trong 30 ngày

Cải bó xôi và khoai mỡ là món ăn dặm rất tốt cho bé

Cải bó xôi và khoai mỡ là món ăn dặm rất tốt cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

3. Cách làm bột cho bé ăn dặm: Bột thịt gà, rau ngót

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 10g
  • Rau ngót: 20g
  • Thịt ức gà: 20g
  • Dầu ăn dặm

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch rau ngót, xay nhuyễn.
  • Thịt gà rửa sạch, thái miếng nhỏ, xay nhuyễn và khuấy đều với 30ml nước lọc.
  • Hòa tan bột gạo với một ít nước để bột không bị vón cục khi nấu.
  • Đun hỗn hợp thịt gà cho đến khi sôi, rồi cho bột gạo vào khuấy đều cho đến khi bột chín.
  • Cho ra bát, thêm 1 thìa cà phê dầu ăn và trộn đều.

>> Tham khảo: Cách nấu bột rau dền trứng gà cho bé ăn dặm dinh dưỡng

Bột thịt gà, rau ngót tốt cho sức khỏe của bé

Bột thịt gà, rau ngót tốt cho sức khỏe của bé (Nguồn: Sưu tầm)

4. Cách nấu bột ăn dặm cho bé: Bột bí đỏ

Nguyên liệu:

  • 20g bí đỏ
  • 1/2 chén cháo
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ

Các bước thực hiện:

  • Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ và đem hấp chín.
  • Khi bí đỏ chín mềm, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với cháo.
  • Đun sôi hỗn hợp trên, sau đó tắt bếp.
  • Để bột nguội khoảng 40-50 độ C, rồi pha thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ vào để tăng hương vị. Lưu ý không cho sữa vào khi bột đang nấu để tránh mất dưỡng chất.

>> Tham khảo: Món ngon cho bé: Súp đậu xanh bí đỏ

Bột bí đỏ ăn dặm giúp tăng cường sức đề kháng cho bé

Bột bí đỏ ăn dặm giúp tăng cường sức đề kháng cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

5. Cách làm bột ăn dặm cho bé: Bột Hà lan, cà rốt

Nguyên liệu:

  • Cà rốt: 20g
  • Đậu Hà Lan (tách hạt): 1 thìa
  • Bột gạo: 10g
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch đậu Hà Lan, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Hấp chín đậu và cà rốt cho mềm, sau đó cho vào máy xay nhuyễn với 50ml nước. Lọc qua rây mịn để hỗn hợp mịn.
  • Pha bột gạo với khoảng 100ml nước lọc, đun sôi trong nồi, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi bột chín và sánh lại.
  • Cho hỗn hợp đậu Hà Lan và cà rốt vào nồi bột, khuấy đều. Khi bột sôi trở lại, tắt bếp.
  • Để bột nguội khoản 40-50 độ C, sau đó thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ, khuấy đều cho đến khi đạt độ loãng mong muốn.

>> Tham khảo: [TỔNG HỢP] TOP 13+ bột ăn dặm cho bé từ 5 đến 7 tháng | Bé ăn NGON - ĐỦ CHẤT

Cách nấu bột ăn dặm cho bé với hà lan, cà rốt

Cách nấu bột ăn dặm cho bé với hà lan, cà rốt (Nguồn: Sưu tầm)

6. Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm: Bột khoai lang

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 10g
  • Khoai lang: 30g
  • Dầu ăn dặm
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ

Các bước thực hiện:

  • Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, luộc chín, để nguội và tán nhuyễn.
  • Cho bột gạo vào nồi, khuấy đều với 100ml nước, bắc nồi lên bếp và khuấy đều cho đến khi bột sánh lại và chín.
  • Thêm khoai lang tán nhuyễn vào, khuấy đều. Khi hỗn hợp sôi trở lại, tắt bếp.
  • Để bột nguội khoản 40-50 độ C, sau đó thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ, khuấy đều đến khi đạt độ loãng mong muốn.
  • Múc bột ra bát, thêm 1 thìa dầu ăn dặm và trộn đều, cho bé thưởng thức.

>> Tham khảo: Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng và chính xác nhất

Cung cấp vitamin, chất xơ cho bé với bột khoai lang

Cung cấp vitamin, chất xơ cho bé với bột khoai lang (Nguồn: Sưu tầm)

7. Bé 4 tháng ăn dặm: Chuối và bơ

Nguyên liệu:

  • Chuối và bơ (vừa đủ phần ăn của bé)
  • Sữa công thức hoặc sữa mẹ

Các bước thực hiện:

  • Chuối thái lát, bơ bỏ hạt và thái lát.
  • Xay nhuyễn chuối và bơ cùng 100ml nước lọc.
  • Trộn đều hỗn hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức, cho bé yêu thưởng thức.

>> Tham khảo: 13 loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và cách làm hoa quả ăn dặm cho bé

Bơ và chuối là trái cây rất tốt cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm

Bơ và chuối là trái cây rất tốt cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi nấu bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Trong quá trình nấu bột ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé:

  • Lựa chọn rau củ, trái cây tươi sạch, đảm bảo chất lượng để cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho bé.
  • Hạn chế cho bé ăn các loại trái cây như chôm chôm, dứa, sầu riêng,... vì chúng có thể gây chướng bụng, khó tiêu.
  • Nếu bé bị táo bón, nên cho bé ăn dặm với các loại trái cây thanh mát, giàu chất xơ như lê, táo, bơ,... để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Đảm bảo rau củ, trái cây được xay nhuyễn mịn, tránh những mảng lớn có thể gây hóc.
  • Không nên ép bé ăn, hãy để bé làm quen với từng loại thức ăn mới một cách từ từ.
  • Mẹ nên cho bé thử một loại thực phẩm mới trong 2-3 ngày và quan sát để xem bé có dị ứng hay không.
  • Ngoài việc nấu bột ăn dặm, mẹ có thể kết hợp phương pháp ăn dặm tự chỉ huy để giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ sớm.

>> Tham khảo:

Câu hỏi thường gặp về bé 4 tháng ăn dặm

Bé mới bắt đầu ăn dặm nên ăn bột gì?

Vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên chọn các loại bột ngọt có vị nhẹ, gần giống với sữa mẹ, cho bé làm quen và dễ tiêu hóa như bột gạo, ngũ cốc hay trái cây trộn sữa. Sau khoảng 2-4 tuần khi bé đã quen dần với việc ăn dặm, mẹ có thể bắt đầu thêm các món bột mặn vào thực đơn để đa dạng hóa khẩu phần ăn của bé.

Nấu bột cho bé để được bao lâu?

Sau khi chế biến xong bột ăn dặm cho bé, nếu mẹ muốn bảo quản để dùng dần, thì nên làm lạnh càng sớm càng tốt. Mẹ nên bảo quản bột trong vòng 1 giờ sau khi nấu xong, đặt vào ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh để giữ được độ tươi ngon và hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

>> Tham khảo: Sữa mẹ vắt ra để ngoài bảo quản được bao lâu ở nhiệt độ thường?

Cho bé ăn bột bao lâu thì ăn cháo?

Thông thường, trẻ 8 tháng tuổi có thể bắt đầu chuyển sang nấu cháo cho bé nếu đã bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Còn nếu bé bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 4, mẹ nên cho bé chuyển sang ăn cháo vào tháng thứ 7. Giai đoạn bé ăn bột thường kéo dài khoảng 2 tháng, sau đó mẹ có thể chuyển bé sang ăn cháo để giúp bé làm quen với thức ăn thô và phát triển kỹ năng nhai.

>> Tham khảo:

Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho mẹ học được những cách nấu bột ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi ngon, dinh dưỡng mỗi ngày. Nếu như mẹ có những câu hỏi hoặc thắc mắc khác, vui lòng đặt câu hỏi tại “Góc chuyên gia của Huggies” mẹ hay tham khảo chuyên mục Chăm sóc bé nhé!

Bố mẹ tìm kiếm nhiều nhất:

Huggies newborn, tã dán Huggies size s, tã dán Huggies size m, tã dán Huggies size l, tã dán Huggies size xl, miếng lót sơ sinh Huggies 100 miếng, tã quần Huggies size m, tã quần Huggies size l, tã quần Huggies size xl, tã quần Huggies size xxl, Huggies platinum, tã dán Huggies platinum, tã quần Huggies platinum

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;