Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Các món cháo cho bé 7 tháng tuổi tăng cân, dinh dưỡng, phát triển toàn diện

các món cháo cho bé 7 tháng tuổi thumb

Cách nấu các món cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm được nhiều mẹ đặc biệt quan tâm đến, bởi đây là giai đoạn quan trọng, trẻ đang chuyển từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang các loại thực phẩm rắn nhiều chất dinh dưỡng và vitamin hơn. Chính vì thế, việc lựa chọn nguyên liệu và áp dụng công thức nấu cháo phù hợp sẽ có sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây Huggies sẽ bật mí cho mẹ các món cháo cho bé 7 tháng tuổi, đảm bảo trẻ vừa ăn ngon miệng, vừa tăng cân và phát triển toàn diện.

Xem thêm:

1. Cháo gạo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Cháo gạo trắng là lựa chọn phổ biến nhất của các mẹ nuôi con theo phương pháp ăn dặm truyền thống. Ưu điểm của món cháo này là đơn giản, dễ chế biến và dễ tiêu hoá hấp thu. Bí quyết để nấu món cháo gạo nhuyễn và sánh mịn là mẹ nên lựa chọn loại gạo tẻ ngon hoặc trộn thêm gạo nếp vào với gạo tẻ.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: ½ chén
  • Nước

Các bước thực hiện:

  • Ngâm ½ chén gạo tẻ trong nước sạch ít nhất 30 phút, sau đó vo gạo sạch và để ráo nước.
  • Đem gạo rang trên lửa nhỏ đến khi chuyển sang màu nâu nhạt.
  • Tiếp đến thêm nước sao cho tỷ lệ nước bằng ít nhất 10 lần gạo rồi ninh đến khi chín nhừ. Có thể sử dụng nước hầm xương hoặc nước luộc rau củ để nấu cháo.
  • Khi cháo chín, tắt bếp rồi đổ ra tô và đợi nguội. Trước khi cho bé ăn, mẹ nên rây cháo hoặc để cháo vào máy xay nhuyễn.

Cháo trắng cho bé 7 tháng tuổi

Cháo trắng cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

2. Cháo chim bồ câu hầm hạt sen

Chim bồ câu là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của bé như vitamin A, B, E,… Đặc biệt là khi kết hợp thịt chim bồ câu với hạt sen không chỉ đem đến một món cháo giàu dinh dưỡng mà còn có hương vị thơm ngon, đậm đà khiến bé mê mẩn.

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp và gạo tẻ: 50g
  • Chim bồ câu: 100g
  • Hạt sen: 30g
  • Đậu xanh: 40g
  • Nấm hương: 20g
  • Gia vị ăn dặm

Các bước thực hiện:

  • Chim bồ câu sau khi sơ chế sạch đem đi lọc lấy thịt ở phần đùi, lườn và cánh.
  • Phần xương cho vào nồi cùng với 2 lít nước và ninh trong khoảng 20 phút.
  • Thịt chim bồ câu băm hoặc xay nhuyễn, sau đó ướp với gia vị ăn dặm trong vòng 10 phút.
  • Hạt sen rửa sạch, loại bỏ phần tâm để tránh bị đắng.
  • Nấm hương cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt hạt lựu.
  • Gạo nếp, gạo tẻ và đậu xanh vo thật sạch, ngâm với nước ấm khoảng 5 – 10 phút.
  • Cho gạo, hạt sen và đậu xanh đã sơ chế vào nồi nước xương rồi ninh nhừ trong vòng 20 phút.
  • Khi cháo đã chín, cho thịt chim bồ câu và nấm hương vào nồi, khuấy đều, đun thêm khoảng 5 phút và nêm nếm gia vị sao cho vừa với khẩu vị ăn của bé.

Cháo chim bồ câu hầm hạt sen, đậu xanh

Cháo chim bồ câu hầm hạt sen, đậu xanh thơm ngon, giàu dinh dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

3. Cháo bò bằm bí đỏ

Thịt bò và bí đỏ đều là những loại thực phẩm được nhiều mẹ lựa chọn trong thực đơn các món cháo cho bé 7 tháng tăng cân. Hai nguyên liệu này chứa nhiều chất đạm, sắt, canxi, kẽm, kali,... khi kết hợp với nhau không chỉ tạo ra món ăn ngon mà còn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Nguyên liệu:

  • Thịt bò: 100g
  • Gạo: 50g
  • Bí đỏ: 30g
  • Dầu ăn, gia vị ăn dặm

Các bước thực hiện:

  • Thịt bò rửa sạch, thái mỏng rồi băm nhỏ và ướp cùng với một ít gia vị.
  • Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ rồi mang đi hấp chín. Sau đó, cho bí đỏ chín vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước rồi ninh trong vòng 20 - 25 phút đến khi chín nhừ.
  • Khi cháo đã chín nhừ, thêm thịt bò vào đảo đều rồi nấu tiếp trong 10 phút. Sau đó cho bí đỏ xay vào khuấy đều và nấu thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
  • Cho dầu ăn dặm vào nồi cháo, đảo đều rồi múc ra cho bé ăn.

 Cháo bò bằm bí đỏ

Cháo bò bằm bí đỏ hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

4. Cháo trứng hạt sen

Trứng là một thực phẩm chứa rất nhiều chất đạm, trong khi đó hạt sen cũng chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho não bộ của trẻ. Do đó, khi kết hợp trứng và hạt sen sẽ tạo ra món ăn ngon bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể của trẻ.

Nguyên liệu:

  • Trứng gà: 1 quả
  • Hạt sen: 30g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Cà rốt: ½ củ

Các bước thực hiện:

  • Cho gạo đã ngâm nở mềm vào nồi, sau đó thêm nước rồi ninh trên lửa liu riu đến khi cháo mềm nhừ.
  • Rửa sạch hạt sen, cà rốt rồi mang đi nấu chín và xay nhuyễn.
  • Tách lấy lòng đỏ trứng gà, đánh đều tay rồi cho vào cháo, khuấy đều để không bị vón cục.
  • Tiếp tục cho thêm hạt sen, cà rốt đã xay nhuyễn vào cháo, khuấy đều và nấu thêm khoảng 10 phút là được.

Cháo trứng gà hạt sen

Cháo trứng gà hạt sen bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

5. Cháo gà nấm hương

Trong thực đơn các món cháo cho bé 7 tháng tuổi, mẹ không nên bỏ qua món cháo gà nấm hương. Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn giàu protein, chất xơ và vitamin hỗ trợ bé tiêu hóa khỏe, tăng cân, phát triển toàn diện.

Nguyên liệu:

  • Thịt gà: 100g
  • Nấm hương: 30g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Dầu ăn, gia vị ăn dặm

Các bước thực hiện:

  • Thịt gà rửa sạch, mang đi hấp chín rồi băm nhỏ và ướp cùng một ít gia vị.
  • Nấm hương gọt bỏ chân, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Sau đó vớt nấm hương ra xay nhỏ và giữ lại phần nước.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng nước luộc nấm và ninh trong vòng 20 phút đến khi chín mềm.
  • Khi cháo chín, cho thịt gà và nấm hương xay nhuyễn vào nồi đảo đều. Nếm nếm gia vị cho vừa ăn, thêm một ít dầu ăn cho bé rồi khuấy đều và tắt bếp.

Cháo gà nấm hương

Cháo gà nấm hương hỗ trợ bé tiêu hóa khỏe, tăng cân, phát triển toàn diện (Nguồn: Sưu tầm)

6. Cháo cá hồi, cà rốt

Cá hồi chứa hàm lượng lớn Omega-3 rất tốt đối với sự phát triển trí não, tăng nhận thức và khả năng ghi nhớ của trẻ. Kết hợp cá hồi cùng cà rốt - loại củ giàu vitamin A, C, E, K và khoáng chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa khỏe.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 50g
  • Cá hồi phi lê: 200g
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hành tây: ½ củ
  • Bí đỏ: 50g
  • Dầu ô liu
  • Gia vị ăn dặm

Các bước thực hiện:

  • Gạo vo sạch, ngâm trong nước khoảng 30 phút, sau đó mang đi nấu trên lửa liu riu trong vòng 20 phút đến khi chín mềm.
  • Thịt cá hồi rửa sạch, cắt thành những miếng vừa ăn rồi ướp cùng gia vị khoảng 10 phút.
  • Cà rốt, hành tây và bí đỏ sơ chế sạch, cắt thành những miếng nhỏ.
  • Đun nóng dầu oliu, cho cà rốt, hành tây và bí đỏ vào xào khoảng 5 phút, sau đó thêm cá hồi vào xào chín.
  • Khi cháo chín, cho hỗn hợp cá hồi và rau củ vào khuấy đều tay, đun lửa trong vòng 10 phút và tắt bếp.

Cháo cá hồi cà rốt

Cháo cá hồi cà rốt giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa khỏe (Nguồn: Sưu tầm)

7. Cháo lươn bí đỏ

Trong các món cháo cho bé 7 tháng tuổi không thể thiếu sự kết hợp giữa lươn và bí đỏ. Bởi đây là một món cháo có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé như protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Nguyên liệu:

  • Lươn: 100g
  • Bí đỏ: 10g
  • Hạt sen: 10g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Dầu ăn
  • Gia vị ăn dặm

Các bước thực hiện:

  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cháo trong vòng 25 phút.
  • Lươn rửa sạch, mang đi hấp rồi gỡ lấy phần thịt lươn.
  • Bí đỏ gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.
  • Hạt sen rửa sạch, bỏ phần tâm sen để cháo không bị đắng.
  • Sau đó, đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tím rồi cho thịt lươn cùng một ít gia vị vào xào chín. Hạt sen và bí đỏ mang đi hấp chín rồi tán nhuyễn.
  • Khi cháo chín, cho lần lượt lươn, bí đỏ, hạt sen vào rồi khuấy đều là hoàn thành.

Cháo lươn bí đỏ

Cháo lươn bí đỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

8. Cháo ngũ cốc

Ngũ cốc là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cũng như các khoáng chất thiết yếu cao, giúp nâng cao hệ miễn dịch đồng thời thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt hơn. Cách nấu cháo ngũ cốc khá đơn giản và được chế biến từ nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm.

Nguyên liệu:

  • Đậu nành: 200g
  • Đậu xanh: 200g
  • Đậu đen: 100g
  • Mè đen: 100g
  • Cà rốt: 30g

Các bước thực hiện:

  • Các loại hạt nhặt bỏ hạt lép và hư, sau đó rửa sạch rồi để ráo nước. Mè đen đem rây qua rồi vo sạch, vớt ra để ráo.
  • Làm nóng chảo, cho các loại đậu và hạt mè vào rang trên lửa nhỏ đến khi chín và có mùi thơm thì tắt bếp. Dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay hạt để xay thành bột.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó mang đi hấp chín và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
  • Bắc nồi lên bếp, cho ngũ cốc cùng với nước vào và đun với lửa vừa, khi sôi thì hạ lửa rồi nấu thêm 3 phút.
  • Sau khi bột chín, cho cà rốt vào, nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị của bé và tắt bếp.

Cháo ngũ cốc

Cháo ngũ cốc cung cấp hàm lượng dinh dưỡng và các khoáng chất thiết yếu cao cho cơ thể (Nguồn: Sưu tầm)

9. Cháo gà khoai tây bí đỏ

Bí đỏ, khoai tây, thịt gà là ba nguyên liệu giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, thường được các mẹ sử dụng để nấu cháo cho bé ăn dặm. Với sự kết hợp đa dạng của các thành phần, món cháo này không chỉ giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn kích thích vị giác của các bé.

Nguyên liệu:

  • Thịt gà nạc: 100g
  • Bí đỏ: 50g
  • Gạo tẻ: 70g
  • Khoai tây: 50g
  • Gia vị ăn dặm

Các bước thực hiện:

  • Thịt gà rửa sạch, mang đi luộc chín rồi lấy thịt ra xé nhỏ và giữ lại phần nước dùng.
  • Bí đỏ và khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và thái nhỏ hoặc xay nhuyễn.
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu trên lửa liu riu trong vòng 30 phút.
  • Khi cháo đã chín, thêm thịt gà xé, bí đỏ, khoai tây vào khuấy đều. Nấu tiếp 30 phút nữa rồi nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

Cháo gà khoai tây bí đỏ

Cháo gà khoai tây bí đỏ thơm ngon, kích thích vị giác của bé (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Lưu ý khi nấu cháo cho bé 7 tháng ba mẹ cần biết

Khi thực hiện cách nấu các món cháo cho bé 7 tháng tuổi, các mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau để vừa mang đến những món ăn ngon, vừa đảm bảo sức khỏe cho bé:

  • Không sử dụng các loại gia vị cho người lớn: Hệ tiêu hóa của bé 7 tháng tuổi vẫn còn yếu và non nớt, vì thế mẹ không nên sử dụng các loại gia vị dành cho người lớn khi nấu cháo ăn dặm cho bé. Thay vào đó, có thể dùng các loại gia vị ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi để món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn hơn.
  • Nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm: Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé như tinh bột, đạm, chất béo. Khi sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý thường gặp.
  • Đa dạng món ăn cho bé: Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ cần xây dựng thực đơn theo tuần, với đa dạng món ăn để làm phong phú khẩu vị của bé, giúp trẻ không nhàm chán trong việc ăn uống và cảm thấy ngon miệng hơn.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm không quá khó nên mẹ nào cũng có thể nấu cho bé thưởng thức được. Mong rằng các món cháo cho bé 7 tháng tuổi chia sẻ trên sẽ giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều công sức và thời gian cho việc nấu nướng, nhờ vậy sẽ có thêm thời gian vui chơi với bé. Ngoài việc bổ sung thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất cho trẻ, mẹ cũng đừng quên lựa chọn những dòng tã bỉm chất lượng để bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của con. Các dòng tã bỉm Huggies luôn là người bạn đồng hành cùng mẹ chăm sóc nâng niu làn da bé. Các sản phẩm HUGGIES TRÀM TRÀ, TÃ HÀN HUGGIES THIN & SOFT ® SIÊU MỎNG, TÃ CAO CẤP HUGGIES ®PLATINUM NATUREMADE,... đều được sản xuất từ các thành phần thiên lành tính, an toàn cho da. Đồng thời có khả năng thấm hút tốt, chống tràn hiệu quả, giúp bảo vệ làn da bé khô thoáng suốt ngày dài.

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;