Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

4 cách nấu cháo ăn dặm cho bé từ 4 - 18 tháng đơn giản, bé ăn ngon

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng

Cháo ăn dặm là rất quan trọng trong hành trình phát triển của bé, đặc biệt trong giai đoạn từ 4 đến 12 tháng tuổi giúp bé tuổi bổ sung chất và làm quen với thực phẩm rắn. Để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng và hứng thú với bữa ăn, mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc chọn nguyên liệu cho đến học cách nấu cháo ăn dặm. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cho mẹ về cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn. Huggies đồng hành cùng mẹ để bé yêu có những bữa ăn đầu đời thật bổ dưỡng và ngon miệng!

>> Tham khảo thêm:

Mẹ có biết:

độ tuổi bé tập ăn dặm, chuyển dần từ bú sữa sang thức ăn thường ngày thì bố mẹ sẽ phát hiện những thay đổi trong quá trình tiêu hóa của bé. Ví dụ như bé đi ngoài hay những vận động thường ngày sẽ chắc chắn, cơ thể mau lớn hơn. Do đó, thay đổi quần áo và sản phẩm chăm sóc trẻ là cần thiết. Trong đó, sản phẩm của Huggies tự tin đồng hành cùng bé từ sơ sinh cho đến khi lớn. Dòng Tã dán, tã quần cao cấp Huggies Naturemade sẽ là một lựa chọn đúng đắn cho làn da nhạy cảm của bé yêu từ 4 tháng tuổi trở lên. Thành phần vitamin E từ dầu mầm lúa mạch và không chứa hóa chất gây hại, sản phẩm được chứng nhận cực kỳ an toàn cho da bé tại viện nghiên cứu Đức. Bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi tự nhiên nhập khẩu 100% từ Châu Âu giúp nâng niu làn da non nớt của bé. Đồng thời thiết kế bề mặt 3D mỏng nhẹ, tã sẽ giúp thấm hút nhanh, khô thoáng lên đến 12 tiếng. Tã Huggies Naturemade có bảng size đa dạng từ dưới 5kg đến dưới 15kg (M, L, XL, XXL) gồm cả tã dán và tã quần cho mẹ thoải mái lựa chọn.

Thương hiệu tã, bỉm Huggies nổi tiếng còn có dòng Tã dán, tã quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên. Tinh chất tràm trà có trong tã giúp làm dịu làn da bé. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%. Tã tràm trà có kích thước từ M đến XXXL, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Mẹ cân nhắc lựa chọn hai dòng tã này cho bé yêu trải nghiệm nhé.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh (Nguồn: Huggies)

>> Tham khảo thêm: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống

Trẻ mấy tháng có thể ăn dặm chúng ta đã biết, nhưng tiến độ ăn dặm cũng phải hợp lý và tăng dần theo thời gian chứ không thể đột ngột chuyển từ sữa lỏng sang đồ ăn thô. Thời gian đầu của ăn dặm, bố mẹ nên cho bé từ loãng sang đặc, với lượng từ ít đến nhiều tăng theo mỗi tuần để bé làm quen. Bố mẹ có thể cho bé làm quen với bột ăn dặm kết hợp vị rau củ quả, sau đó sẽ thay bằng thịt, cá, tôm… Dần dần khi bé đã quen với dạng đặc, bố mẹ có thể bắt đầu với cháo, từ cháo xay nhuyễn đến cháo hạt. Khi bé có những chiếc răng sữa đầu tiên, đó là dấu hiệu bé sẵn sàng với những món ăn có thể nhai, gặm, cắn với kích thước nhỏ vừa phải.

Mẹo chuẩn bị đồ nấu cháo ăn dặm cho bé

1 - Nguyên liệu mẹ nên và không nên chọn 

  • Nguyên liệu nên chọn

Để phù hợp với các bé mới tập ăn dặm, khi dùng các loại rau có lá thì chỉ nên dùng phần lá, bỏ phần cọng và thân.

Chọn các loại củ, quả mềm và có thể nấu nhừ như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ… và các loại đậu.

  • Nguyên liệu mẹ nên hạn chế

Vì trẻ còn nhỏ và bố mẹ vẫn chưa biết được trẻ có dị ứng thức ăn nào hay không. Bố mẹ có thể cân nhắc các loại rau, củ dễ gây dị ứng thường gặp như củ lạc, lúa mì, lúa mạch, đậu nành… bằng cách:

  • Nấu riêng lẻ nguyên liệu và theo dõi phản ứng của bé với từng loại nguyên liệu.
  • Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường thì nên loại bỏ nguyên liệu đó ra khỏi thực đơn của bé.

2 - Công thức chia tỷ lệ gạo và nước hợp lý và dễ nhớ

Ở những tháng tuổi khác nhau, độ đặc của cháo sẽ tăng dần để luyện khả năng nhai cũng như làm quen với các thức ăn thô khác. Lúc này, tỷ lệ gạo - nước sao cho hợp lý và dễ nhớ nhất thì mẹ có thể tham khảo video sau:

 

Mẹ có thể chia tỷ lệ gạo nước như sau:

  • Bé 6-7 tháng tuổi: Gạo 1(g): Nước 12(ml) hay Gạo 1(g): Nước 10(ml)
  • Bé 8-11 tháng tuổi: Gạo 1(g): Nước 8(ml) hay  Gạo 1(g): Nước 6(ml)

Mẹ nên biết những mẹo nấu cháo ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ

Mẹ nên biết những mẹo nấu cháo ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm: Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng bố mẹ cần biết

Nấu cháo ăn dặm bằng bếp gas - 6 món ăn dinh dưỡng

Cháo là món ăn phổ biến được nhiều phụ huynh lựa chọn trong giai đoạn ăn dặm. Cách biến tấu thực đơn ăn dặm đa dạng với nhiều nguyên liệu và hương vị thơm ngon khác nhau, mang đến cho bé chế độ giàu dinh dưỡng.

Nấu cháo ăn dặm bằng bếp gas là một phương pháp khá tiện lợi và phổ biến cho nhiều bà mẹ bỉm sữa, bởi đa số gia đình hiện nay đều sử dụng bếp gas. Thời gian nấu cháo bằng bếp gas khoảng 30-50 phút, tùy thuộc vào cách chế biến của mẹ và chọn loại thực phẩm dinh dưỡng cho con. Đối với những món cháo có củ, xương cần thời gian ninh lâu, thời gian nấu có thể kéo dài hơn. Phương pháp này thường phù hợp với các loại thực phẩm như thịt, cá, rau củ và ngũ cốc. Cháo nấu bằng bếp gas thích hợp cho trẻ từ 6 tháng trở lên, khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm và có thể tiêu hóa được nhiều loại thực phẩm.

Dưới đây là một vài món cháo phổ biến được các mẹ bỉm có kinh nghiệm thường xuyên lựa chọn nấu bằng bếp gas. Mẹ tham khảo để có thể cân nhắc thời gian linh hoạt khi nấu cháo tại nhà cho con bằng bếp gas.

Cháo cua biển nấu rau ngót

Công thức cháo cua biển

Công thức cháo cua biển (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

 Hàm lượng dinh dưỡng
15 phút  40 phút

Dễ

Protein, chất xơ, khoáng chất

Cua biển chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sự phát triển trí não. Hơn nữa, cháo cua biển có thể kết hợp với nhiều loại rau xanh mà không ảnh hưởng đến mùi vị.

Nguyên liệu:

  • Cua biển: 1 con
  • Rau ngót: 50 gr
  • Đậu đỏ: 100 gr
  • Bột ăn dặm: 3 muỗng canh nhỏ

Cách làm:

  • Sơ chế cua biển, luộc chín và lấy phần thịt cua, gạch cua để riêng.
  • Sơ chế rau ngót: Rửa sạch và xay nhuyễn cùng ít nước. Sau đó dùng rây lọc để ép lấy nước, không lấy xác.
  • Ngâm đậu đỏ từ 3-4 tiếng, hấp đến chín sau đó xay nhuyễn.
  • Nấu cháo, cho nước luộc cua và thịt cua vào nồi đun sôi. Sau đó bỏ rau ngót trong quá trình nước sôi. Tiếp theo cho đậu đỏ xay nhuyễn và nồi, pha bột gạo với nước, vừa đổ vừa khuấy đến khi hỗ hợp sệt lại thì tắt bếp.

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, bé tăng cân nhanh

Cháo óc heo

Cách nấu cháo óc heo cho bé đơn giản, bổ dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

Cách nấu cháo óc heo cho bé đơn giản, bổ dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

20 phút

50 phút

Trung bình

Protein, chất xơ, axit béo omega-3

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: Khoảng 2-3 thìa canh.
  • Cà rốt: Một củ nhỏ, khoảng 50g.
  • Óc heo: Khoảng 50g.
  • Gừng: Một lát mỏng, khoảng 3g.
  • Muối: Một nhúm nhỏ, chỉ cần một chút để tăng hương vị.
  • Dầu mè: Khoảng 1/2 thìa canh để thêm độ béo và hương vị cho cháo.

Cách làm:

  • Vo gạo ngâm trong 2 giờ cho mềm gạo.
  • Nạo sạch cà rốt, mài nhuyễn và nấu nhừ với 1 ít nước. Hoặc mẹ có thể cắt hạt lựu sau đó đem đi hấp chín, tán nhuyễn.
  • Óc heo bỏ sạch tơ máu, ngâm nước muối. Sau khi làm sạch bỏ vát bát hấp cách thủy với vài lát gừng. Óc heo chín rồi thì mang ra tán nhuyễn.
  • Nấu cháo, khuấy cháo đều tay trong 30 phút. Khi cháo đã nhừ tới thì thêm óc heo và cà rốt, nêm dầu mè và đun cháo thêm khoảng 5 phút.

>> Tham khảo thêm: Thực phẩm cho bé - khi nào tập cho bé ăn dặm

Cháo lươn nấu cải bó xôi cho bé ăn dặm

Món cháo ăn dặm từ lươn cho bé

Món cháo ăn dặm từ lươn cho bé (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

25 phút

45 phút

Dễ

Protein, vitamin, chất xơ

Món cháo lươn thơm ngon có thêm màu xanh bắt mắt của cải bó xôi giúp kích thích sự thèm ăn của bé. Đặc biệt, cháo lươn và cải bó xôi cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp cơ thể bé phát triển tốt hơn.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 bát
  • Thịt lươn: 30gr
  • Cải bó xôi: 30gr

Cách làm:

  • Lươn sau khi mua về, bạn rửa với nước muối và chanh cho lươn ra sạch chất nhớt.
  • Sau khi đã sơ chế lươn, bạn cho vào nồi hấp chín.
  • Gỡ thịt lươn và xay hoặc băm nhuyễn. Cho vào chảo xào với hành khô và dầu ăn, nêm thêm 1 ít gia vị cho đậm đà.
  • Cháo khi đã nấu chín, bạn cho lươn đã xào, cải bó xôi xay nhuyễn vào nấu cùng, đảo đều tay tới khi rau chín.

>> Tham khảo thêm: 16 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon và tốt nhất hiện nay

Cháo ăn dặm cho bé tôm cải xanh

Mẹ có thể biến tấu nấu cháo dinh dưỡng cùng với tôm và cải xanh

Mẹ có thể biến tấu nấu cháo dinh dưỡng cùng với tôm và cải xanh (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

15 phút

30 phút

Dễ

Protein, chất xơ, axit béo omega-3

Mẹ có thể biến tấu nấu cháo dinh dưỡng cùng với tôm và cải xanh. Món cháo tôm cải xanh này vô cùng bổ dưỡng, thích hợp với những bé đang bị rôm sảy hoặc nóng trong người.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 25gr
  • Tôm: 20gr
  • Cải xanh: 10gr

Cách làm:

  • Gạo vo sạch rồi nấu thành cháo trắng đặc.
  • Tôm luộc chín, bóc vỏ rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím đã phi thơm.
  • Cải xanh rửa sạch, băm nhỏ, cho vào xào cùng tôm.
  • Khi cháo trắng chín, bạn cho hỗn hợp tôm và rau cải xanh vào đảo đều trong 2 phút, nêm một ít gia vị rồi tắt bếp.

>> Tham khảo thêm: Cách làm bánh ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi tại nhà

Cháo trứng gà bí đỏ phô mai

Cháo trứng gà bí đỏ phô mai

Cháo trứng gà bí đỏ phô mai (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

10 phút

25 phút

Dễ

Protein, vitamin, chất xơ

Nguyên liệu:

  • Bí đỏ: 50g
  • Trứng gà: 1 quả
  • Phô mai: 1 miếng phô mai dành cho bé
  • Gạo: 2-3 thìa ăn cơm

Cách làm:

  • Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, làm sạch và hấp khoảng 15 phút cho chín. Sau khi chín, lấy bí đỏ ra tán nhuyễn.
  • Tách lòng đỏ trứng gà, không lấy lòng trắng.
  • Nấu cháo, trộn đều bí đỏ với cháo khi lửa đang nhỏ. Khi cháo bí đỏ sôi, cho lòng đỏ trứng gà vào và trộn đều cho tan trứng.
  • Cháo đun được 10 phút nữa thì khuấy phô mai vào chung với cháo, để bếp thêm khoảng 3-5 phút nữa thì ngưng lửa. Nấu quá lâu sẽ làm mất dinh dưỡng của phô mai. Lúc nấu phải luôn khuấy đều tay để không bị cháy.

>> Tham khảo thêm: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Cháo gà nấm rơm

 

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

20 phút

40 phút

Dễ

Protein, vitamin, khoáng chất

Nấm rơm chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin D giúp hệ xương và tim mạch của trẻ được khỏe mạnh. Đồng thời, cháo gà nấm rơm cũng góp phần ngăn ngừa chứng tiểu đường, hen suyễn hoặc ung thư cho bé.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20gr
  • Thịt gà nạc: 50gr
  • Nấm rơm: 20gr

Cách làm:

  • Trước tiên, bạn nấu cháo cho nhuyễn và đặc.
  • Hấp chín thịt gà rồi băm nhỏ với đầu hành trắng cho thơm.
  • Nấm rơm sau khi rửa sạch cho ít nước để luộc chín rồi băm nhỏ.
  • Sau khi nồi cháo đã chín nhừ, bạn cho cho thịt gà và nấm rơm vào nấu cùng.
  • Cuối cùng, bạn nêm thêm một ít muối và đường cho nồi cháo đậm đà hơn.

>> Tham khảo thêm: Cháo cá hồi

Nấu cháo ăn dặm bằng nồi nấu cháo - 2 thực đơn bổ dưỡng

Cháo ếch rau mồng tơi

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

20 phút

40 phút

Dễ

Protein, vitamin, khoáng chất

Thịt ếch rất giàu protein và các chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ các chức năng cơ thể của bé. Chất xơ trong rau mồng tơi giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón. Cháo khi nấu với ếch và rau mồng tơi không những thơm ngon mà còn hỗ trợ sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cho bé hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 1 bát
  • Ếch: 1 con
  • Rau mồng tơi: 30gr

Cách làm:

  • Ếch sau khi được làm sạch, bạn chặt thành những miếng nhỏ, ướp với 1 ít gia vị.
  • Băm hành củ, phi cho thơm rồi cho ếch vào xào cho đến khi thịt ếch săn lại. Sau đó bạn cho một ít nước vào rồi đậy nắp, om ếch chín mềm trong lửa nhỏ.
  • Gỡ thịt ếch đã chín rồi băm nhỏ.
  • Rau mồng tơi lặt bỏ những lá sâu úa, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Bắc nồi nước lên, cho gạo vào nấu thành cháo.
  • Khi cháo đã nhuyễn thì bạn cho ếch băm, nước xào ếch và rau mồng tơi vào, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau là thành công.

>> Tham khảo thêm: Bé Không Chịu Ăn Dặm Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Do Đâu?

Cháo sườn non

Khi thức ăn được chế biến ngon, đẹp mắt và thay đổi thực đơn liên tục sẽ giúp các bé thích thú hơn trong việc ăn uống. Sau đây là cách nấu cháo cho bé ăn dặm từ sườn non đơn giản, thơm ngon kích thích vị giác cho bé biếng ăn.

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ: 20gr
  • Sườn non: 100g
  • Hành, ngò

Cách làm:

  • Sườn non mua về luộc sơ với nước, rửa lại với nước sạch rồi ninh cùng gạo trong lúc nấu cháo để tăng vị ngọt.
  • Sau khi thịt chín, bạn vớt thịt ra rồi gỡ thịt ra khỏi xương, băm nhỏ cùng một ít đầu hành trắng.
  • Rau ngót cũng băm nhỏ, sau đó bạn cho cả rau và thịt vào nồi cháo, nêm 1 ít gia vị là hoàn thành.

>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm 8 tháng cho bé tăng cân, phát triển khỏe mạnh

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Mẹ có thể nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật theo tỷ lệ gạo và nước sao cho phù hợp với từng độ tuổi. Cụ thể như sau:
  • Trẻ 5-6 tháng, bạn nên nấu theo tỷ lệ 1 gạo và 10 nước. Sau khi cháo chín hãy rây qua lưới để bớt lợn cợn rồi mới cho con ăn.
  • Trẻ 7-8 tháng tuổi, tỷ lệ hợp lý là 1 gạo và 7 nước.
  • Khi bé đạt mốc từ 9 đến 11 tháng tuổi, mẹ có thể tuân theo tỷ lệ 1 gạo và 5 nước.

Cách nấu cháo cho thực đơn bé ăn dặm kiểu Nhật đơn giản

Cách nấu cháo cho thực đơn bé ăn dặm kiểu Nhật đơn giản (Nguồn: Sưu tầm)

Cách nấu cháo cho thực đơn bé ăn dặm kiểu Nhật đơn giản được thực hiện như sau:

  • Trước tiên, bạn hãy vo gạo với nước, lưu ý không nên vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi các chất bổ dưỡng.
  • Cho gạo và nước vào nồi theo đúng tỷ lệ 1:10, 1:7 hoặc 1:5.
  • Ngâm gạo trong nồi trong từ 30 đến 60 phút để gạo hút đủ nước, nhanh nhừ và cháo ngon hơn.
  • Cho nồi lên bếp, khi cháo bắt đầu sôi thì cho lửa thật nhỏ để cháo sẽ không bị tràn ra ngoài, sau đó đun trong lửa vừa tầm 40 phút cho cháo nhừ.
  • Tắt bếp, đậy kín vung và ủ cháo thêm 15 phút nữa sẽ chín ngon hơn.

Bạn có thể kết hợp nấu cháo cùng với các nguyên liệu rau củ quả khác nhau để vừa tăng thêm độ dinh dưỡng vừa đa dạng thực đơn cho bé.

>> Tham khảo thêm: 

Tùy vào độ tuổi mà mẹ có thể điều chỉnh tỷ lệ gạo nước khi nấu cháo ăn dặm cho bé kiểu Nhật

Tùy vào độ tuổi mà mẹ có thể điều chỉnh tỷ lệ gạo nước khi nấu cháo ăn dặm cho bé kiểu Nhật (Nguồn: Sưu tầm)

Nấu cháo ăn bằng bình giữ nhiệt - 2 thực đơn đơn giản, dễ ăn

Bình giữ nhiệt là một lựa chọn tuyệt vời cách nấu cháo cho bé ăn dặm. Với cấu trúc 2 - 3 lớp bao gồm lớp trong cùng làm bằng inox 304 an toàn cho sức khỏe. Lớp giữa là phần chân không cách nhiệt rất tốt và lớp vỏ ngoài của bình thường sử dụng inox, nhựa cao cấp hoặc tre đảm bảo giữ được nhiệt độ lâu. Vì vậy sẽ không gây ra sự biến đổi nhiệt độ đột ngột, giúp cháo được nấu chín đều, mềm ngon. Dưới đây là 2 món cháo đơn giản nhất được nấu bằng bình giữ nhiệt

Cháo trắng

Nấu cháo trắng bằng bình giữ nhiệt (Nguồn: Sưu tầm)

Nấu cháo trắng bằng bình giữ nhiệt (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

5 phút

10 phút

Dễ

Protein, chất xơ

Nguyên liệu:

  • Gạo trắng: 1 phần (khoảng 1/2 cup)
  • Nước: 4 phần (khoảng 2 cups)

Cách nấu:

  • Vo gạo sạch để loại bỏ bụi và cặn an toàn cho con.
  • Đặt gạo và nước vào bình giữ nhiệt theo tỉ lệ 1 phần gạo đến 4 phần nước.
  • Đậy nắp kín và để trong bình giữ nhiệt. Thời gian thường từ 6-8 giờ hoặc qua đêm.
  • Trước khi sử dụng, trộn đều cháo và kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn.

Cháo thịt bò bằm

Mẹ nấu cháo thịt bò bằm để linh hoạt món cho bé ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ nấu cháo thịt bò bằm để linh hoạt món cho bé ăn dặm (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

15 phút

30 phút

Dễ

Protein, Vitamin B6, B12, Magie và kẽm 

Nguyên liệu:

  • 1/4 cốc gạo lứt hoặc gạo nếp
  • 2 cốc nước hoặc nước dùng từ thịt bò
  • 50g thịt bò bằm nhuyễn
  • 1/4 cà rốt, băm nhỏ
  • 1/4 củ khoai tây, băm nhỏ

Cách nấu:

  • Rửa sạch gạo và để ráo nước.
  • Đặt gạo, thịt bò bằm, cà rốt và nước vào bình giữ nhiệt theo tỉ lệ 1:4
  • Đậy nắp kín và để trong bình giữ nhiệt khoảng 6-8 giờ.
  • Trước khi dùng, trộn đều cháo và kiểm tra nhiệt độ.

Nấu cháo trắng ăn dặm rây

Mẹ nấu cháo ăn dặm bằng rây cho con ăn dặm giai đoạn đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹ nấu cháo ăn dặm bằng rây cho con ăn dặm giai đoạn đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Thời gian chuẩn bị

Thời gian chế biến

Độ khó của món

Hàm lượng dinh dưỡng

10 phút

15 phút

Dễ

Protein, Vitamin B6, B12, Magie và kẽm 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo lứt hoặc gạo nếp: 1/4 chén.
  • Nước: 2 chén.
  • Dầu ăn bổ sung cho bé: 1/2 thìa cà phê.

Hướng dẫn:

  • Vo gạo thật sạch để loại bỏ bụi và cặn.
  • Đun nước trong nồi đến khi sôi. Sau đó, thêm gạo vào nồi và đảo đều. Khi nước sôi trở lại, giảm lửa xuống nhỏ và để nước sôi nhẹ trong khoảng 15-20 phút. Sau đó mẹ đảo đều để tránh cháy đáy.
  • Nếu bé vẫn còn nhỏ và chưa thể ăn thô được, bạn có thể xay hoặc rây cháo sau khi đã nấu mềm.
  • Nếu muốn chút dầu để tăng cường hương vị và giúp bé hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, bạn có thể thêm 1/2 thìa cà phê dầu ăn dành cho bé vào cháo trước khi tắt bếp.
  • Trước khi cho bé ăn, hãy đảm bảo cháo đã nguội đủ để bé có thể ăn an toàn.

5+ sai lầm thường gặp trong cách nấu cháo cho bé ăn dặm 4-12 tháng

  • Nấu cháo chỉ bằng nước hầm xương: Nước hầm xương sẽ không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, mà bố mẹ nên bổ sung với thịt, cá, rau củ để bé nạp vào cơ thể.
  • Đổ nước lạnh vào nồi đang hầm, ninh xương: Khi xương trong nhiệt độ cao mà thêm nước lạnh vào sẽ làm các protein, chất béo đang ở trong nồi mất đi. Nước lạnh cũng khiến xương và thịt không nhừ, mùi vị không ngọt và chất lượng nồi xương giảm.
  • Sử dụng quá nhiều gia vị: Cho trẻ bắt đầu ăn dặm với những món ăn thanh đạm, hương vị tự nhiên từ rau củ, thịt, tôm… sẽ mang lại hiệu quả dinh dưỡng cao mà không ảnh hưởng đến sự phát triển các cơ quan nội tạng khi quá mặn, quá ngọt.

>> Tham khảo thêm: Có nên cho trẻ ăn hạt nêm? Cách làm hạt nêm cho bé an toàn

  • Đảo thức ăn liên tục: Cháo ăn dặm của bé nếu khuấy nhiều mà không đều sẽ làm thức ăn nhão, nát và giảm chất lượng. Điều này cũng giảm cơn thèm ăn khiến bé biếng ăn, bỏ ăn.
  • Dùng sữa và cho vào chung với các loại thức ăn khác: Các loại sữa cho trẻ sơ sinh sẽ giúp món ăn thêm một chút béo và ngọt, hơn nữa còn mang lại nhiều chất dinh dưỡng, tạo ra cách nấu cháo sữa cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, nếu nấu sữa quá lâu và quá nóng thì sẽ làm protein và vitamin trong sữa không còn tác dụng. Sữa nên nấu ở công đoạn cuối cùng, sau khi đã nấu xong bột, gạo, rau củ, tôm thịt…
  • Không cho dầu ăn vào cháo ăn dặm: Khi nấu cháo, nếu mẹ thêm 1-2 muỗng canh dầu ăn sẽ giúp bé bổ sung chất béo. Đặc biệt là các loại dầu ăn thực vật, dầu mè, dầu cá hồi
  • Nấu một nồi cháo nhiều lần: Việc đun sôi nhiều lần sẽ làm cháo mất đi chất lượng dinh dưỡng so với lần đầu.

Những hiểu lầm thường gặp khi nấu cháo ăn dặm con trẻ sơ sinh

Những hiểu lầm thường gặp khi nấu cháo ăn dặm con trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Với những hướng dẫn chi tiết về cách nấu cháo cho bé ăn dặm cho bé từ 4 - 12 tháng tuổi, hy vọng mẹ đã có thêm kiến thức và sự tự tin để chuẩn bị những bữa ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho con yêu. Hãy luôn lắng nghe và quan sát bé để điều chỉnh thực đơn phù hợp, giúp bé phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, bạn đừng quên tham khảo thực đơn của bé tại Huggies cũng như gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp thắc mắc trong quá trình Chăm sóc bé.

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều:

tã dán Huggies size Mbỉm dán Huggies, tã dán Huggies size Lbỉm dán Huggies tràm trà size XLtã dán Huggies size XXLtã quần Huggiestã quần Huggies size Ltã quần Huggies size Mtã quần Huggies size XLtã quần Huggies tràm trà size XXL

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;