Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Khi nào tập cho bé ăn dặm?

Khi nào tập cho bé ăn dặm?

Giữa 4 đến 6 tháng tuổi, nhất là lúc gần 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm, và sau đây là những lời khuyên khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn này. 

Cho bé tiếp xúc với ăn dặm thế nào?

Giữa 4 đến 6 tháng tuổi, nhất là lúc gần 6 tháng là thời điểm thích hợp nhất. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức đã cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của bé. Khoảng từ 6 tháng tuổi trở đi, nguồn chất sắt bé trữ từ lúc trong bụng mẹ sẽ bắt đầu giảm . Đó là nguyên nhân chúng ta nên bắt đầu cho bé ăn dặm.

Đừng nóng vội mà tập cho bé ăn dặm quá sớm

Cho bé thử ăn dặm là một thử thách với hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện của bé (đa số hệ tiêu hoá các bé đều chưa hoàn thiện cho đến 6 tháng tuổi) cũng như sẽ ảnh hưởng nguồn sữa mẹ. Thêm một nguyên nhân nữa là có thể tăng khả năng dị ứng thực phẩm và việc tiếp xúc với nhiều vi khuẩn dễ làm cho bé bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hoá.

Đa số ba mẹ đều sớm nhận ra cho bé bú sữa thật là thuận tiện biết bao. Nên cũng có nhiều người có xu hướng trì hoãn thời điểm bắt đầu ăn dặm của bé.

Bạn đừng chờ quá lâu

Các nghiên cứu cho thấy thức ăn dặm không có lợi cho bé trước 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn cho bé ăn dặm quá trễ, bé có thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là nhu cầu sắt và kẽm của bé thì tăng mà nguồn cung cấp từ sữa mẹ lại giảm. Một số vấn đề khác có thể gặp như thử thách hệ miễn dịch và giảm sự phát triển vận động, như kỹ năng nhai chẳng hạn.

Lần đầu tiên bé sẽ ăn bao nhiêu?

  • Từ lúc bé thử ăn dặm cho đến lúc bé ăn được 10ml mỗi ngày (hơn 2 muỗng cà phê) là một tháng, và bạn sẽ mất thêm khoảng một tháng rưỡi để bé có thể ăn được 100ml mỗi ngày.
  • Nếu bé bắt đầu ăn dặm từ quá sớm thì khoảng thời gian này sẽ phải kéo dài hơn. Bởi vậy thời điểm 6 tháng tuổi là phù hợp nhất.

Mẹo để bé ăn dặm

  • Thức ăn nên nát, nhuyễn và mịn.
  • Giới thiệu mỗi lần một món ăn cho bé và phải đảm bảo không có đường, muối hay gia vị. Duy trì nguồn sữa cho bé giúp đảm bảo nếu có bất kỳ phản ứng nào thì nguyên nhân là do món ăn duy nhất bé vừa ăn.
  • Đổi món mới cho bé sau mỗi 3-5 ngày để bé đỡ ngán. Việc này cũng giúp giảm khả năng dị ứng cho bé và nếu có, cũng dễ nhận ra loại thực phẩm nào gây dị ứng.
  • Sau khi bé đã thử nhiều món ăn, bạn có thể thay đổi món ăn phong phú hơn để cân bằng chế độ cho bé thật tốt.
  • Bạn nên kiên nhẫn. Có khi phải sau 10 lần ăn bé mới chấp nhận được món mới.
  • Quả bơ là món được yêu thích để bắt đầu vì có nhiều chất béo tương tự như sữa mẹ. Bạn nên pha loãng bơ với sữa cho bé dễ ăn.

Thông in được cung cấp bởi Leanne Cooper – chuyên gia dinh dưỡng và là mẹ của 2 bé trai năng động – Dinh dưỡng trẻ con và em bé Sneakys

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;